Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1. Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy.
Hai câu ca dao này rất nổi tiếng, có nghĩa như sau: từ xưa, quan niệm học tốt gắng liền với hình ảnh người thầy. Cha mẹ ai muốn con mình học giỏi đều mang biếu ông giáo gói xôi, con gà để mong thầy dạy cho con của mình chữ để trở thành tài.
2. Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước mong.
Hai câu thơ trên có nghĩa là “cơm cha áo mẹ chữ thầy” mọi thứ luôn bày sẵn ra cho chúng ta con đường chúng ta đi bao giờ cũng dễ dàng rất nhiều, do vậy mà sau này có thành tài thành công thì đừng quên ơn nghĩa những người đã dạy dỗ ta.
3. Ơn thầy soi lối mở đường
Cho con vững bước dặm trường tương lai
Muốn nhắn nhủ chúng ta là những người thầy cô đã soi lối mở đường cho tương lai của chúng ta, qua đó khuyên nhủ chúng ta hãy luôn nhớ về công ơn cảu thầy cô.
4. Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây
Ơn cha nghĩa trọng công thầy cũng sâu.
So sánh hình ảnh gươm vàng với ơn nghĩa cha thầy, và dù cho hồ Tây có sâu cỡ nào đi nữa thì công ơn của cha thầy cũng chẳng thua kém .
5. Mười năm rèn luyện sách đèn
Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy.
Hai câu ca dao có hàm ý là thầy cô đã dạy dỗ ta “mười năm đèn sách” vì thế sau này “công thành danh toại” thì chúng ta đừng quên những năm tháng thầy cô đã dưỡng dục chúng ta.
6. Ơn Thầy không bằng gốc bễ,
Nghĩa Thầy gánh vác cuộc đời học sinh.
Hai câu thơ ý muốn nói cho chúng ta biết rằng công ơn dạy dỗ của thầy cô đối với chúng ta rất lớn vì vậy phải cố gắng học hành để không phụ lòng thầy cô.
7. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.
Hai câu ca dao này có hàm ý muốn nhắn nhủ chúng ta đừng bao giờ quên công ơn của thầy cô, sau khi “công thành danh toại” thì hãy nhớ đến những người đã dạy dỗ chúng ta có được như ngày hôm nay.
8. Ở đây gần bạn gần thầy
Có công mài sắt có ngày nên kim.
Câu thơ rất ý nghĩa nhắn nhủ ta phải luôn cố gắng học hành thật tốt, “gần bạn gần thầy” hàm ý muốn nói luôn phải học hỏi từ bạn bè và thầy cô.
9. Con hơn cha là nhà có phúc
Trò hơn thầy là đất nước yên vui.
Hàm ý muốn nói con cái giỏi hơn cha thì nhà đó có phúc, còn thầy dạy mà sau này trò giỏi hơn cả thầy thì sẽ đóng góp rất nhiều cho đất nước thông qua hình ảnh “đất nước yên vui”
10. Con ơi ghi nhớ lời này Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên.
Nhắn nhủ chúng ta phải luôn ghi nhớ công lao nuôi nấng, dạy dỗ ta khôn lớn từ những bậc làm cha, làm mẹ, làm thầy.
5. Những câu ca dao, tục ngữ về học tập– Học là học biết giữ giàng
Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung.
– Làm người mà được khôn ngoan
Cũng nhờ học tập mọi đường mọi hay
Nghề gì đã có trong tay
Mai sau rồi cũng có ngày ích to.
– Học là học để làm người
Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi.
– Học trò học hiếu học trung
Học cho đến mực anh hùng mới thôi.
– Học là học để mà hành
Vừa hành vừa học mới thành người khôn.
– Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài
Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi.
– Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.
– Học ăn học nói, học gói học mở.
– Học hay cày biết.
– Học một biết mười.
– Học thầy chẳng tầy học bạn.
– Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu.
– Ăn vóc học hay.
– Bảy mươi còn học bảy mươi mốt.
– Có cày có thóc, có học có chữ.
– Có học, có khôn.
– Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.
6. Những câu ca dao, tục ngữ về thiên nhiên về sản xuất và lao động1. Con trâu là đầu cơ nghiệp
Câu tục ngữ này được hiểu là con trâu gần gũi và quan trọng hàng đầu đối với cuộc sống của người nông dân. Câu tục ngữ nói về tầm quan trọng của việc tạo duyên và giữ duyên trong định hướng nghề nghiệp và xây dựng cơ nghiệp
2. Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn
Câu tục ngữ này là hoàn toàn chính xác. Tự cổ chí kim không ai làm chuồng gà, chuồng gia cầm, gia súc theo hướng Đông là vì nguyên nhân hướng gió. Một việc làm đầy tính khoa học và đúng đắn.
3. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.
Kinh nghiệm này phản ánh khá đúng thực tiễn. Chuồn chuồn bay thấy hay bay cao phụ thuộc vào áp suốt của khí quyển. Ông cha ta nhận thấy khi sắp mưa những hạt hơi nước nhỏ bé sẽ đọng lại trên các cánh mỏng của chuồn chuồn, làm tăng tải trọng và khiến chúng phải bay thấp là đà sát mặt đất. Do vậy mà đã nghĩ ra câu tục ngữ này để có thể dễ dàng dự báo thời tiết.
4. Đầu năm gió to, cuối năm gió bấc
Câu tục ngữ này cho thấy kinh nghiệm quan sát hiện tượng tự nhiên của ông cha ta, qua đó mà có thể dự báo được trước thời tiết để sản xuất.
5. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
Đây là câu ca dao mà ông cha đã truyền lại cho chúng ta rất chính xác nhờ vào những gì mà mình đã đúc kết được trong cuộc sống mà ngày nay nó vẫn rất khả thi. Ý nghĩa là tháng năm thì thời gian ban ngày dài hơn thời gian ban đêm, còn vào tháng mười thì thời gian ban ngày ngắn hơn thới gian ban đêm.
6.Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
Ngày xưa, ông cha ta thấy kiến bò là đoán lụt và hay đề phòng lũ lụt sau tháng 7 âm. Do kiến là loại bò sát nên có thể biết được những thiên tai trước con người 1 cách nhanh nhạy , nó bò để chuẩn bị thức ăn , nơi trú ẩn để tránh nạn (các bạn quan sát sẽ thấy trước khi mưa kiến thường bò đoàn dài trên tường)
7. Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.
Cũng là một kinh nghiệm về việc dự đoán trời mưa. Ếch là một loài động vật rất mẫn cảm với việc đổi thay thời tiết, nhất là khi trời trở trời mưa. Khi trời chuẩn bị kéo cơn mưa, ếch thường cất tiếng kêu lên bờ ao, hồ, đồng ruộng. Chính vì thế mà dựa vào tiếng kêu của ếch, dân gian ta có thể biết trước trời sắp có mưa, mà hệ quả của trời mưa chính là “ao chuôm đầy nước”.
8. Gió thổi là đổi trời.
Câu tục ngữ này phản ánh thực tiễn về hiện tượng tự nhiên, gió thổi là đổi trời dễ dàng nhận biết để giữ gìn cơ thể.
9. Giàu đâu những kẻ ngủ trưa Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày. Câu tục ngữ này có lẽ muôn đời đúng. Ám chỉ những thanh niên lười biếng.
10. Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
Lúa Chiêm là giống lúa có xuất xứ từ khu vực Nam Trung Bộ, gieo vào tháng giêng và thu hoạch khoảng tháng năm âm lịch. Khoảng tháng 2 tháng 3 khi mùa mưa bắt đầu, có nhiều sấm sét là điều kiện quan trọng giúp cố định một lượng lớn nitơ bổ sung dinh dưỡng cho đất, đặc biệt nó là là nguồn dinh dưỡng khoáng quan trọng cho cây lúa.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |