Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Tiếp biến văn hóa với Trung Quốc (179 trước CN - 1858)
Ta tiếp biến văn hóa với Trung Quốc qua hai giai đoạn: giai đoạn Bắc thuộc và giai đoạn các vương triều Việt Nam độc lập
Trong giai đoạn Bắc thuộc (179 tr CN - 838) “đối đầu văn hóa” là chủ yếu. Người Trung Quốc thống trị áp đặt văn hóa Hán, người Việt chống lại để bảo vệ văn hóa gốc. Chính trong cuộc đấu tranh ấy, bản sắc Việt được mài giũa sáng tỏ hơn và tự khẳng định mạnh mẽ (Xem Kênh Taylor - THE BIRTH OF VIETNAM).
Người Việt đã tiếp biến một số khái niệm và tổ chức chính trị Trung Quốc để tạo ra một khối dân tộc gắn bó keo sơn, đặc biệt Khổng học trở thành một triết lý chính trị có hiệu quả (người Chàm sở dĩ thất bại một phần cũng do thiếu một triết lý chính trị thiết thực).
Làng xã Việt Nam cũng là nơi bảo tồn nhiều yếu tố văn hóa gốc. Tuy đối đầu văn hóa là chủ yếu thời Bắc thuộc, đối thoại văn hóa cũng diễn ra do các tầng lớp trên tiếp thụ văn hóa Hán (do chủ trương các Thái thú tiến bộ như Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp...).
Trong giai đoạn các vương triều độc lập (thế kỷ l0-19) với các nhà Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê, Mạc, Nguyễn, đối thoại văn hóa với Trung Quốc là chủ yếu tuy đối đầu vẫn tiếp tục.
Qua hai giai đoạn dài 2000 năm, tiếp biến văn hóa đã đem lại một số kết quả tích cực cho ta. Về mặt văn minh vật chất, ta đã tiếp thụ nhiều kỹ thuật (lưỡi cày sắt thay cho đồng, các nghề thủ công như dệt, in, giấy...).
Về mặt văn hóa phi vật thể, ta đã du nhập và cải biến nhiều thứ của Trung Quốc. Ta đã học chữ Hán nhưng cũng tạo ra chữ Nôm và các từ Hán - Việt. Khổng học và Phật học mang những nét Việt hóa, kể cả những thể chế, lễ nghi, tập quán gốc Trung Quốc. Làng xã là nơi chính quyền thực dân (Trung Quốc và sau này cả Pháp) không với tới, do đó là đồn lũy bảo tồn gốc dân tộc với những công trình tôn giáo (chùa, đền, đình...) dân gian.
Trong thời kỳ tiếp biến văn hóa chủ yếu với Trung Quốc, ta không nên quên hiện tượng đối thoại với văn hóa Ấn Độ.
Tiếp biến văn hóa với Trung Quốc mang tính liên tục, trực tiếp và thường qua đối đầu (chiến tranh, đô hộ), còn với Ấn Độ thì qua đối thoại (truyền giáo, buôn bán), thường gián tiếp và không liên tục. Ảnh hưởng lớn nhất của Ấn Độ là qua tôn giáo (Phật giáo Ấn Độ giáo).
Ngoài ra, cũng cần nhắc đến đối thoại văn hóa giữa 54 dân tộc ở Việt Nam, không đặt ra trong phạm vi bài này.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |