Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hòa tan hoàn toàn 2,8g kim loại R chưa rõ hóa trị trong dd HCl dư thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Xác định tên R

Bài 27. Hòa tan hoàn toàn 2,8g kim loại R chưa rõ hóa trị trong dd HCl dư thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Xác định tên R
Bài 28. Khử hoàn toàn 16g oxit của kim loại M có hóa trị II người ta dùng đúng 4,48 lít khí H2 (đktc) thu được kim loại M. Xác định tên M và CTHH của oxit trên
Bài 29. Khử hoàn toàn 16g oxit của kim loại M có hóa trị III người ta dùng đủ 6,72 lít khí CO (đktc) thu được kim loại M và khí CO2. Xác định tên M và CTHH của oxit trên
Bài 30. Khử hoàn toàn 11,6g một oxit sắt (FexOy) bằng khí H2 ở to cao thu được 8,4g sắt kim loại. Xác định CTHH của oxit sắt và tính VH2 (đktc) đã dùng
6 trả lời
Hỏi chi tiết
8.269
4
0
Nguyễn Trần Thành ...
09/03/2018 19:02:46

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
0
Nguyễn Trần Thành ...
09/03/2018 19:03:09
10
11
Tiểu Khả Ái
10/03/2018 22:28:46
Bài 27. Hòa tan hoàn toàn 2,8g kim loại R chưa rõ hóa trị trong dd HCl dư thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Xác định tên R
Gọi hóa trị của kim loại R là n
PTHH: 2R + 2nHCl ---> 2RCln + nH2
nH2 = 1,12/22,4=0,05 mol
Theo PT ta thấy: nR = 0,05.2/n = 0,1/n (mol)
R = mR/nR = 2,8/(0,1/n)=28n
Chạy nghiệm và biện luận R theo n ta đc n=2 thỏa mãn
=> R = 56 (Fe)
Vậy R là KL Fe
2
4
Tiểu Khả Ái
10/03/2018 22:30:46
Bài 28. 
Gọi CTHH của oxit là MO
PTHH: MO + H2 --t--> M + H2O
nH2= 4,48/22,4=0,2 mol
Theo PT ta thấy: nMO = nH2
=> nMO = 0,2 mol
MO = mMO/nMO=16/0,2 = 80 (g/mol)
=> M + 16 = 80
=> M = 64 ( Cu)
Vậy M là Cu và CTHH của oxit là CuO
3
2
Tiểu Khả Ái
10/03/2018 22:33:30
Bài 29.
Gọi CTHH của oxit là M2O3
PTHH: M2O3 + 3CO --t--> 2M + 3CO2
nCO = 6,72/22,4=0,3 mol
Theo PT ta thấy: nM2O3= 1/3.nCO
=> nM2O3 = 0,3/3= 0,1 mol
=> M2O3 = 16/0,1=160 (g/mol)
=> 2M + 16.3 = 160
=> 2M = 112
=> M = 56 (Fe)
Vậy kim loại M là Fe và CTHH của oxit là Fe2O3
3
2
Tiểu Khả Ái
10/03/2018 22:39:11
Bài 30. 
PTHH:  FexOy + yH2 --t--> xFe + yH2O
nFe = 8,4/56 = 0,15 mol
Bào toàn nguyên tố Fe: nFe (kim loại) = nFe (FexOy)
=> nFe(FexOy) = 0,15 mol
=> mFe(FexOy) = 8,4g => mO(FexOy)=11,6 - 8,4=3,2g
=> nO(FexOy)=3,2/16=0,2 mol
Ta có:
nFe(FexOy)  :  nO(FexOy) =  0,15 : 0,2 
=> x : y = 3 : 4
=>. x = 3 ; y = 4
Vậy CTHH của oxit sắt là Fe3O4
=> nFe3O4 = 11,6/232=0,05 mol
=> nH2=0,05.y = 0,05.4=0,2 mol
VH2 (đktc) đã dùng=0,2.22,4=4,48l
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư