Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

So sánh những tác phẩm về kháng chiến chống Mĩ

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
13.875
8
2
"Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê ; "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long ; "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật hiện lên một tập thể anh hùng đang ngày đêm chiến đấu kẻ thù và xây dựng với để giữ từng tấc đất, ngôi nhà cho quê hương, đất nước và xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp hơn . Ba nhà văn đều không đi sâu vào miêu tả những đau thương mất mát , vất vả khó khăn của dân mình, hay tội ác tày trời của giặc Mỹ mà đi vào khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của con người Việt Nam trong chiến tranh cũng như trong lao động. Hình ảnh của Thao, Nho, Phương Định ; Anh thanh niên, cô kĩ sư và những người lính lái xe và còn biết bao con người nữa sáng lên mốt vẻ đẹp phẩm chất lạ thường. Họ là kết tinh của vẻ đẹp dân tộc, sức sống dân tộc. Những con người yêu nước thiết tha, quên mình vì tổ quốc ấy lại rất đỗi giản dị, sáng trong. Một tập thể anh hùng giữa hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, trong đó mỗi một nhân vật đều có một vẻ đẹp riêng, một tâm hồn, một cái "tôi' riêng hoà chung với cái "ta" rộng lớn.
b. Vẻ đẹp của thế hệ thanh niên thời kỳ chống Mỹ trong chiến đấu
"Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật và "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê là những tác phẩm xúc động, hào hùng về những người lính thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Các tác giả đã đi sâu khám phá vẻ đẹp của những người lính trẻ, những con người ngày đêm ra tiền tuyến vì miền Nam ruột thịt. Con người hiện lên trong trang thơ , trang văn của Phạm Tiến Duật và Lê Minh Khuê là một tập thể anh hùng đấy hiên ngang khí phách hào hùng. đã lắng nghe họ sống để ghi lại cái nhịp sống hào hùng, ghị lại vẻ đẹp tâm hồn, bản chất anh hùng của những con người giản dị, mộc mạc mà ngang tàng bất khuất.
- Đường Trường Sơn – nơi vận chuyển vũ khí lương thực vào chi viện Miền Nam – những năm tháng này là “túi bom, chảo lửa”. Và trên nền hiện thực tàn khốc ấy đã xuất hiện hình ảnh đẹp đẽ, phi thường của người chiến sĩ .
+ Hình ảnh làm chủ những chiếc xe không kính. người chiến sĩ không hề nản chí hay run sợ mà trái lại, lại bình tĩnh đến lạ thường: “Ung dung buồng lái ta ngồi…..Như sa như ùa vào buồng lái.” ( Phân tích làm rõ )
+ Nhưng có thể nói đẹp nhất của người chiến sĩ lái xe là thái độ, tinh thần dũng cảm bất chấp gian khổ để chiến đấu và chiến thắng: “ Không có kính, ừ thì ướt áo…. Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.” ( Phân tích làm rõ )
+ Những nữ thanh niên xung phong – những cô gái “Ba sẵn sàng” trên tuyến đường Trường Sơn đóng quân trong một cái hang giữa trọng điểm “túi bom, chảo lửa” trên tuyến đường Trường Sơn. Công việc hàng ngày của họ là đếm bom, rồi lao ra trọng điểm sau những trận bom để đo khối lượng đất đá cần phải san lấp, đánh dấu vị trí bom rơi và phá những quả bom chưa nổ. Một khối lượng công việc vừa đồ sộ vừa nguy hiểm. Cái chết rình rập họ từng phút, từng giờ. ( Phân tích làm rõ )
- Các tác giả đã phát hiện vẻ đẹp anh dũng của con người Việt Nam nhưng chưa đủ, nhà văn còn tìm thấy ẩm sâu bên trong những cong người gan góc, quả cảm ấy là một trái tin đầy trẻ trung, nhiều khát vọng, tràn đấy tinh thần yêu thương
+ Đời sống chiến trường gian khổ là thế. Sự sống và cái chết ở đây chỉ là gang tấc. Thế nhưng tình yêu thương đồng chí, đồng đội vẫn tỏa sáng lạ thường:”Những chiếc xe từ trong bom rơi…Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.”( Phân tích làm rõ )
+ Người chiến sĩ lái xe làm nên những kỳ tích phi thường là nhờ “ Trái tim” chứa chan tình yêu Tổ quốc : “Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước….Chỉ cần trong xe có một trái tim”. ( Phân tích làm rõ )
+ Trong chiến đấu họ gan dạ, dũng cảm, quyết đoán là thế, nhưng trong cuộc sống Những cô gái thanh niên xung phong là những cô gái trẻ trung, yêu đời, dễ rung cảm, lắm ước mơ. Là phụ nữ, họ rất thích cái đẹp và thích làm đẹp cho cuộc sống: Nho “mát mẻ như một que kem trắng”, thích ăn kẹo như một đứa trẻ, giàu mơ ; Thao lại dạn dày, từng trải trong cuộc sống; thích thêu thùa; thích làm đẹp “tỉa đôi lông mày của mình, tỉa nhỏ như cái tăm” dù trong công việc thì “ai cũng gờm chị: cương quyết, táo bạo” (dũng cảm, táo bạo nhưng lại sợ nhìn thấy máu chảy); Phương Định là con người hồn nhiên, nhạy cảm, lãng mạn và mơ mộng. ( Phân tích làm rõ )
c. Vẻ đẹp của thế hệ thanh niên thời kỳ chống Mỹ trong lao động
- Lặng lẽ Sa Pa " như một bài ca về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của những con người lao động tưởng chừng như bình thường mà cao cả, luôn quan tâm và có trách nhiệm đối với quê hương , đất nước. Trong cái lặng lẽ của Sa Pa , một nhịp sống sôi động , sáng tạo của tuổi trẻ đang trỗi dậy bên trong đó , hòa cùng với công việc của mọi người trong đất nước . Đó là những con người lặng lẽ , âm thầm , ngày đêm đang sống và cống hiến hết mình cho đất nước .
+ Họ là những con người nhiệt tình và hăng say trong lao động .Trong điều kiện khắc nghiệt nhưng những người lao động ấy vẫn nhiệt tình, hăng say, mang hết sức lực của mình để cống hiến cho Tổ quốc. Tiêu biểu là Anh thanh niên với những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về công việc. Anh hiểu việc mình làm có ý nghĩa quan trọng “ phục vụ sản xuất…”. Công việc tuy lặp lại đơn điệu song anh vẫn rất nhiệt tình, say mê, gắn bó với nó. ( Phân tích làm rõ )
+ Họ còn là những con người sống có lí tưởng và tràn đầy lạc quan. Họ thực sự tìm thấy niềm hạnh phúc trong công việc lao động đầy gian khổ.
Lí tưởng sống của anh thanh niên là vì nhân dân, vì đất nước. Chính từ suy nghĩ : “mình sinh ra…. vì ai mà làm việc?” mà anh đã vượt lên nỗi “thèm người” để gắn bó với đỉnh Yên Sơn trong công việc thầm lặng. ( Phân tích làm rõ )
Trong cái lặng im của Sa Pa, không phải chỉ có anh thanh niên mà còn có cả thế giới những người “làm việc và lo nghĩ cho đất nước” qua lời anh kể như: ông kĩ sư vườn rau, đồng chí cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét… Họ thực sự tìm thấy niềm hạnh phúc trong lao động cống hiến. Cuộc sống của họ âm thầm, bình dị mà cao đẹp
d. Đánh giá :
"Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê ; "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long ; "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật là những tượng đài lộng lẫy về vẻ đẹp của thế hệ thanh niên Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đầy gian khổ thử thách mà rất đỗi anh hùng. Ba tác phẩm đi vào những khía cạnh khác nhau của đời sống thời kì chống Mỹ, nhân vật hiện lên từ những khung cảnh, hoàn cảnh khác nhau và bút pháp khắc hoạ cũng mang tính độc đáo, cá biệt nhưng đều góp phần vào tiếng nói chung của dân tộc, tiếng nói phám phá ngợi ca vẻ đẹp của con người Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
0
Thời kỳ chống Mỹ cứu nước, nền văn học cách mạng trở nên bề thế hơn cả về số lượng tác phẩm và đội ngũ tác giả- nhà văn. Các nhà văn đã làm rạng danh nền văn học thời kỳ chống Pháp như Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Thạch Lam, Nguyên Hồng, Nguyễn Bính, Kim Lân, Nguyễn Tuân, Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài... đều đã quá quen thuộc với nhiều thế hệ công chúng cả nước. Trong số họ nhiều người là lính trực tiếp chiến đấu trên các chiến trường hoặc tham gia kháng chiến bằng văn chương. Chỉ tiếc là số người chọn văn chương để lập nghiệp như các anh ấy còn ít, số lượng tác phẩm họ viết ra chưa thật nhiều.
Đến thời kỳ chống Mỹ, những cây bút từ thời kỳ chống Pháp dần bước vào độ chín, viết nên nhiều tác phẩm có giá trị cả về tư tưởng lẫn nghệ thuật, góp phần tích cực vào cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Một điều nữa không thể không nói tới là, giai đoạn chống Mỹ, lực lượng các nhà văn trẻ được bổ sung đáng kể, chẳng hạn như: Nguyên Ngọc, Phan Tứ, Nguyễn Quang Sáng, Lê Văn Thảo, Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Lê Minh Khuê, Nguyễn Trí Huân, Trung Trung Đỉnh, Khuất Quang Thụy, Hữu Thỉnh, Phạm Tiến Duật, Đỗ Chu... Đội ngũ các nhà văn mặc áo lính trở nên hùng hậu hơn và tác chiến trên nhiều binh chủng khác nhau như: Tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ...
Tiểu thuyết được coi là những cỗ trọng pháo của một thời kỳ, giai đoạn hay nền văn chương hiện đại. Thời kỳ chống Mỹ cứu nước đã sản sinh ra nhiều tiểu thuyết có giá trị như: Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu; Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi; Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành (bút danh khác của Nguyễn Văn Báu- Nguyên Ngọc); Hòn Đất của Anh Đức; Con đường xuyên rừng của Lê Văn Thảo... Đặc biệt bộ tiểu thuyết Đường thời đại của nhà văn Đặng Đình Loan gồm 17 tập dày 8.046 trang. Đây là một trong những bộ tiểu thuyết tư liệu lịch sử viết về đề tài chiến tranh nhân dân mang đậm chất sử thi hoành tráng nhất của văn học Việt Nam viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Tác giả Đặng Đình Loan từng là một người lính trực tiếp tham gia chiến đấu trên chiến trường miền Nam. Với cái nhìn của người trong cuộc, thông qua các sự kiện lịch sử, tác giả đã tái hiện lại một cách đầy đủ và chi tiết nhất về cuộc kháng chiến ấy cũng như về số phận những con người đã từng đi tới và bước ra từ cuộc chiến ấy quả thật không dễ dàng chút nào.
Thể loại trường ca ở thời kỳ văn học chống Mỹ cứu nước đã gặt hái được nhiều thành công. Trường ca Bài ca chim Chơ Rao của nhà thơ Thu Bồn mang đậm chất sử thi hùng tráng của núi rừng Tây Nguyên, cái nôi của những trường ca cổ đại như: Đam San, Xing Nhã, Đam- ti- ông... đã được cả thế giới biết đến. Trường ca Đường tới thành phố của nhà thơ Hữu Thỉnh; Những người đi tới biển của nhà thơ Thanh Thảo; Sông núi trên vai của nhà thơ Anh Ngọc; Lửa mùa hong áo của nhà thơ Lê Thị Mây. Đúng như nhà thơ Hữu Thỉnh từng viết trong Đường tới thành phốKhông có sách chúng tôi làm ra sách/ Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình. Còn nhà thơ Thanh Thảo thì: Chúng con đi từng trận gió rừng/ Cả thế hệ xoay trần đánh giặc (Những người đi tới biển). Lê Thị Mây trong Lửa mùa hong áo lại viết: Xin các chị cho em nén giữ trong lòng/ Làn hương sả bắt đầu từ ký ức/ Mười sáu tuổi, mười bảy tuổi ai không náo nức/ Mong được rời nách áo mẹ ra đi/ Tiếng núi sông thăm thẳm rầm rì/ Phía mặt trận trai làng hành quân lũ lượt/ Mười sáu tuổi cởi khăn quàng mơ ước/ Mũ tai bèo đỏng đảnh bím đuôi sam.
Chỉ tính riêng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học qua bốn đợt (1996, 2000, 2007 và 2012) phong và truy phong gồm 35 người, hầu hết là các nhà văn đã từng trực tiếp tham gia chiến đấu hoặc đã từng kinh qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Một số nhà văn đã anh dũng hy sinh trên chiến trường đánh Mỹ như Nguyễn Thi và có người được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang như Lê Anh Xuân, Chu Cẩm Phong... Ngay cả số các nhà văn được Giải thưởng Nhà nước về Văn học trong ba đợt (2000, 2007 và 2012) với trên 140 người cũng hấu hết là các nhà văn mặc áo lính trực tiếp chiến đấu trên trận tuyến chống quân thù.
*
Có thể nói cuộc chiến đấu thần thánh của dân tộc ta chống lại hai kẻ thù xâm lược là Pháp và Mỹ cũng như cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc ở biên giới Tây - Nam, biên giới phía Bắc và trên biển Đông là nguồn cội vô tận sản sinh ra nhiều thế hệ nhà văn tài ba vừa tràn đầy tinh thần yêu nước, thương dân, vừa hết lòng ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Thật sự có lý khi nhóm biên soạn Tổng tập Nhà văn Quân đội do Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân ấn hành năm 2000, đã viết trong lời giới thiệu: “...Quân đội đã đào tạo và rèn luyện những thế hệ văn nghệ sĩ thực sự có tài, với nhiều tác phẩm mang đậm tính sử thi, nồng nàn lòng yêu nước. Ấy là một chặng đường lịch sử vẻ vang của dân tộc đã được văn chương hóa, nghệ thuật hóa với những tài nghệ đặc biệt. Đội ngũ những người cầm bút trong quân đội, nếu được tập hợp lại đã có thể thành một binh đoàn. Đây là một binh đoàn chủ lực tinh nhuệ đặc biệt, cùng với các loại hình nghệ thuật khác đã làm nên sức mạnh tinh thần hào hùng trong suốt nửa thế kỷ qua. Điều ấy có thể chứng minh được một cách thuyết phục khi nhìn lại đội ngũ nhà văn kháng chiến với những tác phẩm của họ. Viết về chiến tranh cách mạng và người lính là trách nhiệm, nghĩa vụ và tình cảm của phần lớn các nhà văn thời đó...”.
3
0
Quỳnh Anh Đỗ
27/03/2018 19:20:10
"Rừng xà nu" của Nguyễn TrungThành và "Những đứa con trong gia đình"của Nguyễn Thi đều là hai tác phẩm xuất sắc viết về đề tài chiến tranh cáchmạng ở miền Nam vào những năm 60 thế kỷ trước. Cả hai tác phẩm đều xứng đáng làbản anh hùng ca ca ngợi những con người miền Nam anh hùng, bất khuất, căm thùgiặc cháy bỏng, yêu quê hương đất nước thiết tha, thủy chung tình nghĩa sắt sonvới cách mạng, kháng chiến. Tuy nhiên hai tác phẩm đã có những vẻ đẹp riêngmang đậm hương vị của mỗi miền đất và mang dấu ấn tài năng của mỗi tác giả.
Mở bài 2:
"Rừng xà nu" của Nguyễn TrungThành và "Những đứa con trong gia đình"của Nguyễn Thi xứng đáng được xem là hai bông hoa đẹp bừng nở trên mảnh đấtmiền Namcháy đỏ lửa căm thù quân xâm lược và xanh ngời một niềm tin chiến thắng. Cùngviết về đề tài chiến tranh cách mạng, ra đời vào những năm 60 của thế kỷ trước,một tác phẩm là bông hoa rừng của Tây Nguyên hùng vĩ, một tác phẩm là bông hoahồng của đồng bằng Nam bộ cho đến nay vẫn toả ngát hương thơm trong tâm hồnhàng triệu độc giả chúng ta.
Thân bài:
A. Những điểm giống nhau
1. Cả hai tác phẩm đều là những bảnanh hùng ca hào hùng, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng của những con người miền Nam"Kiêu hãnh trên tuyến đầu chốngMỹ", miền Nam "anh dũng tuyệt vời", miền Nam "Trong lửa đạnsáng ngời" (Tố Hữu). Đó là những con người kiên cường, bất khuất, cămthù giặc ngùn ngụt và yêu quê hương tha thiết, giàu tình nghĩa, thủy chung sonsắt với gia đình, với cách mạng và nguyện sống chết cho quê hương
2. Hai tác phẩm đều là truyện ngắnrất thành công của mỗi tác giả, được viết ra khi tài năng của họ đã đạt đến độchín muồi
3. Bằng tài năng nghệ thuật đặcsắc, bằng vốn hiểu biết sâu rộng và tinh tế về con người Tây Nguyên, con ngườiNam bộ kiên cường mà giàu tình nghĩa, Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi đã tạodựng được những nhân vật điển hình, những anh hùng tiêu biểu cho con người miềnNam nói riêng, con người Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mỹ sôinổi, quyết liệt, đầy gian khổ hy sinh mà rất đỗi vui tươi hào hùng
B. Những điểm khác nhau cơ bản
Tuynhiên do tài năng, cá tính, phong cách nghệ thuật khác nhau của mỗi tác giả, màmỗi tác phẩm đã có những nét khác nhau rất hấp dẫn.
1. "Rừngxà nu" giàu không khí Tây Nguyên và rất giàu chất sử thi hùngtráng, trang nghiêm
Trongnền văn học cách mạng Việt Nam hiện đại, nếu như Tô Hoài có công khai sơn pháthạch đề tài Tây Bắc, thì Nguyên Ngọc (Sau này bút danh là Nguyễn Trung Thành) đượcxem là nhà văn đi tiên phong về đề tài Tây Nguyên. Đây là sở trường, là niềmsay mê của nhà văn và ông đã có những đóng góp tích cực cho văn học Việt Nam vềmột đề tài hấp dẫn, có ý nghĩa xã hội học và thẩm mĩ sâu sắc. Từ những nămkháng chiến chống Pháp, Nguyên Ngọc đã viết tác phẩm "Đất nước đứng lên" với nhân vật chính là anh hùng Núplàm say mê hàng triệu trái tim độc giả. Vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, dogắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên, gần gũi hiểu biết sâu sắc cuộcsống và tinh thần bất khuất, yêu tự do, gắn bó với cách mạng của nhân dân cácdân tộc thiểu số trên mảnh đất này, ông đã sáng tác nên thiên truyện nổi tiếng "Rừng xà nu".
Vớihình tượng cây xà nu độc đáo được tạo dựng trong sự đối sánh với con người,giữa cảnh huỷ diệt khủng khiếp của bom đạn kẻ thù, tác phẩm của Nguyễn TrungThành đã khắc hoạ được không khí Tây Nguyên, chất sử thi hùng tráng,trang nghiêm từ những dòng đầu cho đến những trang cuối của tác phẩm.
2. Không khí sử thi ấy đã chi phối nhà văntrong việc xây dựng cốt truyện và khắc hoạ tính cách, phẩm chất nhân vật phùhợp với chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Các nhân vật trong "Rừng xà nu" được cấu tạo theo nhiều lớp, nhiều thế hệ. Cácthế hệ này được biểu hiện bằng những thế hệ xà nu khác nhau trong rừng xà nubạt ngàn tít tắp tận chân trời. Thế hệ già làng (tiêu biểu là cụ Mết), thế hệthanh niên tiêu biểu là Tnú, Mai, Dít. Truyện còn hé mở cho người đọc thấy thếhệ thứ ba, thế hệ của những bé Heng để hoàn thành bức tranh nhân dân, già trẻ "lớp cha trước, lớp con sau" mangđậm chất sử thi.
3. Các nhân vật của "Rừng xànu" được khắc hoạ không phải trên phương diện đời tư, mà chủ yếu trênphương diện cộng đồng, dân tộc. "Mối quan hệ của họ cơ bản đượcđặt trong quan hệ xã hội, dân làng, đất nước, với kẻ thù: nhiệm vụ chủ yếu củahọ chủ yếu là những trọng trách lịch sử giao phó". Tất cả cuộc đời và hànhđộng của họ nhằm viết lên một chân lý lớn của thời đại: "Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo". Nghĩa là vũtrang chiến đấu là con đường tất yếu để tự giải phóng của nhân dân. Vì vậy, vẻ đẹp sử thi là vẻ đẹp nổi bật nhất. Nóđược lan toả trong toàn bộ tác phẩm, in đậm dấu ấn lên từng nhân vật. Từ chândung, hành động đến lời nói của các nhân vật, vừa mang tính chất cá thể độc đáo,vừa mang tính chất tiêu biểu cho tinh thần, phẩm chất của con người Tây Nguyêntrong thời đại chống Mỹ. Họ là một tập thể mang những phẩm chất đại diện chocộng đồng sống, chết vì buôn làng, vì dân tộc. Đó là một tập thể anh hùng vớitinh thần yêu nước sâu sắc, căm thù giặc cháy bỏng, giàu khát vọng tự do, tinhthần đoàn kết, bất khuất hiên ngang, sức sống mãnh liệt. Số phận của họ gắnliền với số phận người dân Xô man,của dân tộc Tây Nguyên nói riêng và của đất nướcViệt Namnói chung trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy đau thương gian khổ hy sinh màcũng rất đỗi vui tươi hào hùng. Họ là một tập thể mang những phẩm chất tiêubiểu cho cộng đồng, sống chết vì buôn làng, vì dân tộc. Đó là một tập thể anhhùng tiêu biểu cho tinh thần yêu nước sâu sắc, căm thù giặc cháy bỏng và khátvọng tự do, tinh thần đoàn kết, bất khuất hiên ngang, sức sống mãnh liệt...
4. Giọng điệu tác phẩm cũng mang đậmchất sử thi hùng tráng.
Sự kếthợp giữa lời kể của nhân vật cụ Mết hài hoà với giọng điệu người kể chuyện, "Rừng xà nu" mang âm hưởng sửthi. Đó là một giọng điệu say mê, trang trọng giàu chất thơ dạt dào, hùngtráng. Câu chuyện của Tnú mà cụ Mết kể cho dân làng nghe là câu chuyện xảy rachưa lâu, nhưng vẫn được kể như câu chuyện lịch sử, với giọng điệu và ngôn ngữtrang trọng của sử thi. (Đây là một thành công đặc sắc của Nguyễn Trung Thành ởtruyện ngắn nổi tiếng này)
B. Về tác phẩm "Những đứacon trong gia đình"
1. Nguyễn Thi tuy được sinh ra từNam Định, nhưng đã gắn bó sâu nặng với nhân dân miền Nam và thực sự xứng đángvới danh hiệu Nhà văn của người nông dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹcứu nước. Ông đã viết được nhiều tác phẩm rất có giá trị như: "Người mẹ cầm súng", "Ở xãtrung nghĩa", "Mẹ vắng nhà". Trong đó tiêu biểu hơn cảvẫn là: "Những đứa con trong giađình".
Nhữngtác phẩm ấy Có một đặc điểm chung nổibật là đã tạo được một không khí rất Nam Bộ. Ở "Những đứa con tronggia đình", không khí ấy không chỉ được thể hiện trong hiện thựccuộc sống đời thường nhà văn phản ánh, mà còn in đậm trong tính cách, hành động,đời sống nội tâm và ngôn ngữ của nhân vật.
2. Qua hệ thống hình tượngnhân vật của tác phẩm, Nguyễn Thi muốn nhằm giải thích về những phẩm chất anhhùng của những đứa con trong gia đình. Chính cội nguồn truyền thống gia đìnhvới cuốn sổ mà mỗi trang đều được viết bằng máu và nước mắt đã hình thành nêntính cách và phẩm chất tuyệt vời cho những đứa con: vừa hồn nhiên, bộc trực,trung hậu, vừa căm thù ngùn ngụt, gan góc, kiên cường, thuỷ chung, say mê chiếnđấu và tự hào về truyền thống cách mạng gia đình, quyết cầm súng tiêu diệt kẻthù trả nợ cho những thế hệ cha, ông đã ngã xuống trên mảnh đất này. Cha mẹ làdũng sĩ nên họ sinh ra như là để cầm súng đánh giặc và họ đều đã lập được nhiều chiến công xứng đáng với truyền thống cách mạng vẻ vangcủa gia đình. Đánh giặc đối với họ đã trở thành mệnh lệnh của trái tim và họ đãlên đường ra trận như đi trẩy hội mùa xuân. Nghĩa là họ "Mang đậm cái chất Út Tịch trong tâmhồn".
3. Các nhân vật trong "Những đứa con trong gia đình" đượcnhìn qua "Một điểm nhìn trần thuậtrất độc đáo". Đó là qua sự hồi tưởngvà nhớ lại khi đứt, khi nối của Việt - một nhân vật chính của tác phẩm, khibị thương nằm ngất đi giữa rừng. Khác với điểm nhìn trong "Rừng xà nu" , qua lờikể của cụ Mết, một già làng, người của hai thế hệ, trong "Những đứa con trong gia đình",lại qua điểm nhìn trần thuật của Việt,một thành viên trong gia đình đã gợi nhắc được những kỷ niệmrất đỗi gần gũi thân quen rất đời thường.Từ chuyện bắt ếch đến chuyện chú Năm, chuyện ba má quen nhau, đến việc giỗ má,khiêng bàn thờ, đến chuyện đồng đội của Việt...Tất cả đều hiện lên rất sinh động,còn mang dấu vết tươi nguyên của mùi đất quê hương và có cả vị mồ hôi của máViệt, cả giọng hò tức như gà gáy của chú Năm mà các nhân vật được hiện lên, điềuđó đã tạo nên một không khí gia đình vớinhững mối quan hệ gia đình chằng chịt với rất nhiều chuyện "thỏn mỏn" khác, nhưng rất thi vị mang ý nghĩa thẩm mĩ vànhân sinh sâu sắc.
4. Là nhà văn có biệt tài phân tích tâm lý, Nguyễn Thi quan tâm nhiều đến việc miêu tảthế giới nội tâm của nhân vật với cái nhìn của cuộc sống đời thường.Việt là một cậu con trai đồng quê, mới lớn tính tình hiếu động và còn nhiều néttrẻ con: đánh giặc không sợ chết, nhưng lại sợ ma, rất yêu quý chị, nhưng cứgiấu tiệt, vì chỉ sợ mất chị...Còn chị Chiến là một thiếu nữ 18, đã tỏ ra giàgiặn, khôn trước tuổi: những suy tư của chị trong đêm trước lúc lên đường từviệc không khiêng bàn thờ sang gửi nhà chú Năm đến việc giỗ má... đã cho tabiết rõ điều đó. Tuy nhiên, là con gái, Chiến đã sớm biết làm duyên một cáchrất kín đáo và tế nhị. Chi tiết đi đánh trận, Chiến vẫn mang theo chiếc kiếng(gương) để soi khi rảnh rỗi.
Đây cũng là điểm khác biệt trong phongcách bút pháp nghệ thuật của hai nhà văn. Nguyễn Trung Thành tập trung nhiều hơn những hành động của nhân vật,những bước ngoặt trong số phận của nhân vật gắn liền với giờ phút "Đồngkhởi". Còn Nguyễn Thi nghiêng về nhữngcâu chuyện cụ thể trong gia đình, những tình tiết rất đời thường với những suynghĩ nội tâm của nhân vật.
5. Câu chuyện của Nguyễn Thikhông dừng lại ở câu chuyện của một gia đình. Câu chuyện mà mỗi người sẽ viếtmột khúc đó, sẽ nối dài thành những dòng sông và trăm sông sẽ đổ ra biển cả. Dođó, từ những nhân vật cụ thể trong tác phẩm Nguyễn Thi đã khái quát được gương mặt cả một thế hệ trẻ miền Nam trưởng thànhtrong cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy bản lĩnh, giàu khát vọng niềm tin chiếnthắng bởi sức mạnh lòng căm thù, tình yêu nước thiết tha và ý nghĩa thiêngliêng của cuộc kháng chiến thần thánh.
Kết luận.
Tómlại "Rừng xà nu" của NguyễnTrung Thành và "Những đứa con tronggia đình" của Nguyễn Thi đều làtác phẩm xuất sắc của văn học chống Mỹ ở miền Nam. Mỗi tác phẩm có vẻ đẹp riêng,không khí riêng, cách nhìn riêng về hiện thực đấu tranh cách mạng và nghệ thuậtxây dựng nhân vật. Sức mạnh chiến thắng trong tác phẩm Nguyễn Trung Thành chủyếu là sức mạnh đoàn kết của các thế hệ, của quá khứ và hiện tại. Sức mạnh chiếnthắng trong tác phẩm Nguyễn Thi là sức mạnh từ cội nguồn truyền thống yêu nướccách mạng của gia đình và đó cũng là mảnh đất màu mỡ làm nảy sinh những đứa conanh hùng, trung dũng của thế hệ trẻ trong những ngày chống Mỹ và thắng Mỹ oanhliệt của dân tộc ta.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×