Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm và ghi lại câu thơ miêu tả nội dung tâm trạng trong đoạn trích " Kiều ở lầu ngưng bích ". Cho biết tác dụng của nó

tìm và ghi lại câu thơ miêu tả nội dung tâm trạng trong đoạn trích " kiều ở lầu ngưng bích ". Cho biết tác dụng của nó
4 trả lời
Hỏi chi tiết
158
2
0
NGUYỄN TRẦN ANH KHOA
01/11/2021 08:23:39
+5đ tặng
Trong Truyện Kiều, có nhiều đoạn thơ hay miêu tả nỗi cô đơn nhớ nhà của Kiều. Nhưng không đoạn nào thể hiện được trạng thái bi đát, bế tắc, đơn côi như đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích.

Trước hết, Nguyễn Du miêu tả tình cảnh cô đơn của Kiều ở lầu Ngưng Bích bằng cách vẽ ra khung cảnh xung quanh theo con mắt của Kiều:

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân……
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng

Hai chữ khóa xuân nói lên thực chất Kiều bị giam lỏng. Câu vẻ non xa tấm trăng gần cực tả cảnh cô đơn của Kiều. Lầu Ngưng Bích cao quá, trơ trọi quá, Kiều như chỉ còn ở chung làm bạn với non xa, trăng gần. Một cảm giác trơ trọi rợn ngợp, lơ lửng tràn ngập câu thơ. Nhìn ra xung quanh chỉ thấy một không gian bao la, xa vời: non xa, xa trông, cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia, không một bóng cây, bóng nhà, bóng người.về thời gian, sáng làm bạn với mây, khuya làm bạn với đèn, thức ngủ một mình thui thủi, triền miên, thật là bẽ bàng – ngao ngán và vô vọng. Nhưng nàng buồn về cảnh một phần, một phần khác buồn hơn vì tình. Đó là hai nỗi buồn chia xé tâm hồn nàng.

Trong hoàn cảnh đó, nhà thơ đã cực tả nỗi lòng nhớ nhung, thương xót đối với người thân. Người đầu tiên được nhớ tới trong những giờ phút cô quạnh ấy là Kim Trọng, người mà đã nặng lòng thề hẹn:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ

Trong tâm trí nàng vẫn còn như in hình ảnh hai người cùng uống rượu thề nguyền dưới trăng: “đinh ninh hai miệng một lời song song”. Kiều thương nhất là việc Kim Trọng vẫn chưa biết Kiều đã thuộc về người khác, vẫn đang ngày đêm trông chờ nàng một cách uổng công. Hết thương Kim Trọng, Kiều lại thương mình:

Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

Tấm son là tấm lòng thủy chung, son sắt của Thúy Kiều với Kim Trọng. Nói bao giờ quên được mối tình, có nghĩa là chẳng bao giờ quên được. Tiếp đến Kiều nhớ thương cha mẹ già:

Xót người tựa cửa hôm mai…
Có khi gốc tử đã vừa người ôm

Tựa cửa là hình ảnh của ngóng trông. Nàng tưởng tượng cha mẹ đang tựa cửa ngóng trông nàng về. Và giờ đây ai là người quạt nồng ấp lạnh cho cha mẹ.nàng cảm thấy thời gian xa nhà đã rất lâu: cách mấy nắng mưa, và tưởng tượng thấy cha mẹ đã già (có khi gốc tử đã vừa người ôm).


 
Cuối cùng, Kiều nhìn đến cảnh trống trải, xa vắng mà nghĩ đến thân phận. Đây là những câu thơ réo rắt bậc nhất về nỗi buồn lưu lạc, bơ vơ. mỗi câu thơ như gợi lên một nỗi buồn thảm hãi hùng lắng sâu trong vô thức:

Buồn trông cửa biển chiều hôm……..
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

Tám câu thơ, mỗi cặp câu gợi ra một nỗi buồn sâu thẳm. Nhìn thấy cánh buồm thấp thoáng xa xa, gợi cho nàng nỗi buồn nhớ quê hương tha thiết. Nhìn thấy cánh hoa trôi man mác, gợi cho nàng nỗi buồn thân phận không biết sẽ đi đâu về đâu. Ngắm nhìn nội cỏ một màu xanh xanh gợi cho nàng nỗi buồn chán về cuộc sống tẻ nhạt vô vị ở lầu Ngưng Bích không biết bao giờ mới kết thúc. Và cuối cùng là nỗi lo lắng sợ hãi trước những tai ương sắp ập xuống khi nàng thấy xung quanh mình là tiếng sóng ầm ầm. Với điệp ngữ buồn trông, nỗi buồn của Kiều như tầng tầng lớp lớp, không bao giờ dứt, càng ngày càng xoáy sâu thêm.

Tám câu thơ, câu nào cũng vừa thực vừa hư, vừa là thực cảnh, vừa là tâm cảnh. Toàn là hình ảnh về sự vô vọng, sự dạt trôi, sự bế tắc, sự chao đảo, nghiêng đổ. Đây chính là lúc tình cảm Kiều trở nên mong manh và yếu đuối nhất, là lúc mà nàng rất dễ rơi vào cạm bẫy, như nàng sẽ rơi vào tay Sở Khanh sau đó.

Đọc đoạn thơ, chúng ta không chỉ hiểu được tâm trạng Kiều, mà còn thấy ở Kiều những phẩm chất tốt đẹp. Đó là một con người đầy lòng vị tha. Đồng thời chúng ta cũng thấy được sự đồng cảm của nhà thơ đối với nhân vật. Và nhất là thấy được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Đăng Khoa
01/11/2021 08:23:58
+4đ tặng
Nguyễn Du đã đặt Kiều trong một cảnh ngộ rất đặc biệt: một mình, cô đơn, trơ trọi giữa một không gian rộng lớn, mênh mông: "bốn bề bát ngát". Đứng trên lầu mà ngước mắt lên trời cao, Kiều chỉ thấy "non xa" và "tấm trăng gần". Nhìn xuống mặt đất chỉ thấy khoảng không trống vắng, xa xa là những con sóng lượn, những bãi cát dài phẳng lặng nối tiếp nhau, dưới ánh nắng của buổi chiều tà, bãi cát như trở nên lấp lánh giống như những bụi hồng. Cảnh thật đẹp, thơ mộng, lãng mạn nhưng đượm buồn. Bởi xung quanh Kiều, không hề có một chút bóng dáng sự sống của con người. Vì thế, từ “xa trông” như miêu tả cái nhìn xa xăm của Kiều, nàng đang cố gắng kiếm tìm một chút bóng dáng, sự sống xung quanh. Nhưng tuyệt nhiên chỉ là một không gian vắng lặng, tĩnh tại, không có chút động nhỏ bé nào đó xung 
2
0
Lê Thị Ngọc Ánh
01/11/2021 08:24:00
+3đ tặng

- Miêu tả tâm trạng khi nhớ Kim Trọng, nhớ cha mẹ:

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng

Xót người tựa của hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ.

Sân lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tứ đã vừa người ôm.
Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự có tác dụng khắc họa sinh động, chân thật hình tượng nhân vật. Từ đó thể hiện được chiều sau những suy tưởng của nhân vật.

1
0
hh
01/11/2021 08:24:21
+2đ tặng

Trong Truyện Kiều, có nhiều đoạn thơ hay miêu tả nỗi cô đơn nhớ nhà của Kiều. Nhưng không đoạn nào thể hiện được trạng thái bi đát, bế tắc, đơn côi như đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích.

Trước hết, Nguyễn Du miêu tả tình cảnh cô đơn của Kiều ở lầu Ngưng Bích bằng cách vẽ ra khung cảnh xung quanh theo con mắt của Kiều:

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân……
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng

Hai chữ khóa xuân nói lên thực chất Kiều bị giam lỏng. Câu vẻ non xa tấm trăng gần cực tả cảnh cô đơn của Kiều. Lầu Ngưng Bích cao quá, trơ trọi quá, Kiều như chỉ còn ở chung làm bạn với non xa, trăng gần. Một cảm giác trơ trọi rợn ngợp, lơ lửng tràn ngập câu thơ. Nhìn ra xung quanh chỉ thấy một không gian bao la, xa vời: non xa, xa trông, cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia, không một bóng cây, bóng nhà, bóng người.về thời gian, sáng làm bạn với mây, khuya làm bạn với đèn, thức ngủ một mình thui thủi, triền miên, thật là bẽ bàng – ngao ngán và vô vọng. Nhưng nàng buồn về cảnh một phần, một phần khác buồn hơn vì tình. Đó là hai nỗi buồn chia xé tâm hồn nàng.

Trong hoàn cảnh đó, nhà thơ đã cực tả nỗi lòng nhớ nhung, thương xót đối với người thân. Người đầu tiên được nhớ tới trong những giờ phút cô quạnh ấy là Kim Trọng, người mà đã nặng lòng thề hẹn:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ

Trong tâm trí nàng vẫn còn như in hình ảnh hai người cùng uống rượu thề nguyền dưới trăng: “đinh ninh hai miệng một lời song song”. Kiều thương nhất là việc Kim Trọng vẫn chưa biết Kiều đã thuộc về người khác, vẫn đang ngày đêm trông chờ nàng một cách uổng công. Hết thương Kim Trọng, Kiều lại thương mình:

Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

Tấm son là tấm lòng thủy chung, son sắt của Thúy Kiều với Kim Trọng. Nói bao giờ quên được mối tình, có nghĩa là chẳng bao giờ quên được. Tiếp đến Kiều nhớ thương cha mẹ già:

Xót người tựa cửa hôm mai…
Có khi gốc tử đã vừa người ôm

Tựa cửa là hình ảnh của ngóng trông. Nàng tưởng tượng cha mẹ đang tựa cửa ngóng trông nàng về. Và giờ đây ai là người quạt nồng ấp lạnh cho cha mẹ.nàng cảm thấy thời gian xa nhà đã rất lâu: cách mấy nắng mưa, và tưởng tượng thấy cha mẹ đã già (có khi gốc tử đã vừa người ôm).

Cuối cùng, Kiều nhìn đến cảnh trống trải, xa vắng mà nghĩ đến thân phận. Đây là những câu thơ réo rắt bậc nhất về nỗi buồn lưu lạc, bơ vơ. mỗi câu thơ như gợi lên một nỗi buồn thảm hãi hùng lắng sâu trong vô thức:

Buồn trông cửa biển chiều hôm……..
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

Tám câu thơ, mỗi cặp câu gợi ra một nỗi buồn sâu thẳm. Nhìn thấy cánh buồm thấp thoáng xa xa, gợi cho nàng nỗi buồn nhớ quê hương tha thiết. Nhìn thấy cánh hoa trôi man mác, gợi cho nàng nỗi buồn thân phận không biết sẽ đi đâu về đâu. Ngắm nhìn nội cỏ một màu xanh xanh gợi cho nàng nỗi buồn chán về cuộc sống tẻ nhạt vô vị ở lầu Ngưng Bích không biết bao giờ mới kết thúc. Và cuối cùng là nỗi lo lắng sợ hãi trước những tai ương sắp ập xuống khi nàng thấy xung quanh mình là tiếng sóng ầm ầm. Với điệp ngữ buồn trông, nỗi buồn của Kiều như tầng tầng lớp lớp, không bao giờ dứt, càng ngày càng xoáy sâu thêm.

Tám câu thơ, câu nào cũng vừa thực vừa hư, vừa là thực cảnh, vừa là tâm cảnh. Toàn là hình ảnh về sự vô vọng, sự dạt trôi, sự bế tắc, sự chao đảo, nghiêng đổ. Đây chính là lúc tình cảm Kiều trở nên mong manh và yếu đuối nhất, là lúc mà nàng rất dễ rơi vào cạm bẫy, như nàng sẽ rơi vào tay Sở Khanh sau đó.

Đọc đoạn thơ, chúng ta không chỉ hiểu được tâm trạng Kiều, mà còn thấy ở Kiều những phẩm chất tốt đẹp. Đó là một con người đầy lòng vị tha. Đồng thời chúng ta cũng thấy được sự đồng cảm của nhà thơ đối với nhân vật. Và nhất là thấy được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k