Hai khổ thơ đầu bài thơ " Đoàn thuyền đánh cá " đã cho chúng ta thấy được âm hưởng bài ca lao động ngân vang khỏe khoắn trong cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi. Khổ thơ đã diễn tả cụ thể nội dung tiếng hát của người ngư dân:
" Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi ! "
Nghệ thuật điệp ngữ " biển Đông" kết hợp với nghệ thuật liệt kê " cá bạc, cá thu" đã gợi ra sự giàu có phong phú của biển cả. Hình ảnh so sánh " cá thu biển Đông như đoàn thoi" đã thể hiện sự quan sát tinh tế, khả năng liên tưởng tài tình của nhà thơ. Từng đàn cá bơi đi bơi lại như thoi trên mặt biển gợi sự tấp nập đông đúc. Vẻ đẹp ấy đc thể hiện rõ hơn qua hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ " đêm ngày dệt biển". Câu cảm thán kết thúc khổ thơ cùng nghệ thuật nhân hóa "đoàn cá ơi" đã thể hiện tình cảm thiết tha trìu mến của nhà thơ với biển cả. Tiếng hát vang khắp mặt biển không chỉ ngợi ca sự giàu có của biển cả quê hương mà còn thể hiện mong ước một chuyến đánh cá bội thu. Đó chính là tiếng hát vui tươi say mê của người như dân được làm chủ biển khơi.