Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm bố cục bài Chuyện cổ nước mình

Tìm bố cục bài Chuyện cổ nước mình
2 trả lời
Hỏi chi tiết
149
1
0
Nguyễn Nguyễn
30/11/2021 18:50:22
+5đ tặng

2 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “đa mang”: Tình cảm của tác giả đối với chuyện cổ, ca ngợi tinh thần nhân hậu, ăn ở hiền lành mà chuyện cổ chứa đựng. 

+ Phần 2: Đoạn còn lại: Những bài học mà ông cha để lại trong chuyện cổ.  

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Phan Thịnh
30/11/2021 19:11:04
+4đ tặng

Với tác giả, tác phẩm Chuyện cổ nước mình Ngữ văn lớp 6 hay nhất, chi tiết bộ sách Chân trời sáng tạo trình bày nội dung chính về tác giả, bố cục, tóm tắt tác phẩm, dàn ý chi tiết, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, phương thức biểu đạt, ... sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm tác phẩm Chuyện cổ nước mình.

  • I. Tác giả

  • II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

  • III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

Tác giả tác phẩm Chuyện cổ nước mình - Ngữ văn lớp 6
I. Tác giả

- Lâm Thị Mỹ Dạ sinh ngày 18 tháng 9 năm 1949. 

- Quê quán: huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

- Bà làm việc tại Ty văn hóa Quảng Bình, năm 1978 đến 1983 học Trường viết văn Nguyễn Du. Sau đó bà làm phóng viên, biên tập viên tạp chí Sông Hương (của Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên – Huế). 

- Lâm Thị Mỹ Dạ là ủy viên Ban chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên – Huế, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III, ủy viên Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam khóa V. 

- Hiện bà đang sống tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Chồng bà – Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng là một nhà văn, nhà thơ có tiếng ở Việt Nam.

- Phong cách nghệ thuật:

+ Nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học Hồ Thế Hà đã viết: "Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ giàu ý tứ. Tứ thơ bao giờ cũng là bất ngờ. Hình như không tạo được tứ lạ thì bài thơ vẫn còn trong dự tưởng.". 

+ Nhà thơ Ngô Văn Phú cũng nhận định: "Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ hay ở những chỗ bất thần, ngơ ngác và những rung cảm đầy nữ tính."

- Tác phẩm chính:

Trái tim sinh nở (thơ, 1974)

Bài thơ không năm tháng (thơ, 1983)

Danh ca của đất (truyện thiếu nhi, 1984)

Nai con và dòng suối (truyện thiếu nhi, 1987)

Phần thưởng muôn đời (truyện thiếu nhi, 1987)

Hái tuổi em đầy tay (thơ, 1989)

Nhạc sĩ Phượng Hoàng (truyện thiếu nhi, 1989)

Mẹ và con (thơ, 1994)

Đề tặng một giấc mơ (thơ, 1998)

Cốm non (thơ, 2005)

Tuyển tập thơ và truyện thiếu nhi (2006)

Hồn đầy hoa cúc dại (thơ, 2007)

Khoảng trời – Hố Bom (thơ, 1972)


II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

1. Thể loại: Thể thơ lục bát gồm các cặp câu lục bát gồm một dòng 6 tiếng và một dòng 8 tiếng.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Năm 1979, rút từ Bài thơ không năm tháng (NXB Tác phẩm mới, 1983)

3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.

4. Bố cục (2 phần): 

- Phần 1 (Từ đầu đến …chẳng ra việc gì): Bài học cha ông để lại qua câu chuyện cổ.

- Phần 2 (Còn lại): Ý nghĩa của những câu chuyện cổ.

5. Giá trị nội dung: Tình cảm yêu mến của tác giả đối với truyện cổ dân gian, cảm nhận thấm thía về bài học làm người ẩn chứa trong những truyện cổ dân gian mà cha ông ta đã đúc rút, răn dạy.

6. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển mang âm hưởng dân ca, chứa nhiều câu chuyện cổ.

- Những biện pháp tu từ đặc sắc: so sánh, điệp từ,…

- Sử dụng các từ láy với mật độ dày đặc.


III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

1. Những bài học được ông cha gửi gắm trong truyện cổ

- Bài học: 

+ Nhân hậu, thương người không ngại cách trở, khó khăn.

+ Ở hiền gặp lành.

+ Công bằng, thông minh, độ lượng, giàu tình cảm, lo lắng quan tâm đến mọi người xung quanh.

- Những câu chuyện cổ được nhắc đến:

Thị thơm thì giấu người thơm/Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà: Truyện cổ tích Tấm Cám.

Đẽo cày theo ý người ta/Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì: Truyện cổ tích Đẽo cày giữa đường.

Đậm đà cái tích trầu cau/Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người: Sự tích Trầu cau.

2. Ý nghĩa của những câu chuyện cổ

- Nhận mặt cha ông cho dù các thế hệ có cách trở như con sông với chân trời đã xa.

- Đó là lời cha ông dạy để lại cho đời sau.

- Tuy ra đời đã lâu nhưng bài học vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K