Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
•Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược.
•Từ nửa sau thế kỷ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á: Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm 3 nước Đông Dương; Tây Ban Nha rồi Mỹ chiếm Philippin; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm Inđônêxia.
•Xiêm (Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập, nhưng cũng trở thành “vùng đệm” của tư bản Anh và Pháp.
Câu 2 : Vì sao trong bối cảnh đó , Nhật Bản và Xiêm lại giữ được nền độc lập của mình còn các nước khác thì không● XIÊM
- Vua Ra-ma V đã thực hiện những đường lối chính sách ngoại giao mềm dẻo vs các nước thực dân phương Tây, lợi dụng vị trí nước đệm giữa Anh và Pháp để cắt nhượng một số vùng đất để giữ gìn chủ quyền
- Chính sách cải cách đất nước trên nhiều lĩnh vực , mở cửa buôn bán với nước ngoài --> đưa Xiêm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa
====> Giúp xiêm giữ vững chủ quyền đất nước, thoát khỏi số phận thuộc địa.
● Nhật Bản :
- Tương tự như Xiêm, Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đã thực hàng loạt cải cách trên toàn bộ lĩnh vực ( minh chứng là Cuộc cải cách Duy TânMinh Trị ) đưa đất nước đi lên --> phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa
- 30 năm cuối, Nhật Bản đẩy mạnh việc xâm lược , bành trướng quyền lực ( chiến tranh với Trung Quốc, Nga, Đài Loan, Triều Tiên....) ==> Hầu hết giành thắng lợi , các nước thua cuộc phải bồi thường chiến phí + của cải cướp được từ các nước đó ==> ĐẾ QUỐC QUÂN PHIỆT
===> Giúp Nhật Bản thoát khỏi số phận thuộc địa
Câu 3 : Liên hệ tình hình Việt Nam cùng thời
-Thực dân Pháp ráo riết mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị tấn công đánh chiếm cả nước ta ---> Nhân dân Nam Kì đứng lên đấu tranh chống Pháp, hỗ trợ Lào và Campuchia cùng chống chế độ thực dân.
- Triều đình Huế nhu nhược, vẫn tiếp tục thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu.
=> Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.
==> CÁC CUỘC CẢI CÁI DUY TÂN LẦN LƯỢT RA ĐỜI (Phan Bội Châu, Phân Châu Trinh ....)
Câu 4 : Phân tích nguyên nhân sâu xa , kết cục , tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất ?
~ Nguyên nhân : * Nguyên nhân sâu xa:
- Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.
* Nguyên nhân trực tiếp:
- Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau: khối Liên minh (Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga).
- Duyên cớ: Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo-Hung bị một phần tử khủng bố ở
Xéc-bi ám sát. Quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội này để gây chiến tranh.
~ Kết cục : Chiến tranh đã gây nhiều tai họa cho nhân loại: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương. Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá huỷ. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên tới khoảng 85 tỉ đôla.
Chiến tranh kết thúc đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận. Bản đồ thế giới được chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.
Trong quá trình chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới vẫn không ngừng phát triển, nổi bật là thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga.
~ Tính chất : - Là cuộc chiến tranh nhằm tranh giành thụôc địa giữa các nuớc đế quốc, chỉ đem lại lợi nhuận cho giai cấp tư sản nắm quyền
- Là cuộc chiến tranh xâm luợc và cuớp đọat lãnh thổ, thuộc địa đối phuơng
- Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa cả 2 phe tham chiến
~ Giải thích tính chất : - Mục đích tham chiến của các nước đế quốc: tranh giành thuộc địa của nhau, khuếch trương thế lực,… nhằm phân chia lại thế giới. Những mục đích trên chỉ đem lại lợi nhuận cho giai cấp tư sản nắm quyền.
- Hậu quả: nặng nề trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội,… Những hậu quả này đè nặng lên vai những người dân vô tội.
⟹ Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất của một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |