Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Chủ nghĩa đế quốc Anh: chủ nghĩa đế quốc thực dân. Vì Anh luôn đi chiếm các thuộc địa
Pháp là chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi. Vì pháp cho các nước nghèo vay nặng lãi
Đức là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến. Vì đức thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động: đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, tích cực chạy đua vũ trang; hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường, chia lại các khu vực ảnh hưởng trên thế giới
Mĩ là xứ sở của các "ông vua công nghiệp" vì đứng đầu các công ti khổng lồ là những ông vua như "vua dầu mỏ" Rốc-phe- lơ, "vua ô tô" Pho, "vua thép" Mooc-gan,... và được gọi là chủ nghĩa đế quốc thực dân hiếu chiến
3/
Tình hình kinh tế xã hội của Pháp trước cách mạng là:
Tình hình kinh tế:
Ruông đất đều nằm trong tay quý tộc, nạn đói kém mất mùa liên tiếp xảy ra nên nhân dân đói khổ
Công thương nghiệp đang phát triển như bị chế độ phong kiến kìm hãn
Tình hình xã hội
Trước cách mạng, Pháp là một nước quân chủ chuyên chế. Nhà vua nắm mọi quyền hành.
- Xã hội phong kiến Pháp phân thành ba đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.
+ Đẳng cấp Quý tộc nắm giữ những chức vụ cao trong bộ máy hành chính, quân đội. Tăng lữ và Quý tộc là những đẳng cấp được hưởng mọi đặc quyền kinh tế, nhưng không phải đóng thuế cho nhà vua.
+ Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp và tầng lớp: tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Họ không có quyền lợi chính trị. Tư sản đứng đầu Đẳng cấp thứ ba, có thế lực kinh tế, song không có quyền lực chính
-> kết luận: Nét chính về tình hình nước Pháp trước cách mạng: tình hình kinh tế, chính trị - xã hội và cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng.
4/
Chính Đảng đầu tiên của giai cấp vô sản là tổ chức "Đồng minh những người cộng sản”. Đây chính là chính đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế.
5/ Ý nghĩa lịch sử:
Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản Pháp phát triển
Có sự ảnh hưởng lởn đối với lịch sử thế giới
Đây là cuộc cách mạng tư sản điển hình và triệt để nhất
Đánh giá:
Cách mạng tư sản Pháp được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ phong kiến, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi.
6/
Nước Mĩ có điều kiện thiên nhiên thuận lợi (đất đai rộng lớn, màu mỡ), kết hợp với phương thức canh tác hiện đại (chuyên canh, sử dụng máy móc và phân bón).
- Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú: mỏ vàng, mỏ dầu,…
- Có nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao luôn được bổ sung bởi luồng người nhập cư.
- Tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học - kĩ thuật mới.
- Sự tập trung sản xuất và tư bản ở Mĩ diễn ra mạnh mẽ.
- Mĩ lợi dụng chiến tranh giữa các nước, bán vũ khí, thu về lợi nhuận cao.
- Nhà cầm quyền Mĩ đưa ra những chính sách phát triển kinh tế đúng đắn và phù hợp với tình hình nước Mĩ.
7/
Kinh tế:
Sau năm 1870 kinh tế phát triển nhanh chóng và đứng thứ hai của thế giới ( sau Mĩ) vượt Pháp về sản suất công nghiệp
Cuối thế kỉ XIX quá trình tập trung sản xuất của nhiều công ty độc quyền về than đá, luyện kim,... ra đời, chi phối nền kinh tế Đức
Chính trị:
Theo thể chế liên bang, nhà nước do tư sản độc quyền và quý tộc địa chủ thống trị
Thi hành chính sách đối ngoại,đối nội phản động: đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá đạo lực, tích cực chạy đua vũ trang.
Chế độ chính trị ở Đức thời kì này thực chất là chế độ nửa chuyên chế, áp dụng sự thống trị của Phổ trên toàn nước Đức.
- Tính chất quân phiệt hiếu chiến là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Đức.
8/
KInh tế:
Những thành tựu chủ yếu về kỹ thuật
a) Trong công nghiệp:
- Từ nửa sau thế kỉ XVIII sản xuất máy mọc được tiến hành đầu tiên ở Anh, sau đó lan tràn ở các nước Âu - Mĩ, tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp:
+ Kỹ thuật luyện kim được cải tiến.
+ Phát minh phương pháp sản xuất nhôm nhanh và rẻ.
+ Nhiều máy móc chế tạo công cụ ra đời.
+ Sắt trở thành nguyên liệu chủ yếu để sản xuất máy móc.
+ Máy hơi nước được sử dụng rộng rãi.
b) Giao thông, liên lạc:
- Năm 1807, tàu thủy chạy bằng hơi nước.
- Năm 1802, đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.
- Năm 1814, xe lửa chạy trên đường sắt.
- Phát minh máy điện tín, sáng chế bảng chữ cái cho điện tín.
c) Nông nghiệp:
- Kỹ thuật và phương pháp canh tác có nhiều tiến bộ:
+ Phân hóa học được sử dụng.
+ Máy kéo chạy bằng hơi nước, máy cày nhiều lưỡi, máy gặt được sử dụng.
d) Quân sự:
- Nhiều vũ khí mới được sản xuất: đại bác, súng trường bắn nhanh và xa, chiến hạm vỏ thép chạy bằng chân vịt có trọng tải lớn,…
->Những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật trên các lĩnh vực: công nghiệp; giao thông, liên lạc; nông nghiệp; quân sự.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |