Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%). Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Huyết tương duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch ; vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải.
Hồng cầu vận chuyển 02 và C02.
Miễn dịch chủ động: Đây là kết quả khi cơ thể bạn tiếp xúc với sinh vật gây bệnh sẽ làm kích hoạt hệ thống miễn dịch sản xuất ra kháng thể để chống lại căn bệnh đó. Tiếp xúc với sinh vật gây bệnh có thể xảy ra thông qua việc nhiễm bệnh thực tế, dẫn đến miễn dịch tự nhiên hoặc đưa vào cơ thể một dạng sinh vật gây bệnh đã chết hoặc bị làm cho suy yếu thông qua tiêm chủng (miễn dịch do vắc-xin). Dù miễn dịch bằng cách nào, nếu một người miễn dịch tiếp xúc với căn bệnh đó trong tương lai, hệ thống miễn dịch sẽ nhận ra nó và ngay lập tức sản xuất ra các kháng thể cần thiết để chống lại nó. Miễn dịch chủ động là lâu dài và đôi khi kéo dài suốt cuộc đời của bạn.
Miễn dịch thụ động: Loại miễn dịch này sẽ hoạt động khi một người được cung cấp các kháng thể chống lại bệnh thay vì sản xuất chúng thông qua hệ thống miễn dịch của mình. Trẻ sơ sinh có được khả năng miễn dịch thụ động từ mẹ qua nhau thai. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận được miễn dịch thụ động thông qua các sản phẩm máu có chứa kháng thể như globulin miễn dịch, được cung cấp khi cơ thể cần bảo vệ ngay lập tức khỏi một căn bệnh cụ thể. Đây là ưu điểm lớn nhất của hệ miễn dịch thụ động. Nó có khả năng bảo vệ ngay lập tức, trong khi đó miễn dịch chủ động phải mất một thời gian nhất định (thường là vài tuần) để phát triển. Tuy nhiên, miễn dịch thụ động chỉ có tác dụng kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng, chỉ có miễn dịch chủ động mới tồn tại lâu dài.