LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đổ lỗi né tránh trách nhiệm

 Viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đổ lỗi né tránh trách nhiệm
2 trả lời
Hỏi chi tiết
430
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
**Từ Bỏ Thói Quen Đổ Lỗi và Né Tránh Trách Nhiệm: Hành Trình Đến Sự Trưởng Thành và Thành Công**

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta không thể tránh khỏi những sai lầm và thất bại. Tuy nhiên, cách chúng ta đối diện với những sai lầm đó lại quyết định rất nhiều đến sự trưởng thành và thành công của mỗi người. Một trong những thói quen xấu mà nhiều người mắc phải là đổ lỗi và né tránh trách nhiệm. Đây là một thói quen không chỉ gây hại cho bản thân mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến những người xung quanh. Vì vậy, từ bỏ thói quen này là một bước quan trọng để chúng ta trở nên trưởng thành và đạt được những thành công lớn hơn trong cuộc sống.

Trước hết, việc đổ lỗi và né tránh trách nhiệm khiến chúng ta không thể học hỏi từ những sai lầm của mình. Khi gặp phải một vấn đề, thay vì tự nhìn nhận và tìm cách khắc phục, nhiều người lại chọn cách đổ lỗi cho người khác hoặc hoàn cảnh. Điều này không chỉ làm mất đi cơ hội để học hỏi và cải thiện bản thân mà còn khiến chúng ta trở nên thụ động và thiếu trách nhiệm. Chỉ khi chúng ta dám đối diện với sai lầm, nhận ra lỗi lầm của mình và tìm cách khắc phục, chúng ta mới có thể trưởng thành và phát triển.

Thứ hai, thói quen đổ lỗi và né tránh trách nhiệm làm giảm uy tín và lòng tin của người khác đối với chúng ta. Trong môi trường làm việc hay trong các mối quan hệ cá nhân, sự tin tưởng và tôn trọng là rất quan trọng. Khi chúng ta liên tục đổ lỗi cho người khác và không chịu nhận trách nhiệm, chúng ta sẽ dần mất đi sự tin tưởng và tôn trọng từ đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ cá nhân mà còn làm giảm hiệu quả công việc và cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.

Thứ ba, việc từ bỏ thói quen đổ lỗi và né tránh trách nhiệm giúp chúng ta rèn luyện tính kiên nhẫn và khả năng giải quyết vấn đề. Khi chúng ta dám đối diện với sai lầm và chịu trách nhiệm, chúng ta sẽ học được cách kiên nhẫn và tìm ra những giải pháp hiệu quả. Điều này không chỉ giúp chúng ta giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả mà còn rèn luyện cho chúng ta tính kiên nhẫn và khả năng đối mặt với khó khăn trong cuộc sống.

Cuối cùng, từ bỏ thói quen đổ lỗi và né tránh trách nhiệm giúp chúng ta trở nên tự tin và mạnh mẽ hơn. Khi chúng ta dám đối diện với sai lầm và chịu trách nhiệm, chúng ta sẽ cảm thấy tự tin hơn vào khả năng của mình. Điều này không chỉ giúp chúng ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống mà còn giúp chúng ta đạt được những thành công lớn hơn.

Tóm lại, từ bỏ thói quen đổ lỗi và né tránh trách nhiệm là một bước quan trọng để chúng ta trở nên trưởng thành và đạt được những thành công lớn hơn trong cuộc sống. Chỉ khi chúng ta dám đối diện với sai lầm, nhận ra lỗi lầm của mình và tìm cách khắc phục, chúng ta mới có thể học hỏi, phát triển và trở nên tự tin hơn. Vì vậy, hãy từ bỏ thói quen đổ lỗi và né tránh trách nhiệm ngay từ hôm nay để trở thành một người trưởng thành và thành công hơn.
2
0
whynothnguyen
15/07 20:51:09
+5đ tặng

Trong thế giới hiện đại, con người đang bị cuốn vào cuộc đua tranh giành công việc và sự sống. Cuộc sống đầy áp lực và khó khăn đã khiến cho mối quan hệ giữa con người trở nên xa cách hơn, thiếu quan tâm và chia sẻ với nhau.

Các thói quen xấu cũng đang trỗi dậy, bao gồm tham lam, ghen tuông, sống ảo và vô trách nhiệm với mọi người xung quanh, ngay cả với bản thân mình.

Vậy, thói quen vô trách nhiệm là gì? Đó là thái độ hờ hững, lạnh nhạt và không có trách nhiệm với lỗi lầm và vấn đề mà chúng ta phải giải quyết. Nó thường hiển thị thông qua thói quen sống và suy nghĩ sai lệch. Thông qua sự thờ ơ trước một vấn đề cần giải quyết và cần sự giúp đỡ của một cá nhân nào đó, nhưng họ lại cho rằng vấn đề đó không liên quan tới họ.

Các cá nhân thiếu trách nhiệm với chính bản thân thường thiếu định hướng, mục tiêu sống nghiêm túc và dễ dàng đắm mình vào những trò ăn chơi, sự thoả mãn ngắn hạn mà không quan tâm tới tương lai hay hướng đi của cuộc đời mình. Họ có thể rơi vào những sai lầm tội lỗi như nghiện ma túy, game online, rượu, thuốc lá hoặc trốn học... Sự thiếu trách nhiệm với bản thân cũng dẫn đến thiếu trách nhiệm với những người xung quanh, bởi vì họ không quan tâm tới những gì sẽ xảy ra trong tương lai.

Một số người có trách nhiệm với bản thân và luôn đặt ra mục tiêu sống rõ ràng, có sự nghiêm túc trong cuộc sống và đạt được nhiều thành công. Tuy nhiên, họ có thể thiếu trách nhiệm với gia đình và xã hội.

Trong xã hội hiện đại, không ít người đàn ông thành đạt trên thương trường, giàu có về tài chính nhưng lại nghèo nàn về mặt tình cảm và đạo đức. Họ bồ bịch, ngoại tình, chi tiêu tiền của mình cho những cô gái trẻ đẹp, nhưng lại không quan tâm đến vợ con, không biết họ đang sống như thế nào, con cái học hành ra sao.

Có những người con vô ơn, không quan tâm đến cha mẹ già yếu nghèo khổ, dù đã trở thành giám đốc kinh tế dư giả. Họ sống ích kỷ, chỉ muốn tìm kiếm sự thoả mãn cho bản thân mình, không quan tâm đến người thân xung quanh, ngay cả những người yêu thương và gắn bó nhất.

Thói vô trách nhiệm với xã hội chính là khi những người giàu có, thành đạt trong sự nghiệp sống thoải mái, sung túc, nhưng lại không quan tâm, không giúp đỡ những người khó khăn, người nghèo khổ, mặc dù chỉ cần một khoản chi tiêu nhỏ của họ cũng có thể giúp đỡ được rất nhiều người.

Tuy nhiên, những người này lại không có lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn. Họ chỉ tập trung vào lợi ích kinh tế của mình khi kinh doanh hoặc buôn bán mà không quan tâm đến tác động của việc làm đó đến cộng đồng và xã hội.

Chẳng hạn, việc xả chất thải công nghiệp trực tiếp vào sông hay môi trường tự nhiên dẫn đến ô nhiễm trầm trọng. Điều này làm cho khu du lịch bãi biển không thể tắm được, gây ra cá chết hàng loạt và gây ảnh hưởng đến sức khỏe cư dân địa phương.

Hoặc những người buôn bán thực phẩm bẩn chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà không quan tâm đến chất lượng sản phẩm, sử dụng các thuốc tẩy rửa hóa chất để làm cho thực phẩm ôi thiu trở thành thực phẩm sạch, dẫn đến tăng đột biến tỷ lệ người mắc bệnh ung thư tại Việt Nam trong những năm gần đây. Đây đều là những hành động thiếu trách nhiệm với xã hội.

Nguyên nhân của sự vô trách nhiệm này là do quan niệm sống sai lầm của nhiều người. Họ sinh ra trong gia đình không được yêu thương, không được giáo dục đúng mực, dẫn đến tư tưởng sống lệch lạc. Khi lớn lên, họ có thói quen sống ích kỷ và chỉ suy nghĩ đến bản thân, lợi ích của mình.

Nhiều người con được cha mẹ nuôi nấng, yêu thương đầy đủ từ nhỏ. Nhưng khi lớn lên, họ sẵn sàng đuổi cha mẹ ra khỏi nhà, chiếm đoạt tài sản và sống theo ý mình. Nhiều người con mải mê nghiện ngập, bỏ qua những lời khuyên của cha mẹ và dẫn đến cãi cọ, xích mích, thậm chí án mạng. Họ có thể sẵn sàng giết cha mẹ để có tiền ăn chơi.

Vì vậy, giữ gìn truyền thống gia đình và giáo dục con cái đúng cách là vô cùng quan trọng. Câu “Dạy con từ thuở còn thơ” của cha ông ta đúng là như thế. Khi trẻ được dạy dỗ từ nhỏ, họ sẽ trở thành người có trách nhiệm, biết đạo đức, và trở thành người tốt.

 

Cuộc sống hiện đại ngày càng đa dạng, với nhiều thói quen mới và lối sống phương Tây được nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên, những thay đổi này cũng đang gây ra sự biến đổi trong thế hệ trẻ hiện nay. Thói quen sống thích hưởng thụ, muốn tận hưởng cuộc sống mà không muốn đặt công sức và thời gian vào công việc hay học tập, đang trở nên phổ biến trong giới trẻ.

Đồng thời, sự ảo tưởng về việc trở thành ngôi sao và được công nhận của đám đông cũng khiến nhiều người trẻ trở nên vô trách nhiệm. Họ sẵn sàng tạo ra những hành động phản cảm trên mạng xã hội để thu hút sự chú ý của người khác, đồng thời cũng ảnh hưởng đến đạo đức và giá trị văn hoá truyền thống của gia đình và xã hội.

Một xã hội phát triển bền vững và lành mạnh chỉ có thể xây dựng được nếu mỗi người chúng ta sống với trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể xây dựng được một xã hội hiện đại, tiên tiến và đáp ứng được các thách thức và cơ hội trong thời đại mới.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Tiến Dũng
15/07 20:51:45
+4đ tặng

Người xưa từng nói: “Nhân bất thập toàn”, nghĩa là không ai sinh đã là người hoàn hảo. Sai lầm là một biểu hiện thường gặp phải trong cuộc sống con người. Có những sai lầm thì mới có được trái ngọt, những thành công.

Từ con người bình thường đến các nhà đạo lí đều có những sai lầm nhất định trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Và lời xin lỗi luôn là một hành động chuẩn mực, cần thiết trong cuộc sống chúng ta mà ai cũng cần phải biết. Lời xin lỗi thực sự cần thiết mỗi khi sai lầm xảy ra để hạn chế những hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn được bình yên hơn thì lời xin lỗi thực sự cần thiết.

“Đổ lỗi” là hành vi con người cố tình chối bỏ lỗi lầm của mình, đùn đẩy trách nhiệm hoặc viện cớ do lí do khách quan, hoặc đổ tội cho người khác. Đây là một hiện tượng đáng buồn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày.

“Nhận lỗi” là hành động tự nhận khuyết điểm, tự giải quyết vấn đề và nhận ra sai lầm của mình, là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù và khi nhận ra lỗi lầm cần được tha thứ.

Chắc hẳn trong chúng ta, ai cũng đã từng mắc phải sai lầm nào đó, vậy các bạn sẽ làm gì và phải làm gì trong trường hợp đó? Các bạn sẽ trân thành đối diện với sự thật và nhận lỗi hay trở thành một kẻ hèn nhát trốn tránh và đổ tội cho người khác vì không muốn mọi người chỉ trích phán xét mình? Mình nghĩ rằng tất cả các bạn ngồi đây đã có những lần tự biến mình thành kẻ hèn nhát. Mình cũng đã từng như vậy, đã từng trở nên nhu nhược như thế.

Thay vì chịu trách nhiệm trước hành động của bản thân, họ luôn đùn đẩy đổ thừa cho hoàn cảnh và những người xung quanh, không dám đứng ra nhận lỗi. Câu cửa miệng của họ mỗi khi bị người khác hỏi về lỗi lầm phạm phải là “Tại vì…”, tại thế nọ, tại thế kia. Đó chính là sự tôn trọng với bản thân cũng như thiếu sự tôn trọng đối với người khác.

Vậy các bạn có bao giờ tự hỏi, tại sao bản thân cũng biết đó là sai nhưng lại sẵn sàng nói dối, đổ lỗi cho người khác để bao biện cho hành động của mình hay chưa? Theo mình, nguyên nhân xuất phát từ việc mỗi người không thể tìm được phương án giải quyết cho các vấn đề của bản thân mắc phải.

Chúng ta sẵn sàng phủi bỏ trách nhiệm và đùn đẩy cho người khác để không phải gánh vác và xử lí vấn đề xảy ra. Ngoài ra, nó còn cho thấy ý thức kém về bản thân cũng như khả năng đối mặt với sự thật và mọi người xung quanh.

Lâu dần, chúng ta sẽ hình thành một thói quen xấu là đổ lỗi cho người khác, tự tạo ra một thói quen xấu để bảo vệ cho cái “tôi” mỏng manh của chính mình. Đổ lỗi cho người khác một cách thường xuyên sẽ khiến bạn đánh mất đi khả năng chịu trách nhiệm trong mọi vấn đề, có cái nhìn xấu trong mắt người khác; không thể trưởng thành, học hỏi từ những vấp ngã, sai lầm trong cuộc sống.

Đó là lý do vì sao chúng ta phải học hỏi, trau dồi thay đổi mỗi ngày. Khi dám thay đổi, đúng ra nhận lỗi, bạn sẽ có một tâm thế thoải mái, giải thoát bản thân khỏi những lo lắng hoặc những ánh mắt không tốt của mọi người.

Hơn nữa, bạn sẽ nhìn nhận được khả năng xử lí tình huống của bản thân đối với hoàn cảnh hiện tại và trong những tình huống sắp tới. Phát huy được những điều này, bạn sẽ dần từ bỏ được thói quen đổ lỗi cho người khác vì hành động của mình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư