Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nếu ai đã đọc và tìm hiểu những tác phẩm truyện của Kim Lân, chắc hẳn mọi người sẽ biết đến tôi. Tôi chính là nhân vật ông Hai trong trong tác phẩm đó. Hôm nay tôi ở đây sẽ kể lại cho mọi người nghe tất cả diễn biến tâm trạng và suy nghĩ của mình. Tôi biết Kim Lân đã làm việc này thay tôi rất xuất sắc, nhưng tôi vẫn muốn kể lại cho mọi người nghe. Tôi là một con người có lòng yêu quê hương tha thiết. Quê hương với tôi đúng là chùm khế ngọt, và với tôi quê hương cũng chỉ có một mà thôi. Tôi yêu ngôi làng nhỏ của mình, yêu con người nơi đây một cách vô tận. Với tôi, luôn có một niềm tin yêu sâu sắc vào làng chợ Dầu, về con người nơi tôi sinh ra và lớn lên. Truyện sẽ chẳng có gì cho tới khi tôi nghe tin làng tôi theo giặc. Lúc bấy giờ tâm trạng tôi như không thể kiểm soát, có cái gì mắc cứng ở cổ họng, da mặt tê rân rân,… Không phải đợi lâu nữa, ngay sau đây tôi sẽ kể hết cho mọi người nghe toàn bộ sự việc.
Ngày ấy, nghe theo Đảng, nghe theo chính sách của Cụ Hồ. Gia đình tôi cùng bao gia đình ở làng chợ Dầu phải tản cư để tránh đòn tấn công của kẻ địch, hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản. Bao nhiêu năm sống và chiến đấu trên mảnh đất quê mình. Đến cả nhắm mắt tôi cũng biết được ở đâu có có khúc sông, có giếng làng. Phải xa quê, không ở lại cùng anh em chiến đấu bảo vệ làng làm tôi cũng buồn khó tả. Tôi cũng muốn ở lại với anh em, với các chú bộ đội, đào ấp, xây hầm, quyết sống chết với thằng Tây mũi lõ, dám cướp làng, cướp nước ta. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình, mẹ nó và cả đàn con leo nhóc, tôi không thể bỏ chúng được,tôi đành đi. Nhưng tôi luôn có niềm tin dân làng mình sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ từng tấc đất cho quê hương. Tôi tự hào về làng mình lắm. Nói không phải khoe chứ làng tôi có nhiều cái hay lắm, mà tôi muốn cho mọi người biết. Tôi nói nhiều đến nỗi cụ Thứ còn biết hết, nhớ hết những điều tôi nói. Làng tôi, mọi người có biết không, có cái phòng thông tin truyền thông sáng sủa nhất vùng, chòi phát thanh thì cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy. Làng tôi nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh. Với tôi làng tôi luôn đẹp nhất, tôi tự hào về mọi thứ ở làng tôi có. Tôi luôn nói cho mọi người biết làng tôi đẹp, người dân thật thà chất phác, yêu lao động, yêu hòa bình, ghét cái bọn Tây cướp nước như thế nào, dù không súng, không đạn, chỉ cần cuốc, xẻng, gậy gộc, hay tay không chúng tôi cũng đánh.
Mọi thứ vẫn diễn ra, kháng chiến vẫn đang trường kì. Tôi mong đợi một ngày bọn Tây nó chết hết đi, dám cướp nước, cướp làng ta, làm bao kiếp khổ. Buổi trưa hôm ấy, tôi ở nhà một mình, con bé lớn thì gánh hàng cho mẹ nó ngoài chợ bán. Còn hai đứa nhỏ, tôi cho nó ra vườn chơi, vừa trông bọn gà không cho chúng phá rau. Tôi thì từ sáng tới giờ vỡ được mấy luống đất rồi, đang tính là trồng thêm mấy luống rau. Nhà mỗi người một việc, việc lớn thì người lớn làm, việc nhỏ thì người nhỏ làm. Đang mệt nằm giường nghỉ một lát, thế nào tôi lại nghĩ đến làng mình. Nghĩ tới làng, tôi vui lắm, như trẻ ra vậy. Tôi lại lẩm nhẩm mấy câu hát ngày xưa, sao mà nhớ làng đến lạ. Muốn về với anh em đồng cam cộng khổ đánh nhau với bọ Tây cướp nước. Ngày trước tôi có muốn đi đâu, mà bà nó giục quá, cứ bảo con nhỏ dại, tôi không đi thì mẹ con chúng biết chông cậy vào ai, thế là thương gia đình tôi đi di tản, chứ có một mình, tôi quyết không bao giờ bỏ làng mà đi. Nghĩ linh tinh, tôi đứng dậy ra khỏi nhà. Ghét cái bọn Tây, tôi chửi đổng.
– Nắng thế này bỏ mẹ chúng nó.
Người đi đường thấy tôi nói vậy quay lại hỏi
– Bọn nó nào?
Tôi chỉ tay về chỗ có tiếng súng
– Tây chứ còn bọn nào nữa. Ngồi trong vị trí giờ bằng ngồi tù.
Rồi tôi lại đi tiếp, hôm nào cũng vậy, tôi lại ra phòng thông tin nghe tin tức. Tuy tôi không biết mặt chữ in nhưng cũng muốn ra nghe tin tức kháng chiến lắm. Chả phải hóng hớt nhưng tôi thích nghe tin hôm nay mình đánh được bao nhiêu thằng, thắng ở đâu, như thế làm tôi vui lắm. Ra đây nghe tin tức, tôi ghét là ghét mấy anh cậy chữ đọc thầm, chẳng cho ai nghe với. May sao hôm nay có anh bạn đọc to cho mọi người cùng nghe. Cao ôi bao nhiêu là tin tức hay, có tìm một em nhỏ trong ban truyền tin dũng cảm cắm lá cờ quốc kì lên nóc hồ gươm. Tuổi nhỏ mà dũng cảm vậy đó. Một anh đội trưởng sau khi giết bảy tên giặc đã tự sát bằng một quả lựu đạn cuối cùng. Cứ cái đà này, thì kháng chiến rồi cũng kết thúc thôi, bọn Tây cũng phải đầu hàng.
Rời khỏi phòng thông tin, tôi ra gốc đa xù xì nơi mọi người hay ngồi nghỉ, làm điếu thuốc lào, uống ngụm nước chè tươi nóng. Bao suy nghĩ vui mưng cứ múa lên trong đầu tôi. Thấy mấy ông bà từ dưới lên. Thì ra là mấy ông bà từ gia lâm lên, cũng hỏi chuyện thóc lúa đồng áng xem như thế nào. Mấy hôm nay thấy súng bắn nhiều, tôi hỏi
– Này bác có biết mấy hôm nay súng bắn ở đâu mà rát thế.
– Nó rú từ Bắc Ninh qua chợ Dầu khủng bố ông ạ. Một người đàn bà đang cho con bú nói sang
Thấy tin quê mình bị địch bắn, tôi vừa lo, vừa sợ, lắp bắp hỏi:
– Nó…nó vào chợ Dầu hả bác? Thế giết được bao nhiêu người
– Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây.
Như sét đánh ngang tai, cổ họng tôi nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân. Tôi tưởng như không thở được. Tôi lắp bắp mãi mới hỏi lại được
– Có thật không hay chỉ là…
– Thì chúng tôi từ đây lên. Việt gian từ thằng chủ tịch đi ông ạ. Tây nó vào chúng nó bảo nhau vác cờ thần ra hô. Thằng chánh Bệu khuân cả tủ chè, đỉnh đồng, vải vóc vác lên cam nhông, đưa cả vợ con lên vị trí giặc mà ngồi mà.
Bầu trời như tối đi ngay trước mắt, tôi đứng dậy trả tiền nước đi về. Bao suy nghĩ cứ nhảy múa trong đầu tôi. Hai chữ việt gian mà người đàn bà nói nó vẫn vong vỏng bên tai tôi. Đằng sau có tiếng chửi làng, tim tôi như quặn lại. Về nhà lũ trẻ thấy tôi khắc, chúng chả dám hỏi, nhìn chúng tôi lại thương. Nó là con nhà Việt gian sao, chúng nó sẽ bị mọi người xa lánh sao. Tôi nắm chặt hai tay mà rít lên.
– Chúng mày ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm Việt gian bán nước nhục nhã thế này.
Chiều hôm ấy, bà nó đi chợ về, thấy nét mặt khác, là tôi biết lại vì cái tin đồn làng tôi theo Tây rồi. Từ lúc biết tin, tôi chẳng dám ra ngoài, tôi buồn và xấu hổ vì sao dân làng mình lại làm như vậy. Không khí trong nhà tôi như năng lề hơn bao giờ hết. Bà nó đêm đấy quay sang bảo tôi hay về làng, tôi bực lắm gắt.
– Không về làm gì cái làng ấy nữa, chúng nó theo Tây cả rồi, về làng tức bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ. Về làm tức chịu làm nô lệ cho Tây.
Yêu làng bao nhiêu giờ nghe tin làng theo giặc tôi buồn bấy nhiêu. Chẳng biết tâm sự cùng ai, quay ra ôm thằng út vào lòng. Thằng bé mạnh dạn dơ tay bảo .
– Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm.
Nó làm tôi vui hơn, tôi tin vào con người làng mình hơn. Rồi khoảng lúc ấy chắc 3h chiều, có một anh bạn tôi cũng ở làng chợ Dầu qua nhà, tôi quyết định phải đi cùng anh về quê xem tình hình thế nào. Và mọi thứ được sáng tỏ, tôi vui mừng rạng rỡ hẳn lên, khác hẳn với mấy ngày hôm trước. Tôi còn mua cho bọn trẻ nhà tôi í kẹo bánh cơ. Tôi vui lắm, đi khoe khắp làng.
– Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ, đốt nhẵn, ông chủ tịch chỗ tôi mới lên cải chính, ông ấy cho biết, cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi theo Tây, láo, quá láo.
Tôi đi khoe hết bà con lối xóm, khoe nhà tôi bị đốt, nhà bị đốt mà tôi vẫn vui, tôi vui vì làng tôi trong sạch, mọi người không ai làm việc gian. Mọi người khó mà hiểu lòng tôi, thế mà đến tài ông Kim Lân ông ý biết.
Đấy, chuyện là như thế, tôi yêu làng mình và sẽ mãi tin tưởng mọi người trong làng tôi. Cũng phải cảm ơn cái ông nhà văn Kim Lân đã viết được tác phẩm làng hay như thế, để tôi hôm nay được kể lại cho mọi người nghe.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |