Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

So sánh tính bazơ của các oxit sau Na2O, Al2O3, MgO, SiO2

Câu 18. So sánh tính bazơ của các oxit sau Na2O, Al2O3, MgO, SiO2.
    A. Na2O > Al2O3 > MgO > SiO2.        B. Al2O3 > SiO2 > MgO > Na2O.
    C. Na2O > MgO > Al2O3 > SiO2.        D. MgO < Na2O < Al2O3 < SiO2.
Câu 19. Tính bazơ tăng dần trong dãy
    A. K2O; Al2O3; MgO; CaO            B. Al2O3; MgO; CaO; K2O    
    C. MgO; CaO; Al2O3; K2O            D. CaO; Al2O3; K2O; MgO
Câu 20. Sắp xếp tính Bazơ của các hiđroxit sau NaOH, Mg(OH)2, Si(OH)4, Al(OH)3 theo chiều giảm dần
    A. Al(OH)3; NaOH; Mg(OH)2; Si(OH)4.        B. NaOH; Mg(OH)4; Si(OH)4; Al(OH)3.
    B. NaOH; Mg(OH)2; Al(OH)3; Si(OH)4.        D. Si(OH)4; NaOH; Mg(OH)2; Al(OH)3.
Câu 21. Mg là nguyên tố nhóm IIA, oxit cao nhất của nó có công thức là
    A. MgO.        B. MgO4.        C. Mg2O.        D. Mg2O3.
Câu 22. Nguyên tố R có cấu hình e 1s² 2s²2p3 công thức hợp chất khí với Hidro và công thức hợp chất oxit cao nhất là
    A. RH4 và RO2.        B. RH3 và R2O5.    C. RH2 và RO3.        D. RH3 và R2O3.
Câu 23. Hợp chất RH3, trong đó Hidro chiếm 17,65% về khối lượng. Nguyên tố R là
    A. K= 39.        B. N = 14.        C. P = 31.        D. Br = 80.
Câu 24. Mệnh đề nào sau đây không đúng?
    A. Trong chu kỳ, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần hóa trị nguyên tố.
    B. Trong chu kỳ, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
    C. Các nguyên tố trong cùng chu kỳ có cùng số lớp e.
    D. Các nguyên tố trong cùng phân nhóm chính có số e ngoài cùng bằng nhau.
Câu 25. Số thứ tự ô nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn bằng
    A. số proton        B. số khối        C. số nơtron         D. số e độc thân
Câu 26. Trong bảng hệ thống tuần hoàn, số thứ tự của chu kỳ bằng số
    A. e hóa trị.        B. lớp e.        C. e lớp ngoài cùng.    D. p của hạt nhân.
Câu 27. Nguyên tố M ở chu kỳ 5, nhóm IB. Cấu hình electron của M là
    A. 1s² 2s²2p6 3s²3p63d10 4s²4p6 5s1.        B. 1s² 2s²2p6 3s²3p63d10 4s²4p64d10 5s1.
    C. 1s² 2s²2p6 3s²3p63d10 4s²4p64d9 5s².        D. 1s² 2s²2p6 3s²3p63d10 4s²4p64d8 5s1.
Câu 28. Nguyên tử R có cấu hình electron 1s² 2s²2p4. Số electron độc thân của R là
    A. 1            B. 2            C. 3            D. 4
Câu 29. Nguyên tố R có cấu hình electron 1s² 2s²2p6 3s²3p63d3 4s². R thuộc họ nguyên tố nào?
    A. s            B. p            C. d            D. f
Câu 30. Trong mỗi chu kỳ, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì
    A. tính kim loại tăng, tính phi kim tăng        B. tính kim loại tăng, tính phi kim giảm
    C. tính kim loại giảm, tính phi kim tăng        D. tính kim loại giảm, tính phi kim giảm
Câu 31. Cho các nguyên tố 4Be, 11Na, 12Mg, 19K. Chiều giảm dần tính bazơ của các hiđroxit là
    A. Be(OH)2 > Mg(OH)2 > NaOH > KOH.    B. Be(OH)2 > Mg(OH)2 > KOH > NaOH.
    C. KOH > NaOH > Mg(OH)2 > Be(OH)2.    D. Mg(OH)2 > Be(OH)2 > NaOH > KOH.
Câu 32. Chọn nhận định đúng.
    A. Chu kỳ gồm những nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số phân lớp.
    B. Trong một chu kỳ từ trái sang phải tính phi kim giảm dần, tính kim loại tăng dần.
    C. Số thứ tự của nguyên tố bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.
    D. Chu kỳ 4 có đến 32 nguyên tố.
Câu 33. Cho một số nguyên tố: X (Z = 6); Y (Z = 7); M (Z = 20); Q (Z = 19). Nhận xét đúng là
    A. X, Y là phi kim; còn M, Q là kim loại.    B. Tất cả đều là phi kim.
    C. X, Y, Q là phi kim; còn M là kim loại.    D. Tất cả đều là kim loại.
Câu 34. Độ âm điện của một nguyên tử là
    A. khả năng tích điện âm.
    B. khả năng nhường electron ở lớp ngoài cùng.
    C. khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết.
    D. khả năng phản ứng hóa học mạnh hay yếu.
Câu 35. Nguyên tử của một nguyên tố có cấu hình electron là: 1s² 2s²2p6 3s² thì nguyên tố đó thuộc
    A. phân nhóm IA.     B. chu kỳ 2.        C. chu kỳ 3.        D. phân nhóm IIIA.
Câu 36. Anion X– và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn là
    A. X có số thứ tự 19, chu kỳ 4, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 16, chu kỳ 3, nhóm VIA.
    B. X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm VIA.
    C. X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.
    D. X có số thứ tự 19, chu kỳ 4, nhóm IA; Y có số thứ tự 16, chu kỳ 3, nhóm IIA.
Câu 37. Cấu hình của Ar là 1s² 2s²2p6 3s²3p6. Cấu hình electron giống như Ar là của ion nào sau đây?
    A. F–.            B. Mg2+.        C. Ca2+.            D. Na+.
Câu 38. Trong một nhóm A của bảng tuần hoàn, đi từ trên xuống dưới thì điều khẳng định nào đúng
    A. Bán kính nguyên tử giảm dần.        B. Tính phi kim giảm dần.
    C. Độ âm điện tăng dần.            D. Tính kim loại giảm dần.
Câu 39. Biết Na (Z = 11), Mg (Z = 12), Al ( Z = 13). Các ion Na+, Mg2+, Al3+ có cùng
    A. số e.             B. số khối.        C. số nơtron        D. số proton
Câu 40. Theo quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì
    A. phi kim mạnh nhất là I.            B. kim loại mạnh nhất là Li.
    C. phi kim mạnh nhất là F.            D. kim loại yếu nhất là Pb.
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.371
2
1
Nguyễn Ngọc Hân
18/11/2021 21:57:27
 C Na2O > MgO >Al2O3 > SiO2

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×