Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Một là, EU đe dọa chủ quyền của Anh: Đây là lập luận phổ biến nhất trong số những người có trí thức ở Anh, nổi bật nhất là 2 chính trị gia Đảng Bảo thủ Thị trưởng London Boris Johnson và Bộ trưởng Tư pháp Michael Gove. Trong vài thập kỷ qua, một loạt hiệp ước EU bị xem là đã chuyển lượng lớn quyền lực từ các nước thành viên sang cơ quan trung ương của EU ở Brussels (Bỉ). Nhiều quy định của EU như về cạnh tranh, nông nghiệp, bản quyền và luật sáng chế đã lấn át luật của các quốc gia thành viên.
Hai là, Anh bị nhiều quy định của EU “bóp nghẹt”: Những người phản đối EU như ông Johnson cho rằng, các quy định của EU ngày càng ngặt nghèo, chặt chẽ, thậm chí là khó khả thi và gây phản cảm khi thực thi. Ví dụ như, không được tái chế túi trà, trẻ em dưới 8 tuổi không được thổi bóng bay hay những hạn chế về công suất của máy hút bụi… “Những quy định của EU khiến nền kinh tế Anh bị mất tới 600 triệu bảng Anh (khoảng 880 triệu USD) mỗi tuần”
Ba là, đồng Euro là một thảm họa: Kể từ khi Anh gia nhập EU vào năm 1973, đã có một nhóm người có tư tưởng chống lại EU. Tuy nhiên, gần đây, số người có tư tưởng chống lại EU tăng mạnh. Đầu tháng 6/2018, nhà kinh tế Andrew Lilicon cho rằng, hiện có gần 130 nghị sĩ Đảng Bảo thủ tuyên bố muốn rời khỏi EU. Cách đây 10 năm, khó có thể tìm thấy hơn 20 người ủng hộ rời EU, trong thời điểm này tại sao người Anh lại quyết liệt ủng hộ Brexit như vậy? Câu trả lời có nhiều nhưng tựu chung là do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ năm 2008 đã làm suy yếu nền kinh tế thế giới, trong đó, các nước áp dụng đồng tiền chung châu Âu (đồng Euro) bị ảnh hưởng nhiều hơn cả; Tỷ lệ thất nghiệp tăng trên 20% ở nhiều nước như Hy Lạp và Tây Ban Nha.
Điều này đã gây ra một cuộc khủng hoảng nợ công khổng lồ và đã tác động đến nền kinh tế và đời sống của người dân Anh. Hơn 7 năm sau khi cuộc khủng hoảng nợ công bùng phát, Tây Ban Nha và Hy Lạp đang lâm vào tình trạng nợ nần chồng chất, tỷ lệ thất nghiệp trên 20%. Nhiều nhà kinh tế cho rằng, đồng Euro là thủ phạm chính gây ra tình trạng trên.
Bốn là, người nhập cư vào sinh sống ở EU tác động tiêu cực đến nước Anh: EU có quy định cho phép công dân các nước di chuyển tự do giữa các nước thuộc EU. Khu vực đồng tiền chung châu Âu gặp khó khăn về kinh tế, công nhân từ các nước EU khác như: Ireland, Italia và Lithuania đã đổ về nước Anh tìm việc làm. Những người ủng hộ Anh rời EU khẳng định, những người nhập cư đến nước Anh đã làm giảm việc làm, tiền lương của người dân địa phương, thậm chí là đã đặt gánh nặng lên các dịch vụ công của nước này.
Năm là, EU yêu cầu đóng góp hàng năm: EU không được thu thuế trực tiếp nhưng liên minh này yêu cầu hàng năm các nước thành viên đóng góp một khoản tiền cho ngân sách trung ương của EU. Hiện tại, Anh đóng góp khoảng 13 tỷ bảng Anh (bằng khoảng 19 tỷ USD) mỗi năm, tương đương khoảng 300 USD/người/năm. Mặc dù, phần lớn số tiền này được chi tiêu cho các dịch vụ ở Anh nhưng những người ủng hộ Brexit vẫn muốn nước Anh giữ lại tiền ở nước mình và Quốc hội Anh là bên quyết định cách thức chi tiêu số tiền đó, thay vì EU.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |