Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1. Hoàn cảnh ra đời
- Giữa thế kỷ XIX, đội ngũ công nhân thêm đông đảo và tập trung cao.
- Giai cấp tư sản tăng cường áp bức, bóc lột đối với công nhân.
- Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra song trong tình trạng phân tán, chịu ảnh hưởng của nhiều khuynh hướng phi vô sản, thiếu thống nhất về mặt tư tưởng, mặt khác đặt ra yêu cầu cần phải có một tổ chức cách mạng quốc tế lãnh đạo phong trào công nhân các nước.
=> Thực tế đấu tranh, công nhân nhận thấy tình trạng biệt lập của phong trào ở mỗi nước kết quả còn hạn chế, mặt khác đặt ra yêu cầu thành lập một tổ chức quốc tế lãnh đạo đoàn kết phong trào công nhân quốc tế các nước.
- Ngày 28 - 9 - 1864, một cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại Luân Đôn, 2000 người tham dự gồm đại biểu của các nước Anh, Pháp, Đức và nhiều nước khác trên thế giới. Nhiều nhà hoạt động cách mạng ở nước ngoài đang sống ở Luân Đôn cũng tham dự. C.Mác được mời dự buổi mít tinh và tham gia đoàn chủ tịch. Với niềm vui phấn khởi vô cùng song những người tham dự mít tinh thông qua nghị quyết thành lập Hội liên hiệp lao động quốc tế, tức Quốc tế thứ nhất.
- Hội nghị bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm 32 người. Việc soạn thảo tuyên ngôn và điều lệ được giao cho một tiểu ban trong đó có C. Mác.
- Ngày 28 - 9 - 1864, Quốc tế thứ nhất thành lập tại Luân Đôn với sự tham gia của C. Mác.
2. Hoạt động của Quốc tế thứ nhất
- Hoạt động của quốc tế thứ nhất chủ yếu được thông qua các kỳ đại hội (từ 9 - 1864 đến 7 - 1876 tiến hành 5 đại hội)
+ Nhằm truyền bá học thuyết Mác, chống lại tư tưởng lệch lạc trong nội bộ.
+ Thông qua những nghị quyết quan trọng: tán thành bãi công, thành lập công đoàn, đấu tranh có tổ chức, đòi ngày làm 8 giờ và cải thiện đời sống công nhân.
- Ảnh hưởng của Quốc tế thứ nhất:
+ Công nhân các nước tham gia ngày càng nhiều vào các cuộc đấu tranh chính trị, các tổ chức công đoàn ra đời.
+ Giúp đỡ phong trào công nhân, đặc biệt kêu gọi ủng hộ cuộc đấu tranh của những người lao động ở Pa-ri (1871).
- Vai trò:
+ Truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân quốc tế.
+ Đoàn kết, thống nhất các lực lượng vô sản quốc tế dưới ngọn cờ chủ nghĩa Mác.
a) Hoàn cảnh ra đời
- Chủ nghĩa tư bản phát triển ở giai đoạn cao, giai cấp tư sản tăng cường bóc lột nhân dân lao động.
- Chính sách chạy đua vũ trang chuẩn bị phân chia lại thế giới dẫn đến đời sống nhân dân cực khổ.
- Nhiều Đảng và tổ chức công nhân tiến bộ ra đời, ngày 14 - 7 - 1889 Quốc tế thứ hai thành lập ở Pari.
b) Hoạt động Quốc tế thứ hai
- Thông qua các Đại hội và nghị quyết; sự cần thiết thành lập chính đảng của giai cấp vô sản, đề cao đấu tranh chính trị.
- Tăng cường phong trào quần chúng, đòi tăng lương, ngày làm 8 giờ, lấy ngày 1 - 5 làm ngày Quốc tế lao động.
* Hạn chế: ảnh hưởng của các trào lưu cơ hội chủ nghĩa vô chính phủ.
* Đóng góp: Đoàn kết công nhân các nước thúc đẩy việc thành lập các chính đảng vô sản ở nhiều nước.
* Vai trò của Ăng-ghen đối với hoạt động của Quốc tế thứ hai: Sự ra đời của Quốc tế thứ hai là bằng chứng về sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân.
* Ý nghĩa:
- Đại hội đã thông qua nhiều nghị quyết quan trọng, nêu lên sự cần thiết phải thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản mỗi nước, đề cao vai trò của quần chúng.
- Có nhiều đóng góp tích cực cho phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |