LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mỹ Latinh có gì khác với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á và châu Phi

phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mỹ Latinh có gì khác với phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á và châu Phi
1 trả lời
Hỏi chi tiết
263
1
0
Nguyễn Nguyễn
31/10/2021 20:11:28
+5đ tặng

ao trào giải phóng dân tộc từ 1918 đến 1923

Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười 1917 ở Nga thắng lợi, cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) kết thúc đã mở ra một thời kỳ phát triển mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa. Tiếng vang của Cách mạng tháng Mười Nga đã vượt qua biên giới của nó, tác động mạnh mẽ đến hầu khắp các quốc gia – dân tộc trên hành tinh. Trong đêm dài đen tối đầy bất công của chế độ: phong kiến, tư bản thực dân, nhất là quan những năm tháng khủng khiếp của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), nhân dân ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, những người phải chịu đựng nhiều tai họa nhất của chiến tranh đã tìm thấy ở Cách mạng tháng Mười những niềm hi vọng to lớn, đối với mình, thúc đẩy họ vùng dậy đấu tranh giành quyền sống, giành độc lập dân tộc.

1. Cao trào cách mạng giải phóng dân tộc ở châu Á

Châu Á là vùng đông dân cư nhất, bao gồm những nước có lãnh thổ lớn với nguồn tài nguyên thiên nhiên hết sức phong phú. Từ cuối thế kỷ XIX, các nước châu Á đã trở thành những nước thuộc địa, nửa thuộc địa và là thị trường chủ yếu của các nước đế quốc Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan…

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước châu Á lên cao và lan rộng hơn cả so với châu Phi và Mĩ la tinh.

Ở Trung Quốc, ngày 4-5-1919, phong trào cách mạng rộng lớn chống chủ nghĩa đế quốc đã bùng nổ, mở đầu cho cuộc cách mạng dân chủ mới tiếp diễn trong suốt 30 năm sau đó. Phong trào Ngũ Tứ đã thúc đẩy phong trào công nhân Trung Quốc nhanh chóng kết hợp với chủ nghĩa Mác – Lênin và dẫn đến việc thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1921.

Năm 1921, cuộc cách mạng nhân dân Mông Cổ thắng lợi. Đến năm 1924, nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở châu Á được thành lập. Với sự ủng hộ và giúp đỡ của giai cấp vô sản Nga, nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ đã đứng vững và từng bước tiến lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trong những năm 1918 - 1922, nhân dânẤn Độđã tăng cường đấu tranh chống thực dân Anh. Nhiều cuộc bãi công lớn của công nhân với hàng chục vạn người tham gia, kéo dài hàng tháng, đã lan lộng khắp cả nước. Đồng thời, phong trào nổi dậy của nông dân cũng liên tiếp bùng nổ chống lại bọn địa chủ phong kiến và đế quốc Anh.

Ở Thổ Nhĩ Kì, cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc 1919 - 1922 (do giai cấp tư sản lãnh đạo) đã kết thúc thắng lợi. Ngày 29-10-1923, chế độ cộng hòa được thiết lập Thổ Nhĩ Kì có điều kiện để trở thành một nước tư sản có chủ quyền và bước vào thời kì phát triển mới.

Năm 1919, nhân dân Ápganixtan thu được thắng lợi trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, buộc đế quốc Anh phải công nhận quyền độc lập chính trị của mình. Cũng vào năm 1919, nhân dân Triều Tiên đã nổi dây khởi nghĩa chống đế quốc Nhật Bản.

Những năm sau Cách mạng tháng Mười Nga, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ la tinh cũng có những bước phát triển mới.

2. Phong trào cách mạng ở châu Phi

Ở châu Phi, phong trào đấu tranh mạnh mẽ nhất là ởAiCập.Năm 1918, những tiểu tổ xã hội chủ nghĩa xuất hiện ở Cairô, Alêchxanđri, Poócxait, rồi hợp nhất thành Đảng Xã hội và từ năm 1921 mang tên Đảng Cộng sản Ai Cập. Trong những năm 1918 - 1923, đã diễn ra cuộc đấu tranh giành độc lập hoàn toàn cho Ai Cập… bằng con đường hòa bình hợp pháp'', do giai cấp tư sản dân tộc khởi xướng. Bị thực dân Anh đàn áp, phong trào vẫn tiếp tục dâng cao và chuyển biến thành khởi nghĩa vũ trang trong nhiều thành thị. Công nhân xe điện, đường sắt ở Cairô, công nhân khuân vác ở Alêchxanđri, các viên chức cơ quan nhà nước đã bãi công.

Trong nhiều làng xã, tỉnh thành, các ủy ban cách mạng (mang tên gọi Xô viết) được thành lập. Nhân dân Ai Cập đã anh dũng đấu tranh nhưng do thiếu sự lãnh đao thống nhất nên đến đầu tháng 4-1919, thực dân Anh đã đàn áp được khởi nghĩa vũ trang.

Cuối năm 1921, cuộc khởi nghĩa mới lại bùng nổ. Thực dân Anh buộc phải đi đến những nhượng bộ bề ngoài. Tháng 2-1922, Chính phủ Anh phải tuyên bố hủy bỏ chế độ bảo hộ và trao trả “độc lập” cho Ai Cập. Xuntan Atmét Phuát đổi danh hiệu là vua Phuát I; tháng 5-1923, hiến pháp mới được ban hành. Tuy vậy, trên thực tế ảnh hưởng của đế quốc Anh vẫn giữ nguyên. Quân đội Anh vẫn đóng ở Ai Cập, thực dân Anh còn nắm quyền nội trị, ngoại giao và đô hộ trực tiếp vùng Xuđăng

Ở Tuynidi, phong trào diễn ra sôi nổi trong những năm 1920 – 1922.

Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ. Đồng thời giai cấp tư sản dân tộc, đứng đầu là Xaalibi, cũng dấy lên phong trào đòi hỏi những quyền lợi chính đáng cho Tuynidi. Thực dân Pháp chẳng những bác bỏ các yêu sách đó mà còn đàn áp phong trào. Lập tức làn sóng biểu tình phản đối và bãi công sôi sục diễn ra khắp cả nước. Phong trào đấu tranh chính trị lên tới đỉnh cao vào tháng 4-1922, đòi hỏi phải khẩn trương thực hiện những cải cách hiến pháp. Tháng 6-1922, chính phủ Pháp buộc phải ban hành sắc lệnh về cải cách hiến pháp ở Tuynidi. Phong trào đấu tranh vũ trang bùng lên mạnh mẽ ở nhiều vùng Marốc (thuộc Pháp) và đặc biệt Marốc thuộc Tây Ban Nha. Giữa năm 1921, các bộ lạc Rớp (thuộc Tây Ban Nha), dưới sự lãnh đạo của Ápđen Kêrim, đã đánh bại đạo quân của tướng Xinvéttôrơ gồm 12.000 binh lính với 120 khẩu đại bác. Ngày 19-9-1921, trong đại hội các bộ lạc, dưới sư lãnh đạo của Ápđen Kêrim, Cộng hòa Ríp độc lập đã ra đời và tồn tại được đến năm 1926.

Ở châu Phi nhiệt đới cũng bùng nổ phong trào đấu tranh chống đế quốc. Phong trào bãi công rộng lớn ở Nạm Phi (diễn ra trong những năm 1918 - 1920, Đảng Cộng sản Nam Phi ra đời năm 1921, Đảng Đai hội quốc dân Tây Phi thành lập năm 1920 và Đại hội toàn Phi họp năm 1919 là những sự kiện quan trọng trong phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi. Đặc biệt, Đại hội toàn Phi lần thứ I họp năm 1919 ở Pari (có 17 Đại biểu tham dự) đã để ra nghị quyết về quyền của người Phi được tham gia cai quản đất nước, bắt đầu từ các cơ quan địa phương và dần dần đi đến những “nhiệm vụ chính quyền cấp cao để trong tương lai châu Phi phải do người Phi cai quản”.

3. Phong trào cách mạng ở Mĩ latinh

Ở Mĩ latinh, phong trào cách mạng lên cao ở nhiều nước. Trong những năm 1917 - 1921, ở Achentina đã xuất hiện cao trào đấu tranh của công nhân (riêng năm 1919 đã diễn ra 367 cuộc bãi công với 306.000 người tham gia).

Trong những năm 1920 - 1921, tại một số thành phố và các bang ở Mêhicô đã ra đời các Xô viết. Ở Braxin, làn sóng bãi công tiếp diễn trong suốt năm 1920 đã buộc chính phủ phải có một số nhượng bộ (như thực hiện chế độ ngày làm 8 giờ và nâng cao tiền lương cho công nhân một số ngành; thi hành chế độ tiền lương mới cho công nhân, thi hành chế độ trợ cấp cho công nhân bị tai nạn lao động).

Ở các nước Mĩ latinh khác, chính đảng vô sản và các tổ chức công đoàn lần lượt 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư