Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1 (1 điểm)
Cho đoạn văn: (1) Lão đặt xe điếu, hút. (2) Tôi vừa thở khói, vừa gà gà đôi mắt của người say, nhìn lão, nhìn để làm ra vẻ chú ý đến câu nói của lão đó thôi. (3) Thật ra thì trong lòng tôi rất dửng dưng. (4) Tôi nghe câu ấy đã nhàm rồi.
(trích Lão Hạc - Nam Cao)
a. (0,5 điểm) Em hãy tìm những danh từ có trong đoạn văn trên.
b. (0,5 điểm) Em hãy phân tích cấu tạo câu (2).
Câu 2 (1 điểm)
Cho đoạn văn: Tiếng cô lạc mất trong tiếng mưa rì rào của buổi chiều tàn buồn bã. Hôm ấy thuyền cô vắng khách. Cô đã cho thuyền đậu thêm một giờ nữa, nhưng người về vẫn không thấy một ai.
(trích Bến nứa - Thanh Tịnh)
a. (0,5 điểm) Em hãy tìm các tính từ xuất hiện trong đoạn văn trên.
b. (0,5 điểm) Em hãy tìm 1 từ trái nghĩa và 1 từ đồng nghĩa với từ in đậm trong đoạn văn trên.
Câu 3. (1 điểm)
Cho đoạn thơ sau:
Chào những ngôi trường ngói đỏ bình yên
Lấp lánh cánh đồng đang gặt đang hái
Xuôi ngược công trường những bánh xe reo
Ngọn khói con tàu như tay vẫy gọi.
(Đường ra mặt trận - Chính Hữu)
Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên và tác dụng của biện pháp đó.
Câu 4. (1 điểm)
a. (0,5 điểm) Em hãy liệt kê 5 quan hệ từ đơn mà em biết.
b. (0,5 điểm) Chọn 1 trong các quan hệ từ vừa tìm được và đặt thành câu ghép.
Câu 5. (6 điểm)
Em hãy miêu tả cánh đồng lúa chín.
Đề khảo sát Ngữ văn 6 - Đề 2Phần 1. Luyện từ và câu (4 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm)
Cho đoạn văn sau: Giữa một trái núi bốn mùa mây phủ, một mái am tranh nương nhẹ mình trên một toà đá cheo leo. Chung quanh là đất thẳm trời xa, mờ mịt vây tròn trong cảnh mông mênh của gió lộng. Ở đây trời màu biếc, đất màu lam và mùi sơn đã thơm ngạt ngào như hương bửu tọa.
(Một đêm xuân - Thanh Tịnh)
a. (0,5 điểm) Em hãy cho biết các từ in đậm trong đoạn văn trên thuộc từ loại nào?
b. (0,5 điểm) Em hãy phân tích cấu tạo của câu “Ở đây trời màu biếc, đất màu lam và mùi sơn đã thơm ngạt ngào như hương bửu tọa”.
c. (0,5 điểm) Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên.
Câu 2 (2,5 điểm)
a. (1 điểm) Em hãy sắp xếp các từ sau vào các nhóm từ đồng nghĩa và đặt tên cho nhóm từ đó: da diết, lấp lánh, tha thiết, thương nhớ, lung linh, bàng bạc, sáng chói, nhớ nhung, bâng khuâng, lóng lánh.
b. (1 điểm) Em hãy nêu đặc điểm cấu tạo của câu ghép. Lấy ví dụ minh họa.
c. (0,5 điểm) Em hãy điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống của câu sau:
___________ trời mưa lớn ___________ nước ở các con sông dâng lên cao.
Phần 2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy kể lại buổi lễ bế giảng cuối cấp Tiểu học của mình.
Đề khảo sát Ngữ văn 6 - Đề 3Phần 1. Luyện từ và câu (4 điểm)
Câu 1. (1 điểm)
Bài thơ dưới đây có sử dụng các từ đồng âm. Em hãy gạch chân dưới các từ đó và giải thích nghĩa.
Bà già đi chợ cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng
Thầy bói xem quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.
Câu 2. (1,5 điểm)
Cho đoạn văn sau: Ðối với Chuồn Chuồn ( ) họ Dế chúng tôi là láng giềng lâu năm ( ) hang Dế thường ở quanh bãi và gần hồ ao ( ) Chuồn Chuồn hay đậu trên ngọn cỏ cao bên bờ nước ( ) bởi thế ( ) đã thành thói quen như bức tranh sơn thủy thì phải có núi ( ) có sông ( ) chàng Dế và chàng Chuồn Chuồn cứ mùa hè đến lại gặp nhau ở bờ cỏ, anh đậu ngọn ( ) anh nằm gốc.
a. (0,5 điểm) Em hãy điền các dấu câu vào đoạn văn rồi chép lại cho đúng chính tả
b. (1 điểm) Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên.
Câu 3. (1,5 điểm)
Cho đoạn thơ sau:
Bãi đất trống nơi đầu làng rộn rã
Khi giọt sương vẫn còn đọng trên cành
Quê tôi đấy mỗi ngày phiên tháng chạp
Rất ồn ào đẩy nhịp sống thêm nhanh.
(Chợ quê - Phạm Hùng)
a. (0,5 điểm) Em hãy tìm 1 từ trái nghĩa với từ in đậm trong bài thơ.
b. (0,5 điểm) Em hãy liệt kê các từ láy có trong đoạn thơ.
c. (0,5 điểm) Theo em, tháng chạp là tháng nào trong năm? Kể những điều em biết về tháng chạp.
Phần 2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy kể lại buổi lễ khai giảng đầu năm học lớp 6 của mình.
Đề khảo sát Ngữ văn 6 - Đề 4
Câu 1. (1 điểm)
a. (0,5 điểm) Em hãy tìm 3 từ đồng nghĩa với từ được in đậm trong đoạn thơ sau:
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
(trích Việt Nam quê hương ta - Nguyễn Đình Thi)
b. (0,5 điểm) Em hãy tìm ra cặp từ trái nghĩa có trong câu ca dao dưới đây:
Ta về ta tắm ao ta,
Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn.
Câu 2. (1 điểm)
Cho đoạn văn sau: “Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo trước. Vừa mới ngày hôm qua giời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đất ruộng, và làm ròn khô những chiếc lá rơi. Sơn và chị chơi cỏ gà ở ngoài cánh đồng còn thấy nóng bức, chảy mồ hôi.”
(trích Gió lạnh đầu mùa - Thạch Lam)
a. (0,5 điểm) Sắp xếp các từ sau thành từ ghép và từ láy: buổi sáng, mùa đông, tháng mười, nứt nẻ.
b. (0,5 điểm) Em hãy tìm ra các tính từ xuất hiện trong đoạn văn trên.
Câu 3. (1 điểm)
Cho đoạn văn sau: “Chuyến xe lửa đêm ra Bắc hôm nay có vẻ hấp tấp vội vàng như người đi trốn nợ. Thỉnh thoảng đầu xe lại thét vội giữa quãng đồng không, xa xa. Nghe như hơi thở của đêm vắng.”
(trích Chuyến xe cuối năm - Thanh Tịnh)
Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của biện pháp đó.
Câu 4. (1 điểm)
a. (0,5 điểm) Em hãy liệt kê các cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả.
b. (0,5 điểm) Chọn 1 trong các cặp quan hệ từ vừa tìm được và đặt câu.
Câu 5. (1 điểm)
Em hãy phân tích cấu tạo của câu sau: “Trước đình, sân gạch rộng đầy bóng tối và yên lặng; con sấu đá vẫn phục yên trên bệ ở ngoài, hình dáng quen thuộc quá.”
Câu 6. (5 điểm)
Tập làm văn: Em hãy miêu tả lại ngôi trường Tiểu học đã cùng em gắn bó suốt bao năm qua.
Đáp án đề thi KSCL đầu năm lớp 6 môn Ngữ vănCâu 1.
a. (0,5 điểm) Lão, xe điếu, khói, đôi mắt, người say, câu nói, lòng, câu.
b. (0,5 điểm)
- Chủ ngữ: tôi
- Vị ngữ: vừa thở khói, vừa gà gà đôi mắt của người say, nhìn lão, nhìn để làm ra vẻ chú ý đến câu nói của lão đó thôi.
Câu 2.
a. (0,5 điểm) Rì rào, buồn bã, vắng.
b. (0,5 điểm)
- Từ đồng nghĩa với từ in đậm: đau buồn, buồn chán
- Từ trái nghĩa với từ in đậm: vui tươi, vui vẻ
Câu 3.
Đoạn thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh. So sánh hình ảnh ngọn khói của tàu hỏa với những bàn tay vẫy gọi.
Sử dụng biện pháp tu từ so sánh giúp cho câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Giúp người đọc dễ dàng liên tưởng đến hình ảnh những làn khói bay lên từ đoàn tàu, rung động trong gió như những bàn tay đang tạm biệt hậu phương để tiến về phía chiến trường xa xôi.
Câu 4.
Gợi ý dàn bài:
1. Mở bài
Giới thiệu thời gian, địa điểm, hoàn cảnh mà em được ngắm nhìn cánh đồng lúa chín.
2. Thân bài
c. Kết bài
Phần 1. Luyện từ và câu (4 điểm)
Câu 1
a. (0,5 điểm) Tính từ.
b. (0,5 điểm)
- Trạng ngữ: ở đây
- CN1: trời - VN1: màu biếc
- CN2: đất - VN2: màu lam
- CN3: mùi sơn - VN3: đã thơm ngạt ngào như hương bửu tọa
(và là quan hệ từ nối 2 cụm chủ vị lại với nhau)
c. (0,5 điểm)
BPTT so sánh. So sánh mùi của sơn với mùi hương của bửu tọa.
Câu 2
a. (1 điểm)
- Cảm xúc (tình cảm): da diết, tha thiết, thương nhớ, nhớ nhung, bâng khuâng,
- Ánh sáng: lấp lánh, lung linh, bàng bạc, sáng chói, lóng lánh.
b. (1 điểm)
- Đặc điểm cấu tạo câu ghép: câu ghép là câu được tạo nên từ nhiều vế câu, mỗi vế câu có cấu tạo như 1 câu đơn có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ.
- Ví dụ: Lúc mẹ em đang nấu cơm ở trong bếp thì bố em tưới nước cho vườn rau ở sau nhà.
c. (0,5 điểm)
- Các cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả (vì nên, do nên, tại nên…)
- Các cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ giả thiết - kết quả, điều kiện - kết quả (hễ thì, nếu thì…)
Phần 2. Tập làm văn (6 điểm)
Gợi ý dàn bài:
1. Mở bài
- Giới thiệu về hoàn cảnh, thời gian, địa điểm diễn ra buổi lễ bế giảng cuối cấp Tiểu học mà em muốn kể.
2. Thân bài
a. Trước khi buổi lễ bắt đầu
- Em đến trường từ rất sớm với tâm trạng hồi hộp, bâng khuâng với nhiều suy nghĩ, cảm xúc khó tả.
- Ngôi trường có gì khác với thường ngày? (các bạn học sinh không mang theo cặp sách, thầy cô cũng khoác lên mình nhiều bộ trang phục xinh đẹp, các lớp học không rộn ràng tiếng ôn bài…)
- Ngôi trường được trang trí như thế nào?
- Khách mời đến tham dự buổi lễ gồm những ai?
b. Khi buổi lễ diễn ra
c. Kết thúc buổi lễ
3. Kết bài
Phần 1. Luyện từ và câu (4 điểm)
Câu 1 (1 điểm)
- Gạch chân dưới từ đồng âm:
Bà già đi chợ cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng
Thầy bói xem quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.
- Giải nghĩa:
Câu 2
a. (0,5 điểm)
Ðối với Chuồn Chuồn, họ Dế chúng tôi là láng giềng lâu năm. Hang Dế thường ở quanh bãi và gần hồ ao. Chuồn Chuồn hay đậu trên ngọn cỏ cao bên bờ nước. Bởi thế, đã thành thói quen như bức tranh sơn thủy thì phải có núi, có sông, chàng Dế và chàng Chuồn Chuồn cứ mùa hè đến lại gặp nhau ở bờ cỏ, anh đậu ngọn, anh nằm gốc.
b. (1 điểm)
HS chỉ ra 1 trong 2 BPTT dưới đây:
- BPTT nhân hóa: dùng đại từ nhân xưng của con người để chỉ Dế và Chuồn Chuồn (anh).
- BPTT so sánh: so sánh hình ảnh bức tranh sơn thủy có núi có sông với hình ảnh mùa hè có Dế và Chuồn Chuồn nằm trên nhánh cỏ.
Câu 3
a. (0,5 điểm) Yên tĩnh, yên lặng, thanh tĩnh…
b. (0,5 điểm) Ồn ào, rộn rã.
c. (0,5 điểm)
- Tháng chạp là tháng 12 trong năm.
- HS kể những đặc điểm tháng 12 mà mình biết (về thời tiết như rét mướt, có mưa phùn, về hoạt động như lễ Giáng Sinh, chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán…)
Phần 2. Tập làm văn (6 điểm)
Gợi ý dàn bài
1. Mở bài
- Giới thiệu về hoàn cảnh, thời gian diễn ra buổi lễ khai giảng vào lớp 6 của em.
2. Thân bài
- Trước khi buổi lễ diễn ra:
- Khi buổi lễ diễn ra:
- Kết thúc buổi lễ:
3. Kết bài
Câu 1
a. (0,5 điểm) Tổ quốc, quốc gia, giang sơn…
b. (0,5 điểm) Trong - đục
Câu 2
a. (0,5 điểm)
- Từ ghép: buổi sáng, mùa đông, tháng mười
- Từ láy: nứt nẻ
b. (0,5 điểm) đột nhiên, nắng ấm, hanh, nứt nẻ, ròn khô, nóng bức
Câu 3 (1 điểm)
Đoạn văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
So sánh dáng vẻ chiếc xe lửa đêm khi di chuyển với hình ảnh đoàn người đi trốn nợ, chúng giống nhau về tốc độ di chuyển nhanh chóng, vội vàng.
Tác dụng: Khiến cho người đọc dễ hình dung, liên tưởng về tốc độ di chuyển vội vàng, nhanh chóng của chiếc xe lửa. Đồng thời làm cho câu văn trở nên hấp dẫn hơn, sống động hơn và gợi hình hơn.
Câu 4
a. (0,5 điểm) Vì nên, do nên, nhờ mà, tại mà…
b. (0,5 điểm) Gợi ý:
- Vì thời tiết trở nên rét mướt nên mọi người mặc nhiều áo ấm hơn.
- Nhờ học hành chăm chỉ, kiên trì mà bạn Tuấn đạt được kết quả cao trong kì thi lên lớp 6.
Câu 5 (1 điểm)
- Trạng ngữ: trước đình
- Chủ ngữ 1: sân gạch - Vị ngữ 1: rộng đầy bóng tối và yên lặng
- Chủ ngữ 2: con sấu đá - Vị ngữ 2: vẫn phục yên trên bệ ở ngoài, hình dáng quen thuộc quá
Câu 6 (5 điểm)
1. Mở bài
- Giới thiệu về ngôi trường Tiểu học mà em đã cùng gắn bó suốt bao năm qua.
2. Thân bài
a. Tả khái quát:
b. Tả chi tiết: ngôi trường chia thành các khu riêng:
- Khu nhà giảng dạy và học tập:
- Khu nhà cho các hoạt động ngoại khóa:
- Khu nhà giáo viên:
- Khu nhà để xe
- Sân trường:
- Hoạt động của con người (thầy cô, học sinh, bác bảo vệ, bác lao công…)
3. Kết bài
- Nêu những tình cảm, cảm xúc của em dành cho ngôi trường Tiểu học ấy.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |