Câu 1: Chép thuộc lòng bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến, cho biết hoàn cảnh sáng tác, thể thơ. Nêu bố cục của bài thơ và nội dung từng phần.
Câu 2: Đọc lại bài thơ “Bạn đến chơi nhà” và trả lời các câu hỏi sau:
a. Theo nội dung của câu thơ thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thế nào khi bạn đến chơi nhà?
b. Em hãy chỉ rõ và nhận xét, hoàn cảnh của nhà thơ Nguyễn Khuyến qua sáu câu thơ tiếp theo?Từ đó, em thấy tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra một tình huống đặc biệt như thế?
c. Câu thơ thứ 8 và riêng cụm từ “ta với ta” nói lên điều gì? Câu kết này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ?
Câu 3: Trong bài thơ Nguyễn Khuyến đã tạo lên một hoàn cảnh éo le với nhiều cái “không” để thể hiện một cái “có” duy nhất. Hãy chỉ rõ điều đó.
Câu 4: Hãy so sánh cụm từ “ ta với ta” trong câu cuối của bài thơ và cụm từ “ta với ta” trong bài Qua đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan.
Câu 5: Nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của tình bạn bằng một đoạn văn ngắn khoảng 5-7 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một cặp từ trái nghĩa. (Gạch chân dưới cặp từ trái nghĩa)
2. Văn bản Cảnh khuya
Câu 1: Chép thuộc lòng bài thơ Cảnh khuya, nêu hoàn cảnh sáng tác và bố cục của bài thơ.
Câu 2: Đọc 2 câu thơ: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa/ Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
a. Chỉ ra và nêu hiệu quả của phép tu từ so sánh trong câu thơ thứ nhất.
b. Hình ảnh so sánh trong câu thơ thứ nhất gợi liên tưởng đến câu thơ nào của Nguyễn Trãi?
c. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thứ 2? Tác dụng?
d. Em có nhận xét gì về cảnh thiên nhiên Việt Bắc trong hai câu thơ đầu? Từ đó, em có cảm nhận như thế nào về tâm hồn của Bác?
Câu 3. Đọc 2 câu thơ cuối: “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ/ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.
a. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp so sánh trong câu thơ thứ ba.
b. Tâm trạng của tác giả được thể hiện như thế nào trong hai câu thơ cuối? Nguyên nhân nảy sinh tâm trạng ấy là gì?
c. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp ngữ trong hai câu thơ trên.
d. Em hiểu “nỗi nước nhà” là gì? Qua đó, em hiểu thêm gì về con người của Bác?
e. Kể tên bài thơ đã học trong chương trình Ngữ Văn 6 cũng nói về một đêm không ngủ của Bác, ghi rõ tên tác giả?
Câu 4: .Viết đoạn văn từ 5 -7 câu nêu cảm nhận của em sau khi học xong bài thơ “Cảnh khuya”.
HS viết đoạn
*Gợi ý:
- Bài thơ : “ Cảnh khuya” viết trong thời gian nào?
- Thời gian đó có gì đặc biệt?
- Trong hoàn cảnh ấy Bác đã làm gì?
- Bài thơ giúp em hiểu gì về con người Bác?
:}}}}}}}}}}}}}
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Bạn đến chơi nhà
Đã bấy lâu nay bác tới nhà.
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta.
I. Đôi nét về tác giả Nguyễn Khuyến (1835 - 1909)- Tên lúc nhỏ: Thắng
- Quê quán: thôn Vị Hạ, xã Yên Đổ, nay thuộc xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
- Cuộc đời:
- Sự nghiệp sáng tác:
1. Hoàn cảnh ra đời
Sau khi cáo quan về ở ẩn, Nguyễn Khuyến đã chọn cuộc sống điền viên dân dã, giản dị. Một hôm, có người bạn tri kỉ đã lâu không gặp ghé thăm, nhưng ông lại không có gì để thiết đãi bạn. Trước tình cảnh oái oăm này, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ Bạn đến chơi nhà để tự trào đồng thời giãi bày nỗi lòng mình.
2. Ngôn ngữ
- Bài thơ Bạn đến chơi nhà được viết bằng chữ Nôm
3. Thể thơ
- Bài thơ Bạn đến chơi nhà được viết theo thể thất ngôn bát cú đường luật.
4. Phương thức biểu đạt
- PTBĐ tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
5. Bố cục bài thơ Bạn đến chơi nhà
- Gồm 3 phần:
STTGiới hạnNội dung6. Giá trị nội dung bài thơ Bạn đến chơi nhà
Bài thơ ca ngợi tình bạn chân thành thắm thiết, đậm đà, mộc mạc và tràn đầy niềm vui dân dã của tác giả
7. Giá trị nghệ thuật bài thơ Bạn đến chơi nhà
- Tạo tình huống bất ngờ, thú vị
- Giọng thơ chất phác, hồn nhiên, ẩn sau câu chữ là ánh mắt lấp lánh cùng nụ cười hồn hậu, ấm áp, chân tình của nhà thơ
- Sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ bác học
III. Dàn ý phân tích tác phẩm Bạn đến chơi nhà
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Khuyến (những nét tiêu biểu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác…)
- Giới thiệu về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
2. Thân bài
a. Giới thiệu sự việc bạn đến chơi nhà
- Cách giới thiệu giản dị, gần gũi với đời sống:
- Giọng điệu: vồn vã, chân thành, cởi mở
- Cách xưng hô: bác – một danh từ chỉ người, được dùng như đại từ, qua đó thể hiện thái độ niềm nở, thân tình, quý trọng của tác giả đối với bạn
- Hai vế câu sóng đôi như một lời reo vui, đón khách, thể hiện sự xúc động ngọt ngào. Qua đó, cho thấy mối quan hệ gần gũi, thân mật giữa chủ và khách
→ Câu nhập đề tự nhiên như một lời nói mộc mạc, như một tiếng reo vui, thể hiện sự chân tình, niềm xúc động của tác giả khi bạn đến chơi nhà
b. Hoàn cảnh của nhà thơ khi bạn đến chơi nhà
- Tác giả đã tạo ra một tình huống, một hoàn cảnh rất đặc biệt khi bạn đến chơi nhà:
→ Khắc họa một cuộc sống đạm bạc, thiếu thốn đủ điều về vật chất - được trình bày một cách hóm hỉnh, vui tươi - thể hiện sự lạc quan với cuộc sống của tác giả.
- Nghệ thuật;
→ Tạo dựng một tình huống éo le đó là cách nói hài hước, phóng đại về cuộc sống thiếu thốn vật chất của tác giả, qua đó thể hiện sự hóm hỉnh, hài hước của một nhà nho thanh bạch.
c. Tình bạn thắm thiết của tác giả
- Sử dụng 2 từ "ta" liên tục:
→ Sử dụng quan hệ từ “với” nối liền hai chữ ta, qua đó ta thấy giữa chủ và khách dường như không còn khoảng cách, tuy hai mà một, gắn bó, hòa hợp, vui vẻ, trọn vẹn
⇒ Câu thơ đã đúc kết lại giá trị của toàn bài thơ, bộc lộ tình cảm sâu sắc của nhà thơ đối với bạn, khẳng định một tình bạn đậm đà thắm thiết, trọn vẹn mà trong sáng, vượt qua mọi thử thách tầm thường.
3. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |