Mỗi lượt lời trên của Vũ Nương được nói ra trong hoàn cảnh nào?
----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
Phần I: (6.5 điểm)
Trong “Chuyện người con gái Nam Xương", xuất hiện rất nhiều lượt thoại của Vũ
Nương với Trương Sinh, trong đó có ba lượt lời sau:
Ltượt lời 1: “ – Chàng đi chuyển này, thiếp chẳng mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo
gấm trở về quê cũ, chixin ngày về mang theo hai chữ bình yên, thể là đủ rồi..."
Lượt lời 2: “ - Thiếp sở đĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã
bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông
hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thằm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi
Vọng Phu kia nữa"
Liượt lời 3: “- Thiếp cảm ơn đức Linh Phi, đã thể sống chết không bỏ. Đa tạ tình chàng,
thiếp chẳng trở về nhân gian được nữa."
(Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo Dục, 2015)
Câu 1 (1.5 điểm): Mỗi lượt lời trên của Vũ Nương được nói ra trong hoàn cảnh nào?
Câu 2 (1.0 điểm): Xét về cấu tạo và mục đích nói, câu văn “Chàng đi chuyển này, thiếp
chẳng mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo
hai chữ bình yên, thể là đủ rồi..." thuộc kiểu câu gì ?
Câu 3 (3.5 điểm): Những lời thoại trên của Vũ Nương cho em cảm nhận như thế nào về vẻ
đẹp của nhân vật? Hãy trình cảm nhận đó bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập
luận Tổng - Phân - Hợp. Trong đoạn sử dụng hợp lí một câu phủ định và cách dẫn trực tiếp
(Gạch chân và chú thích rõ câu phủ định và lời dẫn ấy).
Câu 4 (0.5 điểm): Giá trị nhân đạo của “Chuyện người con gái Nam Xương" thể hiện sâu
sắc và rõ nét nhất ở cách kết thúc truyện. Tìm một văn bản đã học trong chương trình Ngữ
văn THCS cũng có cách kết thúc truyện như thế. Cho biết tên tác giả.
Phần II: (3.5 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Thành công là một cải thang, và thật khó mà leo lên đó với hai tay đút túi quần.
Thuốc trị bệnh lười duy nhất đó là... hành động!
Bạn đặt một khúc gỗ chặn con tàu khi nó đang dìng, con tàu sẽ phải mất rất nhiều
thời gian để gạt được khúc gỗ đó ra và lăn bánh. Còn nếu bạn đặt một cục bê tông chặn
đường một con tàu đang phóng hết tốc lực, cục bê tông có thể sẽ vỡ tung. Đó chính là sức
mạnh của hành động. Bạn hành động càng nhanh chóng, càng quyết liệt, thì bạn càng dễ
dàng chiến thắng bản thân, chiến thắng sự lười biếng..."
(Trích bài viết “Chiến thẳng bản thân là chiến thắng những gì?"
của Chu Nguyễn Phương Nam trên trang web- Fususu)
Câu 1 (0.5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 2 (1.0 điểm): Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong hình ảnh “con tàu...đang
dừng" và “con tàu phóng hết tốc lực". Qua đó, tác giả muốn nhắn gửi đến chúng ta thông
điệp gì?
Câu 3 (2.0 điểm): Chiến thắng bản thân là chiến thắng quan trọng nhất với mỗi người. Từ
nội dung đoạn trích trên kết hợp với hiểu biết thực tế, em hãy viết đoạn văn nghị luận
khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ về ý nghĩa của việc chiến thắng sự lười biếng ở mỗi
học sinh trong giai đoạn học trực tuyến hiện nay.
1 Xem trả lời
1.403