ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ HI LẠP CỔ ĐẠI
Điều kiện tự nhiên Hi Lạp cổ đại
Nội dung chính [Hiện]
Hi Lạp cổ đại là một quốc gia ở khu vực Địa Trung Hải, có lãnh thổ rộng, bao gồm miền lục địa Hi Lạp (Nam bán đảo Ban Công), miền đất ven bờ Tiểu Á, và những đảo thuộc biển Êgiê. Miền lục địa Hi Lạp có tầm quan trọng trong lịch sử Hi Lạp.
Miền này có thể được chia thành 3 miền: Bắc, Trung và Nam Hi Lạp. Nét nổi bật của địa hình Hi Lạp là ở cả 3 vùng đều có sự đan xen của cấu trúc địa hình với những đồng bằng, cao nguyên, rừng núi, đồi, sông, suối, eo, vịnh…
Bắc Hi Lạp được dãy Piđơ chia cắt thành 2 khu vực, phía tây là vùng Epia, nhiều rừng núi và phía đông là đồng bằng Tétxali. Từ Bắc xuống Nam, về đường bộ, người Hi Lạp buộc phải vượt qua đèo Tecmophin – một đèo hẹp, hiểm trở.
Trung Hi Lạp có địa hình khác hẳn, ở đây có nhiều rừng núi, chạy dọc, ngang đã chia vùng này thành nhiều khu vực địa lí nhỏ, hẹp hầu như cách biệt với nhau. Trù phú nhất, là đồng bằng Attích và đồng bằng Bêôxi. Trung và Nam Hi Lạp được nối với nhau bằng một eo nhỏ – eo Corinh – có nhiều đồi, núi và rừng nhỏ.
Nam Hi Lạp là một bán đảo nhỏ, hình bàn tay, có 4 ngón duỗi thẳng xuống Địa Trung Hải. Đây là vùng trù phú nhất với nhiều đồng bằng như đồng bằng Lacôni, Métxêni, Ácôlít. Người Hi Lạp gọi bán đảo này là Pêlôpône.
Bờ biển Hi Lạp dài, có những đặc trưng địa hình riêng ở hai nửa Đông – Tây. Bờ phía tây gồ ghề, lởm chởm không thuận tiện lắm cho việc xây dựng các cảng. Bờ phía đông lại khúc khuỷu, hình răng cưa, tạo ra nhiều vịnh, nhiều hải cảng tự nhiên, an toàn, thuận tiện cho sự đi lại của tàu thuyền. Bờ biển phía tây của miền Tiểu Á cũng có những điều kiện địa hình tương tự như bờ phía đông lục địa Hi Lạp. Còn vùng đất liền ven bờ Tiểu Á, là vùng đất trù phú, tạo thành cầu nối, nối thế giới Hi Lạp với các nền văn minh cổ đại phương Đông.
Hi Lạp cổ đại có nhiều đảo lớn, nhỏ nằm rải rác trên vùng biển Êgiê thuộc Địa Trung Hải, tạo thành một hành lang cầu nối giữa miền lục địa Hi Lạp với Tiểu Á. Đáng kể nhất là đảo Ơbê (ở phía tây), Látbốt, Kiốt, Xamốt (ở phía đông) và nhất là dãy đảo Xiclat, (trong đó có đảo Đêlốt – một trong những trung tâm lớn của người Hi Lạp cổ). Ở phía nam Hi Lạp có đảo Crét trên biển Êgiê, một trung tâm thương mại, đồng thời cũng là trung tâm của nền văn minh tối cổ – văn minh Crét – Myxen – trong lịch sử Hi Lạp.
Kinh tế
Cũng giống như các quốc gia cổ đại khác, điều kiện tự nhiên đã có những tác động đáng kể tới khuynh hướng phát triển của nền kinh tế cũng như thiết chế nhà nước của quốc gia cổ đại Hi Lạp.
Hi Lạp ít đồng ruộng, đất đai lại không thuận lợi và thích hợp với việc trồng cây lương thực, nhưng lại thích hợp với việc trồng nho và ôliu. Một số vùng đất của Hi Lạp – ở Attích, Côranh và Bêôxi – có loại đất sét đặc biệt, dùng để chế tạo đồ gốm tinh xảo, tuyệt mĩ trong hoạt động thủ công. Thiếu đất để canh tác nông nghiệp, nhưng thiên nhiên lại ưu đãi người Hi Lạp bởi nhiều khoáng sản quý như mỏ sắt ở Lôcôni, mỏ đồng ở Ơbê, bạc ở Áttích, vàng ở Tơraxi… Và những rừng gỗ quý bạt ngàn ở khắp miền lục địa.
Những điều kiện tự nhiên đó, ngay từ đầu đã thúc đẩy người Hi Lạp sớm phát triển khuynh hướng của một nền kinh tế thiên về sản xuất thủ công nghiệp hơn là sản xuất nông nghiệp.
Dân cư
Trước thiên kỉ III TCN, trên một số vùng đất của miền lục địa Hi Lạp và một số đảo lớn ở biển Êgiê đã có những cư dân bản địa sinh sống. Chính họ đã sáng tạo ra nền văn minh tối cổ trong lịch sử Hi Lạp – Văn minh Crét, Myxen.
Từ cuối thiên kỉ III, đầu thiên kỉ II TCN, các tộc người Hi Lạ , thuộc ngữ hệ Ấn – Âu, bắt đầu các đợt thiên di liên tục từ vùng hạ lưu Đanuýp xuống vùng Bancăng và các đảo thuộc biển Êgiê kéo dài trên dưới 1.000 năm. Và kết quả là các tộc người Hi Lạp khác nhau đã hoàn toàn chinh phục khu vực, Nam Bancăng và các đảo tạo thành những điểm cư trú cơ bản của người Hi Lạp.
Người Đôrien định cư ở phía nam bán đảo Pêlôpône, đảo Crét và một số đảo nhỏ ở nam Êgiê. Người lônien định cư ở vùng đồng bằng Átích, đảo Ơbê, và những vùng đất ven bờ phía tây Tiểu Á. Người Akeen chủ yếu định cư ở miền Trung Hi Lạp, Người Êôlien ở Bắc Hi Lạp, một số đảo trên biển Êgiê và vùng ven bờ Tiểu Á.
Những tộc người Hi Lạp trên bốn vùng cư trú kể trên đã cùng nhau xây dựng nên lịch sử các quốc gia thành thị Hi Lạp. Họ tự nhận có cùng chung một nguồn gốc, cùng chung một ngôn ngữ, tín ngưỡng, tôn giáo và phong tục tập quán. Họ tự coi là những con cháu của thần Helen (Hellene) và gọi quốc gia của họ là Henlát (Hellas).
Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,
Nguyễn Dung
Xin chào các bạn! Tôi là Nguyễn Dung sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Tôi rất thích sưu tầm những sản phẩm hữu ích như: Lịch âm dương, Lịch Vạn Niên, Ngày nghỉ lễ, Ngày kỉ niệm, Xem bói, Xem tử vi, Giải mã giấc mơ.
Bài viết liên quan
Sự phát triển của chế độ nô lệ ở Aten (từ thế kỉ V đến thế kỉ IV TCN)
Sau cải cách Xôlông, chế độ nô lệ vì nợ ở Aten chấm dứt. Nguồn nô lệ chủ yếu cung cấp cho xã hội Aten là những tù binh trong các cuộc chiến, những nạn nhân của những vụ cướp biển và những nô lệ được mua và bán từ nước ngoài về. Tuyệt đại […]
Nền kinh tế của Aten trong thời kỳ toàn thịnh của chế độ chiếm hữu nô lệ
Sau cuộc chiến Hi Lạp – Ba Tư, trong thế kỉ V, IV TCN, nền kinh tế Aten đạt tới điểm cực thịnh. Nông nghiệpNội dung chínhNông nghiệpCông thương nghiệpThương nghiệp và mậu dịch hàng hảiNgân hàng Do những tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế nông nghiệp ở Aten phát triển với […]
Macedonia và sự thống trị các thành bang Hi Lạp
Macedonia là một vùng thuộc Nam Âu, tiếp giáp với biên giới phía bắc Hi Lạp. Macedonia có 2 khu vực địa lí: miền thượng là vùng đồi núi, cao nguyên thích hợp với việc chăn nuôi; miền hạ là vùng đồng bằng thuận tiện cho trồng trọt. Macedonia có nhiều gỗ quý, kim loại […]
Sự hoàn thiện của hình thái nhà nước dân chủ chủ nô Aten (từ thế kỉ V – IV TCN)
Nội dung và bản chất nhà nước AtenNội dung chínhNội dung và bản chất nhà nước AtenNhững cải cách dân chủ của EphiantétThời kỳ Pêricơlét cầm quyền AtenNhững hạn chế của Nhà nước Aten Giai cấp thống trị ở Aten có 2 bộ phận: quý tộc chủ nô ruộng đất và quý tộc chủ nô […]
Triết học cổ Hi Lạp
Hi Lạp là quê hương của nền triết học Phương Tây, được hình thành trên cơ sở của nền kinh tế Công thương nghiệp phát triển, xã hội chiếm nô đạt tới mức cao và trên nền tảng của những thành tựu khoa học tự nhiên, ít bị chi phối bởi tôn giáo. Ngay từ […]
Thời kì xuất hiện xã hội có giai cấp, nhà nước trong lịch sử Hi Lạp
Những biến chuyển lớn ở Hi Lạp sau thời kỳ HômeNội dung chínhNhững biến chuyển lớn ở Hi Lạp sau thời kỳ HômeKinh tế: thủ công nghiệp phát triểnNhững biến chuyển về mặt xã hộiSự phân hoá giai cấp xã hội xuất hiệnPhong trào tìm đất thực dân diễn ra ồ ạtSự xuất hiện các […]
Thành bang Xpác trong lịch sử Hi Lạp
Xpác là một thành bang Hi Lạp được xây dựng sớm nhất trong lịch sử Hi Lạp (ngay từ thế kỉ IX TCN). Nằm trên đồng bằng Lacôni thuộc phía nam Pêlôpône, Xpác có lợi thế để phát triển kinh tế nông nghiệp và chăn nuôi. Đồng bằng Lacôni được tạo nên bởi sông Ơrôtát […]
Lịch sử Hi Lạp thời kỳ Hôme (từ thế kỷ XI đến thế kỷ IX TCN)
Lịch sử Hi Lạp từ thế kỉ XI đến thế kỉ IX TCN, thường được gọi là thời kì Hôme, vì trạng thái sinh hoạt vật chất và tinh thần của người Hi Lạp trong giai đoạn này được phản ánh rõ nét trong 2 tập sử thi Iliát và Ôđixê, tương truyền là sáng […]
Nguồn sử liệu và lịch sử sử học Hy Lạp
Việc nghiên cứu lịch sử Hi Lạp cổ được bắt đầu từ thời cổ đại. Hiện nay, khoa học lịch sử đã có một khối lượng lớn những tư liệu. Nguồn sử liệu nghiên cứu lịch sử Hi lạpNội dung chínhNguồn sử liệu nghiên cứu lịch sử Hi lạpCác giai đoạn nghiên cứu lịch sử […]
Văn minh Crét – Myxen (thiên niên kỷ III – II TCN)
Trước thập kỉ 70 của thế kỉ XIX, văn minh Crét – Myxen trong lịch sử Hi Lạp được biết đến quá sơ sài, mờ nhạt, chủ yếu dựa vào các truyền thuyết hoang đường và qua 2 tập sử thi Iliát – Ôđixê của Hôme. Cho tới những thập kỉ cuối cùng của thế […]
Chiến tranh Hi Lạp – Ba Tư (492 – 448 TCN)
Chiến tranh Hi Lạp – Ba Tư là một trong hai cuộc chiến lớn nhất xảy ra trong lịch sử Hi Lạp nói chung và Aten nói riêng. Thắng lợi cuối cùng thuộc về người Hi Lạp. Thắng lợi của người Hi Lạp trước đế quốc Ba Tư hùng cường đã dọn đường cho Hi […]
Sự ra đời Nhà nước dân chủ chủ nô Aten (thế kỉ VII – thế kỉ VI TCN)
Aten là quốc gia thành thị xuất hiện trên vùng bán đảo Attích (thuộc Trung Hi Lạp). Đó là một vùng đồng bằng hẹp đất đai không phì nhiêu, nhiều đồi núi, khí hậu lại khô khan, lượng mua hàng năm không đáng kể. Attích có nhiều đá quý, mỏ sắt, mỏ bạc, đất sét […]
Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và hội họa Hi Lạp cổ đại
Tiếp thu và chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Crét, Ai Cập, Babylon, người Hi Lạp (từ thế kỉ V TCN) đã tạo nên nền nghệ thuật hoàn mĩ, đậm tính hiện thực, tính dân tộc “đem lại cho chúng ta sự thỏa mãn về thẩm mĩ… được dùng làm tiêu chuẩn, mẫu mực mà […]
Văn học Hi Lạp cổ đại
Trên cơ sở mẫu tự của người Phenixi, người Hi Lạp đã cải biên và sáng tạo ra hệ thống mẫu tự Hi Lạp. So với hệ thống chữ tượng hình (Ai Cập), hình đinh (Lưỡng Hà), mẫu tự Hi Lạp đạt tới một trình độ cao, có khả năng hoàn thiện, khái quát hệ […]
Cuộc đông chinh của Alexander Macedonia và thời kỳ Hy Lạp hóa
Như vũ bão, quân Alexander tràn vào chiếm Babylon, Xudơ, Pécxêpôlít (những thủ phủ quan trọng nhất của Ba Tư). Đế quốc Ba Tư diệt vong sau 200 năm tồn tại. Không dừng lại, Alexander tiếp tục cho quân tràn vào chiếm Ecbatan (kinh độ của vương quốc Medi), Pacti, Báctơria và tiến sâu vào […]
Những thành tựu khoa học tự nhiên của Hi Lạp cổ đại
Hi Lạp được coi là quê hương của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau của khoa học tự nhiên (Thiên văn học, địa lí, toán học, vật lí, sinh vật, y dược). Là nơi sản sinh ra những con người khổng lồ, kiến thức uyên bác, với những thành tựu đáng giá đóng góp […]
Ngày toàn quốc kháng chiến
19 tháng 12 năm 2021
Xem thêm
Ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam
22 tháng 12 năm 2021
Xem thêm
Ngày lễ giáng sinh
24 tháng 12 năm 2021
Xem thêm
Tết dương lịch
1 tháng 1 năm 2022
Xem thêm
Tiễn táo quân về trời
25 tháng 1 năm 2022
Xem thêm
Tết nguyên đán
1 tháng 2 năm 2022
Xem thêm
Lễ tất niên
1 tháng 2 năm 2022
Xem thêm
Ngày Vía Thần Tài
10 tháng 2 năm 2022
Xem thêm
Lễ tình nhân
14 tháng 2 năm 2022
Xem thêm
Tết nguyên tiêu
15 tháng 2 năm 2022
Xem thêm
Ngày thầy thuốc việt nam
27 tháng 2 năm 2022
Xem thêm
Ngày quốc tế phụ nữ
8 tháng 3 năm 2022
Xem thêm
Ngày quốc tế hạnh phúc
20 tháng 3 năm 2022
Xem thêm
Ngày thành lập đoàn tncs hồ chí minh
26 tháng 3 năm 2022
Xem thêm
Ngày cá tháng tư
1 tháng 4 năm 2022
Xem thêm
Tết hàn thực
3 tháng 4 năm 2022
Xem thêm
Giỗ tổ hùng vương
10 tháng 4 năm 2022
Xem thêm
Ngày giải phóng miền nam
30 tháng 4 năm 2022
Xem thêm
Ngày quốc tế lao động
1 tháng 5 năm 2022
Xem thêm
Ngày chiến thắng điện biên phủ
7 tháng 5 năm 2022
Xem thêm
Ngày của mẹ
13 tháng 5 năm 2022
Xem thêm
Lễ phật đản
15 tháng 5 năm 2022
Xem thêm
Ngày sinh chủ tịch hồ chí minh
19 tháng 5 năm 2022
Xem thêm
Ngày quốc tế thiếu nhi
1 tháng 6 năm 2022
Xem thêm
Tết đoan ngọ
3 tháng 6 năm 2022
Xem thêm
Ngày của cha
17 tháng 6 năm 2022
Xem thêm
Ngày báo chí việt nam
21 tháng 6 năm 2022
Xem thêm
Ngày gia đình việt nam
28 tháng 6 năm 2022
Xem thêm
Ngày thương binh liệt sĩ
27 tháng 7 năm 2022
Xem thêm
Ngày thành lập công đoàn việt nam
28 tháng 7 năm 2022
Xem thêm
Lễ vu lan
12 tháng 8 năm 2022
Xem thêm
Tết thường tân
12 tháng 8 năm 2022
Xem thêm
Ngày quốc khánh
2 tháng 9 năm 2022
Xem thêm
Tết trung thu
10 tháng 9 năm 2022
Xem thêm
Ngày thành lập mặt trận tổ quốc việt nam
10 tháng 9 năm 2022
Xem thêm
Ngày quốc tế người cao tuổi
1 tháng 10 năm 2022
Xem thêm
Ngày giải phóng thủ đô
10 tháng 10 năm 2022
Xem thêm
Ngày doanh nhân việt nam
13 tháng 10 năm 2022
Xem thêm
Ngày phụ nữ việt nam
20 tháng 10 năm 2022
Xem thêm
Tết hạ nguyên
3 tháng 11 năm 2022
Xem thêm
Ngày pháp luật việt nam
9 tháng 11 năm 2022
Xem thêm
Ngày quốc tế nam giới
19 tháng 11 năm 2022
Xem thêm
Ngày nhà giáo việt nam
20 tháng 11 năm 2022
Xem thêm
Ngày thành lập hội chữ thập đỏ việt nam
23 tháng 11 năm 2022
Xem thêm
Ngày thế giới phòng chống aids
1 tháng 12 năm 2022
Xem thêm