Khái niệm đất kiềmĐất kiềm là sự thay đổi đặc tính của đất trồng thường gặp hiện nay. Có trị số pH từ 7 trở lên do nồng độ ion H+ trong môi trường đất thấp. Đây là hiện tượng ngược lại với đất có tính chua. Nếu đất chua là dư lượng các hợp chất axit trong đất tăng cao thì đất kiềm là do chứa nhiều chất có tính kiềm như Canxi, Magie. Tuy nhiên so với đất chua thì đất kiềm thường ít gặp hơn. Vì quá trình canh tác nông nghiệp thường có nhiều nguyên nhân gây ra tác động làm giảm độ pH của đất thay vì làm tăng.
Trị số pH sẽ cho biết được đất có tính kiềm hay không
Nhà nông phải thường xuyên theo dõi tình hình của đất trồng để đưa ra biện pháp xử lý phù hợp. Ngoại trừ một số cây đặc thù sống được trên vùng đất chua, đất kiềm thì bất kỳ sự thay đổi nào của môi trường cũng gây ra tác động đến cây trồng. Kết quả cuối cùng sẽ làm giảm năng suất đáng kể, gây thiệt hại về kinh tế cho các hộ nông. Có thể sử dụng máy đo hoặc giấy quỳ để đo được trị số pH. Từ đó theo dõi tình hình đất trồng được chặt chẽ hơn.
Nguyên nhân gây ra đất kiềm- Do kết cấu đất: các chất có tính kiềm như Canxi, Magie, Kali khó hòa tan trong đất và bị đất giữ chặt lại.
- Do quá trình sử dụng phân bón của nhà nông không thực sự hợp lý. Chỉ tập trung vào các loại phân có tính kiềm bổ sung quá mức cho cây trồng sẽ dẫn đến dư thừa kiềm và tích tụ lại trong đất. Cây trồng phải mất thời gian dài để sử dụng hết. Khi đó cây trồng sẽ chịu ảnh hưởng từ môi trường làm giảm hiệu suất sử dụng nguồn dinh dưỡng.
- Do sử dụng vôi cải tạo không có tính toán. Vôi được biết là biện pháp hiệu quả trong cải tạo đất chua. Tuy nhiên bón quá nhiều và thường xuyên có thể làm giảm nồng độ axit do bị hòa tan đáng kể. Từ đó làm mất cân bằng độ pH của đất trồng. Vậy nên sử dụng vôi phải tùy thuộc vào các đặc tính của đất cụ thể.
Ảnh hưởng của đất kiềm Đối với cây trồngSự thay đổi của môi trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển ổn định của cây. Trường hợp đất bị kiềm sẽ gây ra hiện tượng vàng, úa ở một số bộ phận non. Đặc biệt là gây ra các bệnh thối rễ, làm chết cây. Khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây giảm sút trầm trọng. Tỷ lệ cây ra hoa, kết quả không cao dẫn tới giảm năng suất thu hoạch. Tuy nhiên đất kiềm sẽ thích hợp cho việc trồng một số cây họ Đậu.
Cây họ Đậu có thể thích ứng được với điều kiện đất kiềm nhẹ
Đối với vi sinh vậtMôi trường thay đổi sẽ ức chế khả năng sinh trưởng của vi sinh vật. Đặc biệt là các nhóm vi sinh có lợi. Điều này là không tốt cho cây trồng và quá trình sản xuất nông nghiệp. Vì vi sinh vật đóng nhiều vai trò quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của cây. Trong đó vai trò phân phân giải các chất hữu cơ, chất khó tan cho cây trồng sử dụng có ảnh hưởng lớn. Nếu không có vi sinh vật hoạt động thì cây mất đi nguồn dinh dưỡng tự nhiên. Các chất dinh dưỡng sẽ tích tụ lại trong đất, có thể bị rửa trôi gây lãng phí hoặc làm ô nhiễm môi trường xung quanh.
Cách khắc phục đất kiềm- Sử dụng các loại phân bón có chứa các nguyên tố gây axit hóa như lưu huỳnh, sắt sulfat. Các loại phân như amoni nitrat, kali sulfat, đạm clorua, supe lân đơn có tính chua sinh lý sẽ thích hợp để bón cho đất kiềm. Nhằm bổ sung hàm lượng các chất axit trong đất, hòa tan các chất kiềm. Tuy nhiên phải cân nhắc sao cho hợp lý tránh tình trạng làm phá hủy cấu trúc đất trồng.
- Sử dụng phân bón phải phù hợp và cân đối. Các loại phân hóa học thường là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đất chua, đất kiềm. Nếu có sử dụng thì lựa chọn các loại phân tổng hợp không ảnh hưởng nhiều đến độ pH của đất. Với đất có độ pH cao phải hạn chế sử dụng phân có tính kiềm mạnh.
- Lựa chọn phân bón hữu cơ thay thế là giải pháp bền vững và lâu dài để ổn định môi trường đất. Mặc dù quá trình phân giải chất hữu cơ cũng sinh ra các axit. Nhưng không có nhiều ảnh hưởng đến đất và cây trồng. Là giải pháp thân thiện với môi trường được khuyến khích sử dụng rộng rãi