Có một cái cân đồng hồ đã cũ và không còn chính xác, làm thế nào có thể cân chính xác khối lượng của một vật nếu cho phép dùng thêm một hộp quả cân ?
- Đặt vật cân lên đĩa cân xem cân chỉ bao nhiêu. Sau đó thay vật cần cân bằng một số quả cân thích hợp sao cho kim cân chi đúng như cũ. Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân bằng khối lượng của vật cần cân.
Bài 3:Làm thế nào để lấy 1 kg gạo từ một bao đựng 10 kg gao khi trên bàn chỉ có một cân đĩa và một quả cân 4 kg.
- Đặt quả cân vào bao gạo vào 2 đĩa cân. Lấy bớt gạo ra cho đến khi cân thằng bằng.
Khi đó ta đã lấy ra 6 Kg.
Chia đôi số gạo lấy ra và cho lên hai đĩa cân. Điều chỉnh số lượng 2 bên sao cho cân thăng bằng. Ta có mỗi bên 3 kg gạo. Lấy gạo một bên đĩa cân xuống và cho quả cân lên.
Giờ lấy cái bao rỗng, cho một ít gạo vào và đặt lên đĩa chứa gạo. Điều chỉnh lượng gạo trong bao cho đến khi cân thăng bằng. Trong bao đó là 1kg gạo.
Bài 4:Một cân đĩa thăng bằng khi :
a) Ở đĩa cân bên trái có 2 gói kẹo, ở đĩa cân bên phải có các quả cân 100g, 50g, 20g và 10g.
b) Ở đĩa cân bên trái có 5 gói kẹo và một gói sữa bột, ổ đĩa cân bên phải có 2 gói sữa bột .
Hãy xác định khối lượng của một gói kẹo và 1 gói sữa bột .Cho biết các gói kẹo có khối lượng bằng nhau và các sữa bột có khối
- Vì cân thăng bằng nên khối lượng vật cần đo bên trái bằng tổng khối lượng các quả cân bên phải.
Khối lượng 2 gói kẹo bên trái là: m = 100 + 50 + 20 + 20 + 10 = 200g
Suy ra khối lượng 1 gói kẹo là: m1 = m : 2 = 200 : 2 = 100g
Khối lượng của 5 gói kẹo bên đĩa cân bên trái là:
mk = 5.m1 = 5.100 = 500g
Cân thăng bằng nên khối lượng của 5 gói kẹo bên trái bằng tổng khối lượng 2 gói sữa bột bên phải.
Suy ra khối lượng 1 gói sữa bột là: m2 = 500 : 2 = 250g
Bài 6 :Có 6 viên bi nhìn bề ngoài giống hệt nhau. Trong đó có 1 viên bằng chì nặng hơn và 5 viên bằng sắt
Hãy chứng minh rằng chỉ cần dùng Rôbécvan cân 2 lần là có thể phát hiện ra viên bi bằng chì
- Lần thứ nhất: đặt lên mỗi đĩa cân 3 viên bi. Đĩa cân nặng hơn là đĩa cân có chứa viên bi chì.
- Lần cân thứ hai: lấy 2 trong 3 viên bi ở đĩa cân nặng hơn rồi đặt lên mỗi đĩa cân 1 viên này. Có thể xảy ra 2 trường hợp sau:
+ Cân thăng bằng: 2 viên bi nặng bằng nhau và đều là bi sắt. Viên bi còn lại chưa đặt lên đĩa cân là viên bi chì.
+ Cân không thăng bằng: đĩa cân còn lại chứa viên bi chì là đĩa cân thấp hơn do chì nặng hơn sắt.
Bài 6: Để thực hiện đo thời gian khi đi từ cổng trường vào lớp học, em dùng loại đồng hồ nào?
Giải thích sự lựa chọn của em?
- Ta dùng đồng hồ bấm giây.Vì Khoảng thời gian đi bộ từ cổng trường vào lớp học ngắn ngắn nên để chính xác đo thời gian.
Bài 7: Cho các dụng cụ sau:
- Một sợi chỉ dài 50cm
- Một chiếc thước kẻ có giới hạn đo 50 cm
- Một cái đĩa tròn
Hãy tìm phương án đo chu vi của cái đĩa đó
- Dùng sợi chỉ quấn một vòng quanh đĩa. Đánh dẫu chiều dài một vòng của sợi chỉ.
- Dùng thước kẻ đo chiều dài sợi chỉ vừa đánh dấu. Kết quả đo chính là chu vi của đĩa.