Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi: 1) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ. 2) Giải thích nhan đề "Nơi dựa" của bài thơ. 3) Hai phần của bài thơ có gì giống nhau? (Tia nắng - Nguyễn Đình Thi)

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
57.183
46
24
Giang Hương
28/03/2017 12:56:28
Bài 2:
- Trong cuộc sống của con người, "nơi dựa" được hiểu là một điểm tựa, một chỗ dựa về mặt tinh thần hoặc vật chất. Có một "nơi dựa" chắc chắn, ổn định, con người sẽ dễ có một cuộc sống tốt đẹp.

- Thông thường, "nơi dựa" của người yếu là người mạnh, "nơi dựa" của người già là người trẻ… nhưng trong bài thơ này, Nguyễn Đình Thi lại có cái nhìn ngược lại: "Người mẹ" dựa vào "đứa trẻ ", "ngưới chiến sĩ’’ dựa vào "bà cụ già". Như vậy, "nơi dựa" trong cuộc sống không nhất thiết phải có ý nghĩa vật chất, với tiền tài, địa vị xã hội, tuổi tác, sức mạnh cơ bắp… Thực tế cho thấy "nơi dựa" quan trọng nhất với con người, và tồn tại lâu bền hơn cả chính là tinh thần, tình cảm, bởi có điểm tựa tinh thần, tình cảm, người ta sẽ tìm thấy được những niềm vui, ý nghĩa trong cuộc sống và tạo ra những sức mạnh tinh thần lớn lao. kì diệu ("đứa trẻ" là niềm vui sống của "người mẹ", "bà cụ già" là nguồn động viên tinh thần giúp "người chiến sĩ" vượt qua thử thách…).

- Trong những "nơi dựa" của cuộc sống, điểm tựa chung để mỗi người phát triển chính là tương lai và quá khứ của mình ("đứa trẻ " là biểu tượng của tương lai, "bà cụ già " là biểu tượng của quá khứ). Tương lai cho con người động lực để hi vọng, phấn đấu. Quá khứ cho con người tấm gương soi mình để sống tốt hơn trong hiện tại.

- "Nơi dựa" rất cần thiết để nâng đỡ cuộc sống của con người. Tuy vậy, mỗi người cũng phải luôn biết đứng vững trên đôi chân của mình để phấn đấu và tự khẳng định giá trị cuộc sống của mình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
137
29
TL
29/03/2017 22:33:34
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: phương thức nghị luận

Câu 2:
Nhan đề ''Nơi dựa'' là:những người thân yêu, những người có vai trò vô cùng quan trọng, những người có khả năng mang lại cho ta nguồn cảm hứng sống,  mang cho ta lẽ sống, niềm tin, hi vọng vào cuộc đời. Hay “nơi dựa” chính là những nơi tạo ra động lực để ta sống tiếp một cuộc sống tốt đẹp hơn, nơi dựa tinh thần.

Câu 3:
Sự giống nhau trong 2 phần của bài thơ : Đều có 1 nghịch lý chung :Thông thường người yếu đuối tìm nơi dựa ở người vững mạnh. Ở đây ngược lại. Người mẹ trẻ khỏe dựa vào đứa con mới biết đi chập chững. Anh bộ đội dạn dày chiến trận dựa vào cụ già bước từng bước run rẩy trên đường.

Câu 4:
“Nơi dựa” trong cuộc sống không nhất thiết phải có ý nghĩa vật chất, với tiền tài, địa vị xã hội, tuổi tác, sức mạnh cơ bắp… Thực tế cho thấy “nơi dựa” quan trọng nhất với con người, và tồn tại lâu bền hơn cả chính là tinh thần, tình cảm, bởi có điểm tựa tinh thần, tình cảm, người ta sẽ tìm thấy được những niềm vui, ý nghĩa trong cuộc sống và tạo ra những sức mạnh tinh thần lớn lao. kì diệu (“đứa trẻ” là niềm vui sống của “người mẹ”, “bà cụ già” là nguồn động viên tinh thần giúp “người chiến sĩ” vượt qua thử thách…).Trong những “nơi dựa” của cuộc sống, điểm tựa chung để mỗi người phát triển chính là tương lai và quá khứ của mình (“đứa trẻ " là biểu tượng của tương lai, “bà cụ già ” là biểu tượng của quá khứ). Tương lai cho con người động lực để hi vọng, phấn đấu. Quá khứ cho con người tấm gương soi mình để sống tốt hơn trong hiện tại.“Nơi dựa” rất cần thiết để nâng đỡ cuộc sống của con người. Tuy vậy, mỗi người cũng phải luôn biết đứng vững trên đôi chân của mình để phấn đấu và tự khẳng định giá trị cuộc sống của mình.
19
12
NoName.98510
26/10/2017 21:14:24
Nắng chiếu như gọi xôn xao
mây chiều lưng núi cao cao rạng ngời
nước non non nước bồi hồi
nghe thân yêu vọng tiếng người đâu đây
mây hồng chim vút cánh bay
sông xa một dải dâng đầy nhớ thương
mênh mông tỏa ấm trên đường
nghìn năm còn một tấm lòng không yên 
 (Nhớ Bác chiều thu _Nguyễn Đình Thi )
câu 1 ; xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ ?
câu 2 :xác định từ láy trong bài thơ ?
câu 3 : nêu nội dung bài thơ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×