Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Bài thơ “Qua Đèo Ngang” của tác giả Huyện Thanh Quan là một tác phẩm nổi tiếng thời bấy giờ (1). Bài thơ này được sáng tác ra khi bà đi qua huyện Phú Xuân đi Qua Đèo Ngang, một vùng đất hoang sơ hẻo lánh cùng với sự cô đơn tột cùng, nỗi nhớ quê hương tha thiết trong long (2). Sự sáng tạo nhưng vẫn có nét truyền thống, bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật và theo kết cấu: Đề - Thực – Luận – Kết (3). Chỉ với hai câu đầu, bà đã có thể nêu khái quát được thời gian, không gian, khung cảnh nơi đó, dù chỉ là khắc họa vài nét nhưng vẫn thể hiện được sự chân thực và sinh động trong bài (4). Thiên nhiên ở đây xơ xác, hoang vu, thấp thoang bóng người nhưng vẫn thật vắng vẻ và tràn ngập sự cô đơn của bà khi đi Qua Đèo Ngang (5). Nhà thơ đã lắng nghe âm thanh của cảnh Đèo Ngang (6). Cụm từ “con cuốc cuốc”, “cái gia gia” được sử dụng không chỉ là hình ảnh tả thực về loài chim cuốc, chim đa đa mà còn sử dụng biện pháp chơi chữ độc đáo nhằm diễn tả sự tiếc nuối quá khứ - triều đại nhà Lê thời kỳ hưng thịnh nay đã không còn nữa (7). Tâm trạng này bà cũng không thể chia sẻ với bất kỳ ai, “ta với ta” đều chỉ nhà thơ, chỉ bà không có ai cùng chia sẻ, phải đối diện với sự cô đơn lẻ loi với chính mình . Qua bài đọc, chúng ta cảm nhận được bài thơ cũng là lời nhắn gửi tâm sự nỗi lòng của tác giả đến người đọc, bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân (9).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |