Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày văn hóa ở của người Việt Nam

trình bày văn hóa ở của người việt nam
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
177
1
0
Tt Tôi
27/10/2021 20:18:11
+5đ tặng

Văn hóa Việt Nam được hiểu và trình bày dưới các quan niệm khác nhau:

  • Quan niệm thứ nhất: đó là đồng nhất văn hóa Việt Nam với văn hóa của người Việt, trình bày lịch sử văn hóa Việt Nam chỉ như là lịch sử văn minh của người Việt.
  • Quan niệm thứ hai: Văn hóa Việt Nam là toàn bộ văn hóa các dân tộc Việt Nam cư trú trên mảnh đất Việt Nam, chỉ có văn hóa từng tộc người, không có văn hóa dân tộc/quốc gia.
  • Quan niệm thứ ba: Văn hóa Việt Nam là cộng đồng văn hóa dân tộc/quốc gia, đây là nền văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa dạng sắc thái văn hóa tộc người. Khái niệm dân tộc/quốc gia chỉ một quốc gia có chủ quyền, trong đó phần lớn công dân gắn bó với nhau bởi những yếu tố tạo nên một dân tộc. Quan niệm thứ ba này hiện nay đang là quan niệm chiếm số đông bởi các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý trong lĩnh vực văn hóa Việt Nam, vì vậy nội dung về văn hóa Việt Nam sẽ được trình bày theo quan niệm thứ ba, văn hóa Việt Nam theo hướng văn hóa dân tộc[1]

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Lê Văn Cường
27/10/2021 20:59:38
+4đ tặng

Qua hàng nghìn năm lịch sử của người Việt Nam, với sự phát triển từ thấp đến cao, con người đã sống qua những hình thái xã hội như bầy đàn, công xã, thị tộc,… nhưng cao hơn cả và vẫn còn tồn tại, duy trì cho đến ngày nay là đơn vị hành chính nhỏ được gọi là “làng”. Nhưng làng lại được lập lên từ tập hợp các gia đình, nhiều có tới vài nghìn hộ, ít cũng phải trên chục hộ gia đình và mỗi gia đình sống độc lập trong mỗi khuôn viên riêng. Dù ở giai đoạn nào thì mỗi gia đình đều tìm cho mình thế ứng xử trong cách sống để phù hợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội và đặc biệt là phù hợp với mô hình sản xuất nông nghiệp lúa nước đó chính là xây dựng cho gia đình những ngôi nhà.

Nhà là công trình xây dựng có mái, tường bao quanh, có cửa ra vào dùng để ở, sinh hoạt văn hoá, xã hội hoặc cất giữ vật chất, phục vụ cho các hoạt động cá nhân và tập thể của con người, và có tác dụng bảo vệ cho các hoạt động đó.

Nhà là nơi sống, làm việc, sinh hoạt của gia đình, nên nhà có ý nghĩa rất cao cả về mặt tinh thần lẫn vật chất.

Về mặt tinh thần nhà được xem là chốn trú ngụ yên ổn chở che, nâng đỡ tâm hồn con người. Khi con người thoát khỏi cuộc sống bầy đàn và trở thành sinh vật có thói quen, trạng thái nhà của một người được biết đến nhiều hơn về mặt tâm lý có thể ảnh hưởng đến hành vi, cảm xúc, và toàn bộ sức khoẻ tinh thần. Vì thế mới hình thành tâm trạng nhớ nhà khi con người rời khỏi ngôi nhà thân yêu của họ trong một khoảng thời gian nhất định.

Thực tế ngày nay, nhiều người còn xem nhà là của cải vật chất (bất động sản) và là thước đo chất lượng cuộc sống.

Nhà ở được coi là một hình thức tiêu biểu của văn hóa vật thể trước hết là về mặt kiến trúc.

Quá trình phát triển nền kiến trúc Việt Nam gắn liền với môi trường thiên nhiên và hoàn cảnh kinh tế - xã hội. Thưở ban sơ, con người đã biết sử dụng những vật liệu có sẵn như tranh, tre, nứa, lá, gỗ, đá... để làm cho mình ngôi nhà che mưa che nắng, hay để tránh thú dữ, cất giữ và bảo quản lương thực. Sau này, cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội về mọi mặt các vật liệu khác như gạch, ngói, sành, sứ... xuất hiện, bổ sung vào sự đa dạng của vật liệu xây dựng.

Nhà ở Việt Nam đa phần sử dụng kết cấu khung gỗ, kết hợp với các vật liệu bổ trợ khác như gạch, đá, ngói, đất, rơm, tre... Hệ thống kết cấu khung cột, vì kèo và các loại xà đều có quy định thống nhất về kích thước, tương quan về tỷ lệ. Trong thể loại kiến trúc này, thực sự không có sự khác biệt hoặc phân chia nhiều về kết cấu của các thể loại công trình khác nhau. Dựa trên những đặc điểm cũng như tính chất của hệ kết cấu, vật liệu mà kiến trúc nhà ở Việt Nam không tồn tại các công trình có kích thước lớn như ở các quốc gia khác.

Về phân loại, có thể chia nhà ở Việt nam thành rất nhiều loại hình như nhà trệt, nhà cao tầng, nhà tranh, nhà ngói, nhà mái bằng, nhà mái ngói, nhà ống, nhà biệt thự....nhưng tựu chung lại, theo tiến trình lịch sử phát triển nhà ở Việt Nam, nhà ở có thể được chia thành hai loại hình chính: Nhà ở dân gian và nhà ở hiện đại.

Nhà ở dân gian: Với người Việt Nam nhà ở là không gian cư trú chính, là tổ ấm gắn bó nhiều mặt của các thành viên trong quan hệ gia đình, thân tộc để từ đó mở ra quan hệ với xóm giềng, làng nước. Nhà ở cũng là nơi sinh ra, nuôi dưỡng và hình thành đầu tiên nhân cách, nơi lưu giữ và trao truyền những giá trị văn hoá của thế hệ này cho thế hệ khác, nơi tổ chức những hoạt động kinh tế và các hoạt động sống của người dân. 

Nhà ở dân gian là những công trình kiến trúc cổ truyền với bộ khung chịu lực được làm chủ yếu từ tre hay gỗ, không chỉ là nơi trú ẩn, che mưa nắng, gió bão mà còn là sự thể hiện thế ứng xử linh hoạt giữa con người với môi trường tự nhiên quanh khu vực cư trú. Sự lựa chọn kiểu dáng, kết cấu, sử dụng vật liệu cũng như bố trí, sắp xếp nội, ngoại thất các công trình kiến trúc sao cho phù hợp là sự biểu hiện một cách chân thực nhận thức, tư duy của chủ nhân về văn hoá ở; đồng thời nó còn phản ánh rõ nét quan hệ kinh tế, xã hội, quan hệ giai cấp, thói quen trong sinh hoạt, phong tục tập quán.

Trong lịch sử kiến trúc nhà ở dân gian Việt Nam thì kiểu nhà Sàn được coi là kiểu sơ khai nhất, tiền đề cho các kiểu kiến trúc về sau. Nhưng từ nhà Sàn đến nhà Đất là cả một quá trình cải biến, thay đổi các yếu tố kiến trúc cổ sơ để phù hợp với điều kiện môi trường, hoàn cảnh kinh tế, xã hội trên vùng đất mới của các nhóm dân cư(6). Nhà sàn thường được làm bằng gỗ là kiểu nhà truyền thống từ xưa đến nay ở các vùng đồng bào dân tộc hay sinh sống ở các vùng núi cao.

Nhà nền đất miền xuôi có kết cấu khung tre hay gỗ, thường làm vách và lợp bằng tranh, rạ hay ládừa nước. Một số nhà có kết cấu khung gỗ loại tốt lại thường được lợp bằng ngói, tường bao quanh bằng gạch với vì kèo gỗ. Khuôn viên nhà bao gồm nhà chính, nhà phụ (nhà ngang, nhà bếp) và chuồng gia súc cùng sân, vườn, ao, giếng hoặc bể nước và hàng rào, tường vây quanh, cổng ngõ. Nhà chính thường có số gian lẻ (1, 3 hay 5) cùng với 1 hoặc 2 chái.

 

Trong khuôn viên ngôi nhà dân gian của Việt Nam thường có một bộ phận không thể thiếu được là mảnh vườn. Đây là nơi tăng gia và cũng là nơi cải thiện môi trường sống, tạo không gian thoáng đãng cho ngôi nhà.

Nhà ở hiện đại: Cùng với tiến trình phát triển kinh tế và đô thị hoá nông thôn tại Việt Nam, một số lượng lớn di sản văn hoá vật thể như nhà ở dân gian đã và đang bị mất đi một cách nhanh chóng. Sự du nhập của văn hóa phương Tây có ảnh hưởng rất lớn đến toàn cảnh xã hội Việt Nam, nhà ở dân gian Việt đã có sự thay đổi về mặt kiến trúc và trở nên hiện đại hơn, phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế, xã hội.

Vào cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20, thể loại kiến trúc thuộc địa du nhập từ các nước phương Tây, cùng với sự xuất hiện của người Pháp tràn vào Việt nam. Loại hình kiến trúc này phát triển song song với quá trình khai thác thuộc địa của người Pháp. Do đặc điểm của riêng của điều kiện địa lý, khí hậu khác biệt nên các phong cách kiến trúc châu Âu đã phải có những chuyển biến nhất định để hòa hợp với điều kiện Việt Nam. (Hình minh họa)

Từ giữa thế kỷ 20, sau khi nước Việt Nam thoát khỏi giai đoạn thuộc địa của thực dân Pháp, thể loại kiến trúc mới được hình thành. Dựa trên điều kiện lịch sử khác biệt, kiến trúc hai miền Nam và Bắc cũng phải chịu những ảnh hưởng nhất định. (Hình minh họa)

Cùng với sự phát triển của kinh tế cũng như quá trình mở của hội nhập quốc tế sau giai đoạn đổi mới và sự du nhập nhiều luồng kiến trúc khác nhau vào Việt Nam đã hình thành nên một khuynh hướng kiến trúc mới – kiến trúc đương đại. Vào giai đoạn của mở cửa, phong cách kiến trúc này phần nhiều mang tính lai tạp sao chép các đặc điểm kiến trúc nước ngoài còn mang tính hỗn loạn.

Từ những năm đầu của thế kỷ 21 cho đến nay, trào lưu kiến trúc mới theo phong cách hiện đại đã được hình thành. Tuy chưa rõ nét nhưng đã một phần thể hiện được sự hội nhập với thế giới của kiến trúc Việt Nam. Bên cạnh các hình thức thường thấy ngoài đường phố, công năng sử dụng cũng được nghiên cứu nghiêm túc hơn, tạo tiện nghi cho người sử dụng tốt hơn.

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×