Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn sử dụng thao tác lập luận bác bỏ để bác bỏ các ý kiến bên dưới

4 trả lời
Hỏi chi tiết
46.266
100
32
Trịnh Quang Đức
06/03/2018 19:59:44
Câu 1:
- Bác bỏ: Tôi có tiền, tôi mua được tất cả:
Ngày nay, khi mà xã hội ngày càng phát triển theo hướng thiên về tìm kiếm vật chất thì tiền được xem là thứ có sức mạnh vạn năng. Có tiền mua tiên cũng được” đã trở thành câu nói quen thuộc đối với mỗi người. Thế nhưng tiền có vạn năng như chúng ta từng nghĩ. Liệu có tiền có phải là có tất cả? Ta từng biết đến tình bạn cảm động của Mác, con trai một gia đình có dòng dõi quý tộc và Ăng – ghen, con trai một chủ xưởng.Ttuy thuộc hai tầng lớp khác nhau, nhưng họ đều là những người không hề thiếu thốn về vật chất. Họ có thể ngồi hưởng thụ những thú vui trong cuộc sống mà không cần phải đi theo con đường cách mạng đầy gian khổ. Mặc dù họ có rất nhiều, nhưng họ sẽ không bao giờ cảm nhận được cái gọi là hạnh phúc khi mà xung quanh họ đầy rẫy những số phận bất hạnh. Các Mác từng nói với con gái của mình : Đối với ba, hạnh phúc là được đấu tranh” cứ không hề nói Đối với ba, hạnh phúc là có nhiều tiền”, Đúng vậy, tiền chưa bao giờ và không bao giờ là tất cả. Không ít người chẳng hề sung sướng ngay cả khi họ có nhiều tiền. Họ không kìm được lòng tham khi đứng trước đồng tiền, đứng trước những cám dỗ vật chất. Bị đồng tiền ám ảnh, lúc nào họ cũng muốn có nhiều tiền hơn. Họ luôn luôn khốn khổ nghĩ cách bảo vệ, nghĩ cách làm thế nào để kiếm được nhiều tiền . Có thể bạn đã từng ghen tị với những con người may mắn sinh ra trong nhung lụa, không phải lo lắng về vật chất. Nhưng đừng vì thế mà cho rằng: bạn có ít tiền hơn nhiều người thì bạn có ít cơ hội hạnh phúc hơn họ. Tôi từng mơ ước có một ngày mình trúng số độc đắc. Với những khoản tiền từ trên trời rơi xuống này, bạn có thể mua được một ít hạnh phúc. Tuy nhiên chính chúng sẽ lấy đi của bạn những điều quí giá hơn nhiều. Bạn có thể dùng tiền để mua thành công nhưng rồi một ngày chính tiền sẽ khiến bạn thất bại. Có những gia đình, các bậc cha mẹ muốn thành công trên con đường sự nghiệp, muốn kiếm thật nhiều tiền. Vì thế mà họ sẵn sàng đánh đổi quãng thời gian ít ỏi bên gia đình để ra ngoài kiếm tiền. Nhưng cũng chính sự bận rộn đó lại vô tình đem lại một lỗ hổng không thể bù đắp. Đó là lỗ hổng về tình yêu, tình cảm gia đình. Đã có nhiều trường hợp, gia đình vì thế mà tan vỡ. Bạn có thể sẽ thành công trong sự nghiệp, sẽ có nhiều tiền nhưng đến một lúc nào đó bạn sẽ nhận ra rằng, xung quanh không còn ai cùng bạn chia sẻ sự thành công đó.  

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
49
20
Trịnh Quang Đức
06/03/2018 20:01:55
bác bỏ để bác bỏ các ý kiến sau: tôi hút thuốc lá, bệnh mặc tôi
Gợi ý: Tham khảo bài viết dưới đây.
"Gần đây có nhiều bạn đua đòi theo những lồi ăn chơi không lành mạnh. Những bộ mốt dị thường được các cô cậu choai choai diện đến trường hay đi chơi đâu đó. Cách ăn mặc kiểu ấy không phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống văn hóa của dân tộc cũng như với hoàn cảnh của gia đình. Thiết nghĩ đây là một vấn đề chúng ta rất cần cảnh báo.
Ngày nay các cô cậu học trò và thậm chí cá một bộ phận không nhỏ người dân ta cứ đua nhau mà chạy theo hai từ "sành điệu". Họ cứ'nghĩ sành điệu là phải khác người. Cái áo phải quái dị hơn người, phải ngắn hơn người một tí, cái quần phải rộng thùng thình hay những lọn tóc phải vừa xanh vừa đỏ lại hoe vàng, thế mới là "sành điệu" (?). Thực ra những người như thế chẳng hiểu gì. Ngay từ nơi phát nguồn của nó (phương Tây) từ sành điệu nghĩa là chỉ những người hiểu biết cách ăn mặc phù hợp và tinh tế. Vậy phải chăng chỉ vì một thuật ngữ mà chúng ta đang bị mất đi thuần phong mĩ tục trong ăn mặc.
Thực tế không phải thế! Các cô cậu trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng để mặc vào chiếc áo phông không cổ nghênh ngang đến trường với những hình thù quái dị không đứng đắn thực ra là để ra oai với bạn bè. Đó là kết quả của việc gia đình giáo dục không đúng
Bàn đi rồi bàn lại! Vậy chẳng có lẽ dân tộc mình không có một cách ăn mặc nào sành điệu (hiểu theo đúng nghĩa) hay sao! Tôi vội nhớ lại loáng thoánc trong lớp học có mấy lần một bạn nữ nào lên tiếng: "Các thầy cô lúc nào cũng nhắc về ăn mặc, chẳng nhẽ tụi mình lại vận áo dài hay áo the khăn xếp mà đến lớp" Ôi! Cái hiểu biết của cô nữ sinh nọ mới nông cạn làm sao. Nước mình vốn giàu truyền thống, cách ăn mặc của người mình chuộng về kín đáo và lịch sự. Nếu bạn thấy cá một cơ quan, nam nhân viên ai cũng vận quần đen áo trắng bạn sẽ thấy rất rõ điều này. Hoặc ở một nhà hàng nọ, nơi ăn mặc nhiều khi tuỳ hứng vô cùng, thế mà ông chủ vẫn yêu cầu nhân viên của mình mặc đồng phục lịch sự và kín đáo để còn "làm ăn được lâu dài". Cái áo dài hay áo the khăn xếp giờ đã trở thành quốc phục. Tuy hàng ngày ta ít mặc vì bất tiện nhưng sao ta không học cách người phương Tây say sưa bình bàn về nó. Bởi những thứ thuộc về trang phục thử hỏi có cái gì vừa đẹp vừa có sức sống bền lâu trong lòng dân tộc như chiếc áo dàiễ Chẳng lẽ cha ông ta hàng ngàn đời nay lại khônơ có một chút khái niệm gì về tư duy thẩm mĩ hay sao?
Thế đấy các bạn ạ! Sự sang trọng và văn minh đâu chỉ hiểu đơn thuần là ta đang mặc cái gì, mà còn phải hiểu thêm, ta mặc nó theo cách nào. Cách mặc ấy liệu có phù hợp với lứa tuổi không, có phù hợp với đặc trưng của dân tộc hay không và có phù hợp với hoàn cảnh kinh tế gia đình mình không chứ! Không hiểu biết vể những điều này, chúng ta không bao giờ văn minh được, càng không thể nào vươn tới một cách ăn mặc vừa đẹp vừa lịch sự, lại vừa văn hóa nữa".
20
5
Trịnh Quang Đức
06/03/2018 20:02:53
Câu 2 phần 1:
Xuân Diệu là nhà thơ lớn của văn học hiện đại Việt Nam. Ông để lại hàng chục tập thơ với trên dưới 1000 bài thơ thấm thía tình yêu cuộc sống nồng nàn. Một trong số những bài thơ tiêu biểu cho thơ Xuân Diệu là bài Vội vàng in trong tập Thơ thơ-tập thơ được sáng tác trong những năm mười tám đôi mươi của của nhà thơ. Vội vàng là bài thơ thể hiện tình yêu nồng nàn của Xuân Diệu đối với cuộc sống tươi đẹp mà nhà thơ tự thấy phải gấp gáp nhận lấy.
Bài thơ Vội vàng được mở đầu bằng bốn dòng thơ ngũ ngôn ngắn gọn, mạnh mẽ như lời tuyên bố về khát vọng của mình:
Tôi muốn tắt nắng đi,
Cho màu đừng nhạt mất.
Tôi muốn buộc gió lại,
Cho hương đừng bay đi.
Tắt nắng, buộc gió là những điều con người không thể làm được, đó là những khát khao phi lí. Nhưng cái phi lí ấy lại có lí với trái tim của nhà thơ, bởi đó là trái tim đầy khao khát mãnh liệt, muốn sống đến trọn vẹn chữ “sống”, muốn giữ mãi cho mình những hương, những sắc của của cuộc đời. Mà cuộc đời trong cảm nhận của nhà thơ lại đẹp đẽ biết chừng nào, quý giá biết bao nhiêu. Nhà thơ thấy rằng trong cuộc sống, mọi thứ đều kì diệu, mỗi sự vật dù nhỏ bé đến đâu cũng đều dâng hiến cho đời những vẻ đẹp tinh tuý nhất của mình:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật,
Này đây hoa của đồng nội xanh rì,
Này đây lá của cành tơ phơ phất,
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi.
Bướm ong thì có tuần tháng mật đầy ngọt ngào, cuốn hút, đồng nội thì có vẻ đẹp của màu xanh mơn mởn và muôn hoa rực rỡ , cành tơ non thì có muôn lá rung rinh, ánh sáng bình minh như cái chớp mi của người đẹp…Những câu thơ có nhịp điệu thật nhanh, thật gấp gáp, sử dụng phép liệt kê, điệp ngữ, rất nhiều tính từ, cách liên tưởng táo bạo, đa tình. Cuộc sống trần gian hiện lên qua đó thật sống động, tươi tốt, đáng yêu, đáng sống, tràn ngập âm thanh, màu sắc tươi sáng, khai mở ra một thiên dường tồn tại chính trên cõi trần này.
Với Xuân Diệu, cuộc đời lúc nào cũng tràn ngập niềm vui, mỗi ngày mới đến là niềm vui cũng gõ cửa ùa vào theo:
Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa
Niềm vui như một vị thần độ lượng, ban phát hạnh phúc cho từng người. Phải nói rằng trong thơ Việt Nam, chưa ai có cách cảm nhận cuộc sống, mùa xuân như cách cảm nhận của Xuân Diệu:
Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần
Xuân Diệu chẳng lấy thiên nhiên làm chuẩn mực của cái đẹp khi so sánh với con người như thơ cổ mà lại lấy con người làm chuẩn mực để so sánh với vẻ đẹp của thiên nhiên. Nếu Nguyễn Du so vẻ đẹp của Thuý Vân-Thuý Kiều “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da” thì Xuân Diệu lại liên tưởng “ Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”. Một cách so sánh rất riêng, rất táo bào, đầy tình yêu đời nồng nhiệt rất Xuân Diệu. Ông thấy mùa xuân với bao vẻ đẹp sinh động của nó giống như cặp môi đỏ mọng của thiếu nữ đang kề gần. Cách so sánh này chứa đựng bao rung động tận đáy lòng, vừa có sự khao khát, thèm muốn, háo hức rất thiêng liêng mà cũng rất trần tục. Nhà thơ yêu cuộc sống đến si mê, cháy bỏng!
Có một cuộc sống đẹp như thế để sống, có bao hương sắc tuyệt diệu như thế để tận hưởng, con người ta sẽ sung sướng biết bao. Nhưng, tựa như một cung nhạc đang vút cao, đến đâybỗng chùng xuống:
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa.
Câu thơ bị ngắt làm hai, niềm vui sướng không được trọn vẹn. Bởi Xuân Diệu nhận ra rằng điều sung sướng ấy ngắn ngủi biết bao:
Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già
Xưa nay, người ta chỉ tiếc những kỉ niệm khi nó đã trở thành quá khứ, tiếc xuân khi nó đã không còn. Ở đây, Xuân Diệu với sự nhạy cảm lạ lùng của nhà thơ yêu cuộc sống đến đắm say, ông tiếc mùa xuân ngày khi mùa xuân vẫn còn đang phơi phới. Vì nhà thơ biết rằng thời gian sẽ trôi qua nhanh, mà với những gì quý giá, với những vẻ đẹp, thời gian còn tàn nhẫn trôi nhanh hơn gấp bội, nhanh đến khủng khiép, phũ phàng. Cái non trẻ, thắm tươi rồi sẽ chẳng mấy mà già nua, héo úa. Điều ấy lại ảnh hưởng vô cùng to lớn đến Xuân Diệu:
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Câu thơ đầy cảm giác buồn bã. Nhà thơ phát hiện ra một điều bi thảm cho mình: mùa xuân trôi qua, tuổi trẻ sẽ trôi qua. Mà khi tuổi trẻ đã trôi qua thì cuộc đời nào còn ý nghĩa gì nữa. Bởi quý giá nhất của cuộc đời, dất trời là mùa xuân, quý giá nhất của con người là tuổi trẻ.
Con người khao khát vẻ đẹp tồn tại vĩnh cửu, nhưng cuộc đời lại có những quy luật vô cùng chặt chẽ và nghiệt ngã:
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian
Thời gian thì vô hồi vô hạn, nhưng đời người thì hữu hạn. Con người trong cái hữu hạn ấy trở nên thật nhỏ bé, tội nghiệp và mong manh. Bao người lí luận rằng xuân đi xuân đến, nhưng với Xuân Diệu, ông chẳng thể tự an ủi mình mà trái lại, càng xót xa hơn:
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời.
Mùa xuân của đất trời đẹp lắm, quý giá lắm, nhưng mùa xuân chỉ quý giá, chỉ đẹp khi con người biết hưởng, được hưởng vẻ đẹp của nó. Khi con người chẳng còn trẻ mà tận hưởng mùa xuân thì xuân cũng mất hết ý nghĩa. Những câu thơ của Xuân Diệu vì thế mà chuyển sang giọng điệu buồn bã:
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt.
Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi
Chim rộn ràng bỗng dứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa
Tất cả đều buồn bã, đều mất hết ý vị, chỉ còn “rớm vị chia phôi”, chỉ biết “than thầm tiễn biệt”, chỉ còn “hờn dỗi phải bay đi”, chỉ “sợ độ phai tàn sắp sửa”. Trong thơ Việt Nam, ít ai có giọng thơ nuối tiếc thời gian, thương tiếc cuộc sống thiết tha dường ấy. Cũng vẫn gió lá hoa như đạon đầu nhưng đoạn trên rạo rực náo nức, đoạn này lại buồn thương ngậm ngùi, xót xa biết bao nhiêu. Nhà thơ kêu lên một cách tuyệt vọng:
Chẳng bao giờ! Ôi chẳng bao giờ nữa!
Nỗi đau đớn của Xuân Diệu phải sâu sắc lắm, cắt cứa lắm, thấm thía lắm thì mới bộc phát thành tiếng than kêu thống thiết dường ấy. Thời gian cứ mênh mông nhưng mùa xuân và tuổi trẻ của con người cứ ngắn ngủi. Con người chẳng thể làm được gì để biến cái hữu hạn của đời người thành cái vô hạn trường tồn cùng vũ trụ. Chỉ còn mỗi cách, đó là phải hối hả, phải đắm say mãnh liệt hơn, phải vội vàng thâu nhận đến mức độ cao nhất, nhiều nhất những vẻ đẹp nhân gian, những thứ ưúy giá của đời sống, của tuổi trẻ, mùa xuân. Xuân Diệu giục giã:
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đàu mơn mởn,
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng.
Những câu thơ mạnh bạo, gấp gáp, giục giã như một dòng suối ào ạt tuôn chảy, tưởng chừng ngôn từ xô đẩy vào nhau, chen lấn nhau để cho kịp mạch cảm xúc đang bừng lên sôi nổi của nhà thơ. Những tiếng “ta muốn” láy đi láy lại mãi như một điệp khúc bất tận để khẳng định niềm khao khát cháy bỏng muốn sống đến tận cùng cảm giác của Xuân Diệu. Một loạt điệp từ được sử dụng theo mức độ tăng dần của khao khát: muốn ôm - muốn riết - muốn say - muốn thâu - muốn cắn thể hiện tam trạng si mê đến cuồng nhiệt. Trong một câu thơ mà có đến ba hư từ “và” chứng tỏ Xuân Diệu nồng nhiệt đến rối rít, cuống quýt, như muốn cùng lúc dang tay ôm hết cả vũ trụ, cả cuộc đời, mùa xuân vào lòng mình. Sống như thế với Xuân Diệu mới thực là sống, mới đi đến tạn cùng của niềm hạnh phúc được sống.
Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
Hạnh phúc của sự sống là mùi thơm, ánh sáng, thanh sắc. Tận hưởng cuộc đời chính là có dược cảm nhận về những điều ấy ở độ tràn trề nhất. Xuân Diệu muốn tận hưởng cuộc sống cho đến “no nê”, “chuếnh choáng”, “đã đầy”. Trong niềm cảm hứng ở độ cao nhất, Xuân Diệu nhận ra cuộc đời, mùa xuân như một cái gì quý nhất, trọn vẹn như một trái đời đỏ hồng, chín mọng, thơm ngát, ngọt ngào, để cho nhà thơ tận hưởng trong niềm khao khát cao độ:
Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi
Câu thơ là đỉnh cao của những khao khát sống, của tình yêu sống rạo rực trong con tim nồng cháy của Xuân Diệu.
Bài thơ Vội vàng thể hiện tam trạng đắm say bồng bột của một tấm lòng ham sống mãnh liệt. Bài thơ còn thể hiện một quan niệm sống sống gấp gáp vội vàng tận hưởng những hạnh phúc trần thế, một quan niệm sống lành mạnh và tích cực so với đương thời. Bài thơ là một sáng tác tiêu biểu cho phong cách thơ trẻ trung tươi mới của “nhà thơ của tình yêu”, bài thơ rất tự do, hình ảnh giàu sức gợi, giàu nhạc điệu và cách liên tưởng rất hiện đại. Tâm trạng yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt trong tác phẩm khẳng định tư tưởng nhân văn của nhà thơ. Cho đến nay, nội dung thúc giục mọi người sống có nghĩa trong cuộc sống thực tại của bài thơ vẫn còn bao ý nghĩa với thế hệ trẻ.
14
7
Trịnh Quang Đức
06/03/2018 20:03:51
Câu 2 phần 2:
Hàn Mặc Tử là một trong những cây bút xuất sắc của dòng văn học thơ ca lãng mạn. Thơ của ông mang nhiều sắc thái khác nhau, có những vẫn thơ thấm đẫm nước mắt, nhưng cũng có những vần thơ vô cùng trong trẻo, tinh khiết. Bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" là một trong những bài thơ hay nhất của Hàn Mặc Tử về chủ đề tình yêu. Bài thơ được sáng tác khi ông đã mắc bệnh nặng, vì thế mang một vẻ đượm buồn sâu sắc.
Mở đầu bài thơ là câu hỏi:
" Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Thôn Vĩ Dạ nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, đã đi vào trong rất nhiều bài thơ, bài văn. Câu thơ là một câu hỏi, như một lời trách nhẹ nhàng, nhưng cũng có thể coi là một lời mời về thăm thôn Vĩ để thưởng thức những cảnh sắc tươi đẹp nơi đây. Và quả thật, những câu thơ tiếp theo là những câu thơ nói về cảnh vật thôn Vĩ:
" Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền"
Hàng cau là một điểm đặc trưng của các thôn xóm Việt Nam, bởi nhân dân ta đã có tập tục ăn trầu từ ngàn đời nay. Cây cau cũng gắn với rất nhiều câu chuyện về tình yêu đôi lứa mà ông cha ta đã kể từ ngàn đời nay. Không chỉ có thế, hàng cau trong thơ Hàn Mặc Tử còn có thêm cả ánh nắng mới lên biểu sớm, hay chính là biểu tượng của sức sống của niềm vui, của tuổi trẻ và tình yêu.
Nhìn xa xa hơn, đó là cả một khu vườn tươi tốt, xanh um. Vườn cây được chăm sóc kĩ lưỡng nên tươi tốt, xanh um. Tác giả dùng chữ "mướt", vừa để chỉ sự óng ả, tươi tốt của lá, vừa để chỉ màu xanh ngọc đẹp đẽ của lá. Ở đó ánh lên một sự khỏe mạnh, chứa chan đầy sức sống của cảnh vật cũng như con người nơi đây.
Giữa khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, đầy sức sống, đã có bóng dáng con người xuất hiện, khiến cho cảnh càng trở nên sinh động hơn. Trúc là biểu trưng cho người quân tử, lại che ngang khuôn mặt chữ điền của ai đó, có thể là người khách đến thăm thôn Vĩ chăng? Thật là hai hình ảnh thật đẹp, hài hòa, làm cho khung cảnh thêm vài phần thi vị.
Đến những câu thơ tiếp theo, cảnh vật càng ngày càng mở rộng ra, thấy gió, thấy mây, thấy dòng nước sông Hương lững lờ:
"Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay"
Hai câu thơ tả cảnh thiên nhiên, nhưng cũng chứa đựng trong đó nỗi buồn của con người, khiến cho cảnh vật cũng trở nên hiu hắt. Thường thì gió thổi mây bay, mây với gió thường đi với nhau, nhưng ở đây gió với gió, mây với mây lại tách riêng ra, mỗi vật một hướng. Dòng nước cũng buồn hiu hắt với những bông hoa bắp nhẹ nhàng lay động ở hai bên bờ.Đây là cảnh tả thực ở thôn Vĩ, cảnh vật đều thơ mộng, nhẹ nhàng chuyển động, nhưng nhà thơ cũng lồng vào trong đó tâm trạng của mình, một nỗi buồn man mác vì nuối tiếc, không thể về gặp người trong mộng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K