Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đưa ra các ví dụ thực tiễn về mọi hiểu biết của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn

Đưa ra các ví dụ thực tiễn về mọi hiểu biết của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn
 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
2.894
5
1
Dawools
08/12/2021 07:57:21
+5đ tặng
Thực tiễn là một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản của triết học Mác – Lênin nói chung và của lý luận nhận thức Mácxít nói riêng, đây là một phạm trù đã được nghiên cứu từ rất lâu với nhiều quan điểm khác nhau:

+ Chủ nghĩa duy tâm chỉ hiểu thực tiễn như là hoạt động tinh thần sáng tạo ra thế giới của con người, chứ không xem nó là hoạt động vật chất, là hoạt động lịch sử xã hội.

+ Chủ nghĩa duy vật trước Mác, mặc dù đã hiểu thực tiễn là một hành động vật chất của con người nhưng lại xem đó là hoạt động con buôn, đê tiện, bẩn thỉu.

Khắc phục sai lầm, kế thừa và phát triển sáng tạo những quan niệm về thực tiễn của các nhà triết học trước đó, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra một quan niệm đúng đắn về thực tiễn như sau: “Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Tâm Như
08/12/2021 07:57:35
+4đ tặng
Thứ nhất: Thực tiễn là cơ sở, mục đích, là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức
+ Thực tiễn là cơ sở của nhận thức:

Điều này có nghĩa là thực tiễn cung cấp tài liệu cho nhận thức, cho lý luận. Mọi tri thức dù trực tiếp hay gián tiếp đối với người này hay người kia, thế hệ nay hay thế hệ khác, ở trình độ kinh nghiệm hay lý luận, xét đến cùng đều bắt nguồn từ thực tiễn.

Bằng hoạt động thực tiễn, con người tác động vào thế giới, buộc thế giới phải bộc lộ những thuộc tính, những tính quy luật để cho con người nhận thức chúng.

Sở dĩ như vậy, bởi con người quan hệ với hế giới không phải bắt đầu bằng lý luận mà bằng thực tiễn. Chính từ trong quá trình hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới mà nhận thức ở con người được hình thành và phát triển.

Ban đầu, con người thu nhận những tài liệu cảm tính. Sau đó, con người tiến hành so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa… để phản ánh bản chất, quy luật vận động của các sự vật, hiện tượng trong thế giới, từ đó xây dựng thành các khoa học, lý luận.

+ Thực tiễn là mục đích của nhận thức:

Thực tiễn là mục đích của nhận thức vì nhận thức dù về vấn đề khía cạnh hay ở lĩnh vực gì đi chăng nữa thì cũng phải quay về phục vụ thực tiễn. Nhận thức mà không phục vụ thực tiễn thì không phải là “nhận thức” theo đúng nghĩa.

Do vậy, kết quả nhận thức phải hướng dẫn chỉ đạo thực tiễn. Lý luận, khoa học chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn.

+ Thực tiễn là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức.

Thực tiễn là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức là thực tiễn cung cấp năng lượng nhiều nhất, nhanh chóng nhất giúp con người nhận thức ngày càng toàn diện và sâu sắc về thế giới.

Trong quá trình hoạt động thực tiễn làm biến đổi thế giới, con người cũng biến đổi luôn cả bản thân mình, phát triển năng lực thể chất, trí tuệ của mình. Nhờ đó, con người ngày càng đi sâu vào nhận thức thế giới, khám phá những bí mật của thế giới, làm phong phú và sâu sắc tri thức của mình về thế giới.

Thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức. Nhu cầu thực tiễn đòi hỏi phải có tri thức mới, phải tổng kết kinh nghiệm, khái quát lý luận, nó thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các ngành khoa học. Khoa học ra đời chính vì chúng cần thiết cho hoạt động thực tiễn của con người.

Thứ hai: Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý

Theo các nhà kinh điển của triết học Mác – Lênin đã khẳng định: vấn đề tìm hiểu xem tư duy con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận, mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý.

Tất nhiên, nhận thức khoa học có tiêu chuẩn riêng, đó là tiêu chuẩn logic nhưng tiêu chuẩn logic không thể thay thế cho tiêu chuẩn thực tiễn và xét đến cùng nó cũng phụ thuộc vào tiêu chuẩn thực tiễn.

Chúng ta cần phải hiểu thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý một cách biện chứng. Tiêu chuẩn này vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối:

+ Tiêu chuẩn thực tiễn có tính tuyệt đối vì thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan để kiểm nghiệm chân lý. Thực tiễn ở mỗi giai đoạn lịch sử có thể xác nhận được chân lý.

+ Tiêu chuẩn thực tiễn có cả tính tương đối vì thực tiễn không đứng nguyên một chỗ mà luôn biến đổi và phát triển. Thực tiễn là một quá trình và được thực hiện bởi con người nên không tránh khỏi có cả yếu tố chủ quan.

Tiêu chuẩn thực tiễn không cho phép biến những tri thức của con người thành những chân lý tuyệt đích cuối cùng. Trong quá trình phát triển của thực tiễn và nhận thức, những tri thức đạt được trước kia và hiện nay vẫn phải thường xuyên chịu kiểm nghiệm bởi thực tiễn tiếp theo, tiếp tục được thực tiễn bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa và phát triển hoàn thiện hơn.

Tâm Như
Ví dụ như hoạt động gặt lúa của nông dân sử dụng liềm, máy gặt tác động vào cây lúa để thu hoạch thóc lấy gạo để ăn; hay hoạt động lao động của các công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp tác động vào máy móc trên các loại vải, da,.. để tạo ra sản phẩm tiêu dùng như quần áo, giày dép phục vụ đời sống con người… Ví dụ: Hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội, tiến hành Đại hội Đoàn Thanh niên trường học, Hội nghị công đoàn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư