Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 9
28/10/2021 20:12:55

Thuyết minh bài Truyện Kiều

2 trả lời
Hỏi chi tiết
114
1
0
Hằngg Ỉnn
28/10/2021 20:15:05
+5đ tặng

Nhà phê bình Hoài Thanh từng nhận xét về tác giả Nguyễn Du và “Truyện Kiều”: “Tuy Nguyễn Du đã sáng tạo nhân vật Thúy Kiều nhưng Kiều lại có thật với Nguyễn Du, Nguyễn Du đã sống rất lâu trong tâm tình của Kiều, đã nhập vào Kiều làm một”, giúp ta thấy tuyệt tác “Truyện Kiều” ghi dấu tâm huyết, tài năng của thi nhân.

Đại thi hào Nguyễn Du tên hiệu là Thanh Hiên, tên chữ là Tố Như. Ông xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, giàu truyền thống khoa bảng. Cơn lốc lịch sử đạp đổ lầu son gác tía đẩy ông vào cuộc sống lay lắt, tha hương suốt mười lăm năm trời. Cuộc sống đó bóp nghẹt lí tưởng nhất quán khiến ông sống giữa cuộc đời như những người dân thường. Con người thanh liêm, sống thầm lặng, khinh bỉ quan lại chỉ biết lo vinh hoa phú quý, không lo gì đến việc dân, việc nước, nay lại trực tiếp chứng kiến nỗi khổ của nhân dân nên ông có con mắt nhìn đời thông suốt sáu cõi. Những va đập cuộc đời khiến thi sĩ đồng cảm sâu xa với mọi kiếp người đày đọa, tạo nên chiều sâu tư tưởng tác phẩm “ Truyện Kiều” sau này. Vốn hiểu biết uyên bác làm cơ sở để tuyệt tác “Truyện Kiều” trở thành một viên ngọc sáng trong văn học Việt Nam về giá trị nghệ thuật.

Mộng Liên Đường cho rằng: “Những lời văn tả ra hình như có máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy, khiến ai đọc cũng phải thấm thía, ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột”. Tác phẩm ban đầu mang tên “Đoạn trường tân thanh” nhưng nhân dân gọi là “Truyện Kiều”. Áng truyện thơ lấy nội dung từ tiểu thuyết “ Kim Vân Kiều truyện” nhưng những sáng tạo của đại thi hào là rất lớn. Câu chuyện nói về mười lăm năm lưu lạc, tủi nhục của nàng Kiều sau khi gia biến, bán mình chuộc cha và em. Chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp của Nguyễn Du biến một câu chuyện tình khổ thành khúc ca đớn đau, tri âm với kẻ bạc mệnh, những điều mắt thấy tai nghe trong xã hội bấy giờ cũng đi vào trang viết của thi sĩ. “ Truyện Kiều” ngợi ca tình yêu tự do và ước mơ công lí. Mối tình Kim- Kiều dám vượt lên những ràng buộc của lễ giáo phong kiến khắt khe để thề nguyền cùng nhau, rung động đầu đời trong sáng, chân tình không chút vụ lợi. Hình ảnh nàng Kiều:

“Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”

Còn khiến mỗi chúng ta ngạc nhiên bởi Nguyễn Du khuyến khích tinh thần chủ động ấy. Giữa phường gian trá, thi nhân khắc họa nhân vật Từ Hải không chỉ thể hiện ước nguyện xã hội công lí mà nhân vật phần nào phản ánh lí tưởng của thi sĩ từng bị giam hãm. Từ Hải là ngôi sao sáng bang qua cuộc đời Kiều, giúp nàng thực hiện màn báo ân, báo oán thích đáng. Đọc “Truyện Kiều” như vọng lại tiếng khóc đau thương cho thân phận con người. Nguyễn Du từng nói:

“Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kì oan ngã tự cư”

Người cho rằng: “Chữ tài liền với chữ tai một vần” nên xoay quanh đời Kiều- người con gái tài hoa luôn phải gánh chịu bao giông tố. Tiếng khóc xót xa cho mối tình đằm thắm Kim- Kiều “đứt gánh tương tư”, mối tình tri kỉ của Từ Hải và nàng Kiều. Giọt nước mắt đắng chát khi nhân phẩm bị chà đạp, thân xác con người bị đánh đập tàn nhẫn. Sâu xa hơn, tiếng kêu khóc vang lên đòi quyền sống cho con người trong nỗi đau nhân thế. Nguyễn Đình Thi nhận định: “Truyện Kiều” là ngọn roi sắt quất thẳng vào những sự bất công, độc ác, dối trá…”, có thể xem thi phẩm là bản cáo trạng đanh thép vạch trần sự mục ruỗng, thối nát của xã hội bấy giờ. Mọi tầng lớp đều bỉ ổi bị thế lực đồng tiền chi phối từ thằng bán tơ, lũ buôn thịt bán người như Tú Bà, Bạc Bà, Bạc Hạnh, chức quan Hồ Tôn Hiến… Nguyễn Du bóc trần nhìn thẳng vào thực trạng, gọi tên những kẻ chà đạp lên quyền sống con người.

“Truyện Kiều” có sức sống trường tồn còn bởi những giá trị nghệ thuật đặc sắc. Với học vấn uyên thâm, Nguyễn Du thành công xây dựng nhân vật sinh động, cá tính. Nàng Kiều không phải nhân vật minh họa mà nàng có đời sống nội tâm, lí tưởng cao đẹp của Từ Hải cũng được khắc tạc. Với thể thơ lục bát giàu truyền thống, đại thi hào biến một tiểu thuyết thành thơ vừa mộc mạc vừa trang nhã, cổ điển. Điểm nhìn trần thuật của tác giả cũng thay đổi linh hoạt, đặt vào từng nhân vật, khiến tác phẩm không khô khan. Ngôn ngữ trong “Truyện Kiều” có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn từ bác học và dân gian tạo nên sức biểu cảm, sự trong sáng.

Nhắc đến đại thi hào Nguyễn Du, ta không thể không nhớ tới áng thiên cổ kì bút “Truyện Kiều”. Ở đó hội tụ tất cả cái tài, tấm lòng và tầm vóc của thi nhân. Những giá trị đích thực của tác phẩm còn bất tử với nền văn học Việt Nam.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Lê Văn Cường
28/10/2021 20:16:36
+4đ tặng

Cuộc đời người phụ nữ lênh đênh giữa dòng đời em trở thành đề tài cho nhiều tác giả từ xưa đến nay:

“Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”

Nguyễn Du cũng thế. Rất nhiều tác phẩm của ông đã đề cập tới vấn đề trên mặt tiêu biểu trong số đó là Truyện Kiều.

Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như hiệu Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm từ làm chức tể tướng dưới thời Chúa Trịnh. Mẹ là Trần Thị Tần người vùng Kinh Bắc. Anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng từng làm quan đam mê nghệ thuật và nổi tiếng hào hoa. Nguyễn Du sống ở cuối thế kỉ thứ 18 đầu thế kỷ 19 là thời kỳ xã hội phong kiến loạn li suy yếu, các giai cấp tranh giành địa vị chém giết lẫn nhau. Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổi ra ở khắp nơi tiêu biểu là khởi nghĩa Tây Sơn lật đổ triều đình Lê Trịnh, Nguyễn và hơn 20 vạn quân Thanh. Trong vòng 10 năm từ năm 1786 đến năm 1796 ông sống phiêu bạt trên đất Bắc. Từ năm 1796 đến năm 1802 ông về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh cho đến năm 1802 bất đắc dĩ làm quan cho triều Nguyễn. Năm 1813 đến năm 1814 ông được cử đi sứ Trung Quốc lần thứ nhất cho đến năm 1820 ông được cử đi sứ Trung Quốc lần thứ hai nhưng chưa kịp đi thì bệnh nặng và qua đời tại Huế. Nguyễn Du là một người thông minh am hiểu văn học, văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc. Ông quả là một thiên tài một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

Sự nghiệp sáng tác của ông rất đồ sộ. ông thành công trên cả hai lĩnh vực văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Văn học chữ Hán gồm ba tập thơ tiêu biểu ” Thanh Hiên thi tập”, ” Nam Trung tạp ngâm”, ” Bắc hành tạp lục”. Về văn học chữ Nôm ông có các tác phẩm tiêu biểu như ” văn tế”, ” Văn Chiêu hồn” và xuất sắc nhất là tác phẩm “đoạn trường tân thanh” hay còn gọi là “Truyện Kiều”.

“Truyện Kiều” làm một bài thơ Bông gồm 3.254 câu thơ được tác giả viết dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.

Truyện Kiều kể về Thúy Kiều là một thiếu nữ xinh đẹp là con đầu lòng của một gia đình trung lưu lương thiện sống trong cảnh êm đềm trướng rủ màn che cùng với hai em là Vương quan và Thúy Vân. Trong buổi tối du xuân nhân tiết Thanh Minh Thúy Kiều đã gặp Kim Trọng.

Giữa hai người họ thiếu nợ một mối tình đẹp. Kim Trọng đến ở nhờ nhà Thúy Kiều. Nhân trả chiếc thoa rơi hai người chủ động tự do đính ước. Trong khi Kim Trọng về quê chịu tang chú gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều đành nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình chuộc cha. Nàng bị bọn buôn người đẩy vào lầu xanh. Ở đó nàng được Thúc Sinh – một khách làng chơi cứu nhưng lại bị Hoạn Thư là vợ của Thúc Sinh ghen ghét, đánh đập. Thúy Kiều phải đến nương tựa nhờ cửa Phật. Sư Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà – kẻ buôn người nên lần thứ hai nàng bị đẩy vào lầu xanh. Ở đây nàng gặp Từ Hải hai người họ lấy nhau và Từ Hải giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến Từ Hải bị giết còn Thúy Kiều phải hầu đàn hầu rượu cho hắn, sau đó nàng bị ép gả cho viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục nàng nhảy xuống sông Tiền Đường nhưng lần thứ hai nàng phải nương tựa nhờ cửa Phật. Sau nửa năm chịu tang chú Kim Trọng trở lại tìm Kiều. Mặc dù đã lấy Thúy Vân nhưng chàng vẫn quyết định lên đường tìm Thúy Kiều. Nhờ gặp sư Giác Duyên mà họ đã gặp được nhau.

Truyện kiều thành công nhờ có giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung.

Về nội dung truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội đầy bất công là tiếng nói lên án tố cáo chế độ phong kiến xấu xa với ba thế lực bao gồm họ phát lại lũ lưu manh và đồng tiền. Truyện đã dựa vào tình hình tượng Thúy Kiều để rồi từ đó Nguyễn Du cho ta thấy được cái đen tối ngột ngạt của xã hội phong kiến Việt Nam trên con đường khủng hoảng tan rã. Những hồ Tôn Hiến, Bạc Bà, Tú Bà và Sở Khanh là sự phản ánh nghệ thuật của nhiều nhân vật lịch sử trong xã hội Việt Nam thế kỷ 18 và những con người Việt Nam bị áp bức trong xã hội xưa kia đã nhìn thấy cuộc đời mình qua tấm gương đời Kiều. Con người bị áp bức thấy ở đó tấm lòng uất hận đối với chế độ phong kiến tàn bạo. Bên cạnh đó truyện kiều còn là tiếng nói khẳng định đề cao tài năng nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống, tự do, công lý tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Nguyễn Du còn bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc với những nỗi khổ đau của người phụ nữ nói riêng và người lao động nói chung khi họ sống trong sự tàn bạo của xã hội phong kiến.

Bên cạnh đó truyện còn thành công về nghệ thuật. tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học của các dân tộc trên phương diện ngôn ngữ và thể loại. Với truyện kiều ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ. Với truyện kiều nghệ thuật đã có bước phát triển vượt bậc từ nghệ thuật dẫn truyện đến nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.

Như một thiên tài thật sự Nguyễn Du đã xây dựng lên Truyện Kiều như một đóa hoa rực rỡ của nền văn học Việt Nam. Truyện Kiều có được một sức sống lâu dài sâu sắc trong lòng người Việt Nam vì đó là một bản cáo trạng bằng thơ lên án xã hội phong kiến xấu xa tàn bạo.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo