Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 7
01/12/2021 20:14:24

Dựa vào văn bản "Kẹo mầm" của Băng Sơn, viết lại thành một bài văn biểu cảm

Dựa vào văn bản "Kẹo mầm" của Băng Sơn, viết lại thành một bài văn biểu cảm.
2 trả lời
Hỏi chi tiết
958
0
0
Anna
01/12/2021 20:25:56
+5đ tặng

Mẹ tôi đã mất. Chị tôi đi lấy chồng xa... Nhưng bây giờ, mỗi khi có người đi qua rao lên: “Quạt diện... bàn là... ti vi... tủ lanh hỏng... ba... án”, tôi lại nhớ đến mẹ, đến chị, nhớ đến “'Kẹo mầm” ngày xưa, và lòng tôi buồn man mác.
Nỗi buồn lặng lẽ ấy đưa tôi trở về ngày mẹ còn sống. Tôi còn nhớ như in hình ảnh mẹ ngồi gỡ tóc bằng cái lược thưa gỗ vàng. Đầu mẹ nghiêng nghiêng, sóng tóc đổ dài một bên vai, tay cầm lược chải dọc theo mái tóc, mềm mại như múa, thỉnh thoảng mẹ dừng lại vuốt những sợi tóc rụng theo lược, vo thành nắm nhỏ, giắt nó lên mái hiên nhà. Rồi chị tôi khi lớn lên, mái tóc cũng dài như mẹ, cũng lại chải đầu gỡ tóc rối, vo lại và giắt lên mái hiên nhà.
Lúc bấy giờ tôi còn là một cậu bé học cấp I (bậc Tiểu học bây giờ), cứ tan học là đeo vội cái cặp sách đan bằng cói rồi ba chân bốn cẳng chạy về nhà, gọi toáng lên từ ngõ: “Mẹ ơi, con về rồi”. Thỉnh thoảng trên đường về, tôi lại thấy bà cụ quẩy đôi quang thúng đi đổi kẹo lấy đồng nát, vỏ chai, lông vịt, tóc rối,... Gọi là kẹo, nhưng thực chất chỉ là mạch nha làm bằng mầm cây mạ, mầm thóc, hoàn toàn không có đường mật gì. Thứ đó gọi là Kẹo mầm.

 

 

 

Mỗi khi nhớ đến Kẹo mầm, tôi lại thấy hiện ra trước mắt cái liễn sành trong đó lưng lửng mạch nha đặc sánh, bàn tay bà cụ cầm chiếc đũa cả khơi lên từ liễn mạch nha những dải vàng óng như mật ong, rồi thoăn thoắt cuốn lại thành một quả cầu nhỏ xíu xâu vào cái tăm tre, thành cái Kẹo mầm. Bà cụ không bán kẹo, chỉ đổi kẹo cho đứa trẻ nào có mảnh chai, lông vịt, tóc rối đem ra. Khi đó tôi chỉ cần kiễng chân, với tay lên chỗ mái hiên là có mớ tóc rối của mẹ và chị để đem ra đổi kẹo. Đặt cái kẹo tròn vo, lồng phồng lên lưỡi, lần nào tôi cũng cảm nhận được mùi thơm mát và ngọt lịm của Kẹo mầm.
Bây giờ, tôi đã qua tuổi thơ ở làng quê để lập nghiệp trên thành phố. Các con tôi đến cửa hàng bánh kẹo tự chọn mỗi dịp sinh nhật chúng. Những bà hàng đồng nát xuất hiện ở mọi ngõ ngách để mua đồ phế thải công nghiệp. Mảnh chai, tóc rối và lông vịt được ném vào thùng rác. Không có thứ kẹo nào gọi là Kẹo mầm. Nhưng mỗi khi nghe tiếng rao lanh lảnh ngoài ngõ: “Quạt điện, bàn là, ti vi, tủ lạnh hỏng ba... án”, tôi lại nhớ về những sợi kẹo vàng óng cuộn tròn trên que tăm, dịu ngọt, mát lành trên đầu lưỡi, thứ kẹo gắn liền tuổi thơ tôi đơn sơ mà ấm áp với làng quê yên ả, với mái tóc và vòng tay che chở của mẹ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Khải
01/12/2021 22:59:21
+4đ tặng
  1. úc bấy giờ tôi còn là một cậu bé học cấp I (bậc Tiểu học bây giờ), cứ tan học là đeo vội cái cặp sách đan bằng cói rồi ba chân bốn cẳng chạy về nhà, gọi toáng lên từ ngõ: “Mẹ ơi, con về rồi”. Thỉnh thoảng trên đường về, tôi lại thấy bà cụ quẩy đôi quang thúng đi đổi kẹo lấy đồng nát, vỏ chai, lông vịt, tóc rối,... Gọi là kẹo, nhưng thực chất chỉ là mạch nha làm bằng mầm cây mạ, mầm thóc, hoàn toàn không có đường mật gì. Thứ đó gọi là Kẹo mầm.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo