Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 6
15/12/2021 18:19:48

Ấn dụ là gì

1 trả lời
Hỏi chi tiết
110
0
0
Pingg
15/12/2021 18:30:30
+5đ tặng
Ẩn dụ là gì?

Theo định nghĩa ẩn dụ Ngữ văn 6, đây là một biện pháp tu từ trong đó các sự vật, hiện tượng được nhắc đến thông qua việc gọi tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng.


Ẩn dụ thường được sử dụng trong văn chương

Ẩn dụ được sử dụng phổ biến trong tiếng Việt với nhiều dạng và chức năng khác nhau nhằm mục đích tăng khả năng gợi hình, gợi cảm cho câu văn, thơ, lời nói.

Ngoài ra, phép ẩn dụ còn được kết hợp với các biện pháp tu từ khác như so sánh, nhân hóa… để nâng cao hiệu quả biểu đạt.

Các loại ẩn dụ chính
  • Ẩn dụ hình thức

Là hình thức ẩn dụ dựa trên các điểm giống nhau hoặc tương đồng về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng.

Ví dụ:

“Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”.

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Trong câu thơ trên, “Khuôn trăng” là hình ảnh ẩn dụ, dùng để chỉ khuôn mặt xinh đẹp, đầy đặn và tươi trẻ như vầng trăng của Thúy Vân.

  • Ẩn dụ cách thức

Là hình thức ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về cách thức thực hiện giữa các sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Trong câu ca dao trên, “ăn quả” là hình ảnh ẩn dụ dùng để chỉ việc thụ hưởng thành quả, kết quả, thành công; còn “trồng cây” là hình ảnh ẩn dụ dùng để chỉ công lao khó nhọc, hành trình gian nan để tạo ra thành quả.


Ẩn dụ được giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 6
  • Ẩn dụ phẩm chất

Là hình thức ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về phẩm chất giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.

Ví dụ:

“Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”.

Trong câu ca dao trên, “thuyền” là hình ảnh ẩn dụ chỉ người đàn ông thường xuyên đi xa, nay đây mai đó; còn “bến” là hình ảnh ẩn dụ chỉ người con gái một lòng chờ đợi ở hậu phương, ở quê nhà.

  • Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Là hình thức ẩn dụ dựa trên sự giống nhau, tương đồng về cảm giác giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.

Ví dụ: “Trời nắng giòn tan”

“Giòn tan” là sự cảm nhận của vị giác. Trong câu nói này, “trời nắng giòn tan” là hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi từ thị giác sang vị giác, nhằm để nhấn mạnh trời nắng to có thể làm khô mọi vật.
Hoán dụ là gì?

Là biện pháp tu từ trong đó gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ gần gũi, gắn bó để tăng sức gợi tả, gợi hình trong diễn đạt.


Hoán dụ dùng để tăng sức gợi tả, gợi hình trong diễn đạt
Các loại hoán dụ chính
  • Lấy bộ phận để chỉ toàn thể

Ví dụ:

“Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

(Bài ca vỡ đất – Hoàng Trung Thông)

Trong câu thơ trên, “bàn tay” là hình ảnh hoán dụ, dùng để chỉ chung cho cả cơ thể.

  • Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng

Ví dụ:

“Vì sao? Trái Đất nặng ân tình

Hát mãi tên người Hồ Chí Minh”.

(Theo chân Bác – Tố Hữu)

Trong câu thơ trên, “Trái Đất” là hình ảnh hoán dụ dùng để chỉ đất nước, con người Việt Nam.

  • Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật

Ví dụ:

“Đầu xanh có tội tình gì

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”.

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Trong câu thơ trên, “đầu xanh” là hình ảnh hoán dụ dùng để chỉ những người còn trẻ; “má hồng” là hình ảnh hoán dụ dùng để chỉ những người phụ nữ đẹp.

  • Lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng

Ví dụ:

“Một ngôi sao chẳng sáng đêm

Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng”.

(Tiếng ru – Tố Hữu)

Trong câu thơ trên, “một ngôi sao”, “một thân lúa” là hình ảnh hoán dụ dùng để chỉ sự cô đơn, lẻ loi, đơn độc, không có sự gắn bó, đoàn kết với nhau.

Cách phân biệt ẩn dụ và hoán dụ
Giống nhau
  • Về bản chất, ẩn dụ và hoán dụ đều lấy sự vật, hiện tượng này để miêu tả sự vật, hiện tượng khác dựa trên quy luật liên tưởng.
  • Về mục đích, ẩn dụ và hoán dụ đều được sử dụng nhằm mục đích tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt của người viết/người nói.

Ẩn dụ và hoán dụ là hai biện pháp tu từ dễ bị nhầm lẫn
Khác nhau:

Ẩn dụ và hoán dụ có cơ sở liên tưởng khác nhau, cụ thể:

  • Ẩn dụ: dựa trên mối quan hệ tương đồng về hình thức, cách thực hiện, phẩm chất, cảm giác… giữa các sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: Thương thay kiếp gà trống nuôi con một mình!

Trong câu văn trên, “gà trống nuôi con” là hình ảnh ẩn dụ dùng để chỉ người đàn ông chăm sóc con cái một mình khi không có người vợ, người phụ nữ bên cạnh.

  • Hoán dụ: dựa trên cơ sở là sự gắn bó, gần gũi giữa các sự vật, hiện tượng có liên quan trực tiếp hoặc gần kề với nhau như: bộ phận và toàn thể, vật chứa đựng và vật bị chứa đựng, dấu hiệu của sự vật và sự vật, cái cụ thể và cái trừu tượng.

Ví dụ: Một tay người bố ấy đã nuôi ba đứa con trưởng thành!

Trong câu văn trên, “một tay” là hình ảnh hoán dụ dùng để chỉ cả cơ thể, con người.
HT ^^

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo