Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý phân tích nhân vật Huấn Cao

  • lập dàn ý phân tích nhân vật huấn cao 
3 trả lời
Hỏi chi tiết
318
0
0
Đặng Tùng
18/12/2021 20:10:19
+5đ tặng
1. Phần mở bài chi tiết

– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Tuân: là người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp với phong cách tài hoa, uyên bác.

– Giới thiệu về tập truyện “Vang bóng một thời”: một trong những tập truyện xuất sắc nhất của Nguyễn Tuân, nhân vật chính là những nho sĩ tài hoa, bất đắc chí.

– Giới thiệu khái quát về nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”.

2. Phần thân bài chi tiết

Huấn Cao - người nghệ sĩ tài ba

- Huấn Cao là nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp.

- Tài năng của ông đã được nói tới một cách kính nể qua cuộc nói chuyện giữa quản ngục và thơ lại:

+ Người khắp vùng tỉnh Sơn khen Huấn Cao là người có tài viết chữ “rất nhanh và rất đẹp”

+ “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm… có được chữ ông Huấn Cao mà treo là có một báu vật trên đời"

- Sự tài hoa thể hiện trong cảnh cho chữ: “một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ”

⇒ Huấn Cao thực sự đã trở thành một người nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp.

Huấn Cao – con người của khí phách hiên ngang, bất khuất

- Huấn Cao là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình, chí lớn không thành, bị tống giam vào ngục chờ xử tử nhưng khí chất của ông, tư thế nhìn đời của ông luôn bất khuất, hiên ngang, không chút run sợ.

- Khí phách hiên ngang ấy thể hiện rõ trong cuộc nói chuyện với quản ngục:

+ “dọc ngang nào biết trên đầu có ai”

+ coi nhà tù thực dân như chốn không người, “ra tay tháo cũi xổ lồng như chơi”, có tài bẻ khóa vượt ngục

Trang chủ Văn Mẫu Lớp 11 Dàn ý phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù
DÀN Ý PHÂN TÍCH NHÂN VẬT HUẤN CAO TRONG CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
Hướng dẫn lập dàn ý chi tiết đề văn phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân.

   Dàn ý phân tích nhân vật Huấn Cao - Tổng hợp một số mẫu dàn ý chi tiết và bài văn tham khảo phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

I. DÀN Ý PHÂN TÍCH NHÂN VẬT HUẤN CAO CHI TIẾT NHẤT
1. PHẦN MỞ BÀI CHI TIẾT

– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Tuân: là người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp với phong cách tài hoa, uyên bác.

– Giới thiệu về tập truyện “Vang bóng một thời”: một trong những tập truyện xuất sắc nhất của Nguyễn Tuân, nhân vật chính là những nho sĩ tài hoa, bất đắc chí.

– Giới thiệu khái quát về nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”.

2. PHẦN THÂN BÀI CHI TIẾT

Huấn Cao - người nghệ sĩ tài ba

- Huấn Cao là nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp.

- Tài năng của ông đã được nói tới một cách kính nể qua cuộc nói chuyện giữa quản ngục và thơ lại:

+ Người khắp vùng tỉnh Sơn khen Huấn Cao là người có tài viết chữ “rất nhanh và rất đẹp”

+ “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm… có được chữ ông Huấn Cao mà treo là có một báu vật trên đời"

- Sự tài hoa thể hiện trong cảnh cho chữ: “một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ”

⇒ Huấn Cao thực sự đã trở thành một người nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp.

Huấn Cao – con người của khí phách hiên ngang, bất khuất

- Huấn Cao là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình, chí lớn không thành, bị tống giam vào ngục chờ xử tử nhưng khí chất của ông, tư thế nhìn đời của ông luôn bất khuất, hiên ngang, không chút run sợ.

- Khí phách hiên ngang ấy thể hiện rõ trong cuộc nói chuyện với quản ngục:

+ “dọc ngang nào biết trên đầu có ai”

+ coi nhà tù thực dân như chốn không người, “ra tay tháo cũi xổ lồng như chơi”, có tài bẻ khóa vượt ngục

ADVERTISING


X

+ “văn võ kiêm toàn”

⇒ Lí tưởng sống cao đẹp, dám chống lại triều đình mà ông căm ghét, khinh bỉ để cứu lấy nhân dân thoát khỏi những áp bức, bất công vô lý.

- Ngay khi đặt chân vào nhà ngục: Thản nhiên rũ rệp trên thang gông

⇒ Khí phách, tiết tháo của nhà Nho

- Khí phách thể hiện qua thái độ thán phục của quản ngục và thầy thơ lại

- Khí phách thể hiện qua thái độ của bọn lính: kiêng nể “tên này nguy hiểm và ngạo ngược nhất trong bọn”

- Khi được viên quản ngục biệt đãi: “Thản nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh”

⇒ Phong thái tự do, ung dung, xem nhẹ cái chết.

- Trả lời quản ngục bằng thái độ khinh miệt: “Ngươi hỏi ta muốn gì... vào đây”.

⇒ Không khuất phục trước cường quyền.

⇒ Khí phách của một người anh hùng.

Huấn Cao – người mang thiên lương trong sáng, nhân cách cao đẹp

- Tâm hồn trong sáng, cao đẹp: “Không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ” ⇒ Trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ những người tri kỉ.

- Khi chưa biết tấm lòng của quản ngục: xem y là kẻ tiểu nhân

- Khi biết tấm lòng "biệt nhỡn liên tài” của quản ngục: Huấn Cao nhận lời cho chữ

⇒ Chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và quý cái đẹp.

- Câu nói của Huấn Cao với quản ngục: “Thiếu chút nữa... trong thiên hạ”

⇒ Sự trân trọng đối với những người có sở thích thanh cao, có nhân cách cao đẹp.

⇒ Huấn Cao là một anh hùng - nghệ sĩ, một thiên lương trong sáng.

Sự thống nhất của tài hoa, khí phách, thiên lương làm nên cảnh cho chữ - “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”

- Hình tượng Huấn Cao đang “dậm tô nét chữ” trên “tấm lụa trắng còn nguyên vẹn lần hồ” trong hoàn cảnh “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” ở nơi tù ngục tối tăm ⇒ kết tinh cho tài hoa, khí phách, thiên lương

- Thành biểu tượng cho sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp cái cao cả đối với cái phàm tục, dơ bẩn

Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao

- Đặt nhân vật trong tình huống truyện độc đáo: cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao với quản ngục và thơ lại. Đó là cuộc gặp gỡ giữa tử tù với quan coi ngục, những con người khác xa nhau về hoàn cảnh, giai cấp nhưng đó lại là cuộc gặp gỡ định mệnh của những kẻ liên tài.

- Nghệ thuật tương phản đối lập: giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cái đẹp, cái cao cả và phàm tục, dơ bẩn. Đặc biệt ở cảnh cho chữ.

- Ngôn ngữ miêu tả nhân vật giàu chất tạo hình: sử dụng nhiều từ Hán – Việt, lời ăn tiếng nói mang khẩu khí của người xưa làm tăng thêm không khí, vẻ đẹp của một thời vang bóng đã xa xưa.

Phần kết bài chi tiết

– Khái quát về hình tượng nhân vật Huấn Cao: một con người tài hoa, có khí phách hiên ngang và cái tâm trong sáng

– Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, thể hiện quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp, cái đẹp, cái tài phải luôn đi liền với cái tâm, với cái thiên lương trong sáng.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Mort Tie
18/12/2021 20:10:21
1. Phần mở bài chi tiết

– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Tuân: là người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp với phong cách tài hoa, uyên bác.

– Giới thiệu về tập truyện “Vang bóng một thời”: một trong những tập truyện xuất sắc nhất của Nguyễn Tuân, nhân vật chính là những nho sĩ tài hoa, bất đắc chí.

– Giới thiệu khái quát về nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”.

2. Phần thân bài chi tiết

Huấn Cao - người nghệ sĩ tài ba

- Huấn Cao là nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp.

- Tài năng của ông đã được nói tới một cách kính nể qua cuộc nói chuyện giữa quản ngục và thơ lại:

+ Người khắp vùng tỉnh Sơn khen Huấn Cao là người có tài viết chữ “rất nhanh và rất đẹp”

+ “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm… có được chữ ông Huấn Cao mà treo là có một báu vật trên đời"

- Sự tài hoa thể hiện trong cảnh cho chữ: “một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ”

⇒ Huấn Cao thực sự đã trở thành một người nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp.

Huấn Cao – con người của khí phách hiên ngang, bất khuất

- Huấn Cao là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình, chí lớn không thành, bị tống giam vào ngục chờ xử tử nhưng khí chất của ông, tư thế nhìn đời của ông luôn bất khuất, hiên ngang, không chút run sợ.

- Khí phách hiên ngang ấy thể hiện rõ trong cuộc nói chuyện với quản ngục:

+ “dọc ngang nào biết trên đầu có ai”

+ coi nhà tù thực dân như chốn không người, “ra tay tháo cũi xổ lồng như chơi”, có tài bẻ khóa vượt ngục

+ “văn võ kiêm toàn”

⇒ Lí tưởng sống cao đẹp, dám chống lại triều đình mà ông căm ghét, khinh bỉ để cứu lấy nhân dân thoát khỏi những áp bức, bất công vô lý.

- Ngay khi đặt chân vào nhà ngục: Thản nhiên rũ rệp trên thang gông

⇒ Khí phách, tiết tháo của nhà Nho

- Khí phách thể hiện qua thái độ thán phục của quản ngục và thầy thơ lại

- Khí phách thể hiện qua thái độ của bọn lính: kiêng nể “tên này nguy hiểm và ngạo ngược nhất trong bọn”

- Khi được viên quản ngục biệt đãi: “Thản nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh”

⇒ Phong thái tự do, ung dung, xem nhẹ cái chết.

- Trả lời quản ngục bằng thái độ khinh miệt: “Ngươi hỏi ta muốn gì... vào đây”.

⇒ Không khuất phục trước cường quyền.

⇒ Khí phách của một người anh hùng.

Huấn Cao – người mang thiên lương trong sáng, nhân cách cao đẹp

- Tâm hồn trong sáng, cao đẹp: “Không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ” ⇒ Trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ những người tri kỉ.

- Khi chưa biết tấm lòng của quản ngục: xem y là kẻ tiểu nhân

- Khi biết tấm lòng "biệt nhỡn liên tài” của quản ngục: Huấn Cao nhận lời cho chữ

⇒ Chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và quý cái đẹp.

- Câu nói của Huấn Cao với quản ngục: “Thiếu chút nữa... trong thiên hạ”

⇒ Sự trân trọng đối với những người có sở thích thanh cao, có nhân cách cao đẹp.

⇒ Huấn Cao là một anh hùng - nghệ sĩ, một thiên lương trong sáng.

Sự thống nhất của tài hoa, khí phách, thiên lương làm nên cảnh cho chữ - “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”

- Hình tượng Huấn Cao đang “dậm tô nét chữ” trên “tấm lụa trắng còn nguyên vẹn lần hồ” trong hoàn cảnh “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” ở nơi tù ngục tối tăm ⇒ kết tinh cho tài hoa, khí phách, thiên lương

- Thành biểu tượng cho sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp cái cao cả đối với cái phàm tục, dơ bẩn

Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao

- Đặt nhân vật trong tình huống truyện độc đáo: cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao với quản ngục và thơ lại. Đó là cuộc gặp gỡ giữa tử tù với quan coi ngục, những con người khác xa nhau về hoàn cảnh, giai cấp nhưng đó lại là cuộc gặp gỡ định mệnh của những kẻ liên tài.

- Nghệ thuật tương phản đối lập: giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cái đẹp, cái cao cả và phàm tục, dơ bẩn. Đặc biệt ở cảnh cho chữ.

- Ngôn ngữ miêu tả nhân vật giàu chất tạo hình: sử dụng nhiều từ Hán – Việt, lời ăn tiếng nói mang khẩu khí của người xưa làm tăng thêm không khí, vẻ đẹp của một thời vang bóng đã xa xưa.

Phần kết bài chi tiết

– Khái quát về hình tượng nhân vật Huấn Cao: một con người tài hoa, có khí phách hiên ngang và cái tâm trong sáng

– Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, thể hiện quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp, cái đẹp, cái tài phải luôn đi liền với cái tâm, với cái thiên lương trong sáng.

Xem thêm: Sơ đồ tư duy Chữ người tử tù

Dàn ý phân tích Huấn Cao ngắn gọn

I. Mở bài:

- Giới thiệu chung về tác phẩm Chữ người tử tù và nhân vật Huấn Cao

II. Thân bài: Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao

1. Vẻ đẹp của một nghệ sĩ tài hoa

- Huấn Cao là một nghệ sĩ khác thường, có tài viết chữ rất đẹp, một thú vui tao nhã nhưng ít ai làm được

- Tài viết chữ của ông được thể hiện qua các chi tiết đặc sắc và nổi bật, cho thấy một tài năng xuất chúng

- Nét chữ thể hiện tính cách của ông, khinh danh vọng tiền tài, có tấm lòng yêu nghệ thuật

2. Khí phách hiên ngang của một anh hùng

- Ông là người tài năng, có chí khí anh hùng: dám chống lại triều đình bất công để cứu lấy nhân dân thoát khỏi những áp bức, bất công vô lý.

- Bị tống giam chờ xử tử nhưng không hề run sợ, lo lắng mà ngược lại, tỏ rõ khí phách của mình qua hành động “dỗ gông”

- Dù sắp chết nhưng vẫn sống oanh liệt, tư thế đường hoàng đón nhận cái chết, ung dung nhận rượu thịt mà viên quan coi ngục mang cho

- Ông không sợ chết, cũng không sợ cường quyền, vẫn ngạo nghễ đáp trả những lời lẽ dành cho mình.

3. Một con người có thiên lương trong sáng, tâm hồn cao đẹp

- Không bao giờ vì vàng bạc hay quyền lực mà cho chữ

- Cảm kích trước tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quan coi ngục và quyết định cho y chữ

- Một con người cân nhắc, xem thường cái xấu xa, sai biết sửa

- Không chấp nhận sự thiếu rạch ròi, sự lẫn lộn giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái ác với cái thiện: thể hiện rõ qua lời khuyên của Huấn Cao đối với viên quản ngục.

III. Kết bài:

- Nêu cảm nhận của em về hình tượng Huấn Cao: một con người tài hoa, có khí phách hiên ngang và cái tâm trong sáng

- Nhân vật Huấn Cao là hình tượng tiêu biểu của cái tài, cái tâm trước cái phàm tục, dơ bẩn, của cái khí phách ngang tàng đối với thói quen nô lệ, bộc lộ tình cảm yêu nước và tinh thần dân tộc thầm kín nhưng sâu sắc vô cùng.



 
1
0
Trần Đức Minh
18/12/2021 20:11:19
+3đ tặng

I. Mở bài

- “Vang bóng một thời” gồm mười một truyện viết về một thời đã xa, nay chỉ còn vang bóng. Qua tập truyện, Nguyễn Tuân đã bày tỏ sự bất hòa sâu sắc đối với xã hội buổi giao thời cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ở nước ta và ca ngợi những nhà nho tài hoa không chịu vứt bỏ lương tâm, chạy theo danh lợi, vẫn giữ thiên lương cao đẹp.

- Một trong những nhân vật tiêu biểu là Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”.

II. Thân bài

1. Con người mang nét đẹp của tư thế, khí phách

Bằng một thứ văn xuôi điêu luyện gợi được không khí cổ kính của một thời đã qua, Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công những nét tính cách nhân vật.

a. Một con người tự trọng, sống hiên ngang bất khuất.

- Tự trọng, không ham quyền và hám lợi: “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”.

- Hiên ngang bất khuất: “những người chọc trời quấy nước, đến trên đầu người tu, người ta cũng còn chẳng biết ai nữa…”

b. Chí lớn không thành, coi thường gian khổ, kể cả cái chết

- Chống lại triều đình, bị bắt giam tử ngục, vẫn coi thường: “Đến cái cảnh chết chém, ông cũng chẳng sợ nữa …”

- Có những suy nghĩ, hành vi thật phóng khoáng: “Ông Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt của viên quản ngục, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình, dù đang bị giam cầm”.

c. Khinh bỉ những kẻ đại diện cho quyền lực thống trị.

- Dưới mắt ông, chúng chỉ là là tiểu nhân thị oai, nên ông luôn tỏ ra khinh bỉ chúng, dù ở giữa cảnh tàn nhẫn, lừa lọc, giữa một dõng cặn bã.

- Thái độ và ngôn ngữ nhân vật cực kì khinh bạc. Sau khi viên quản ngục khép nép hỏi Huấn Cao có cần gì nữa không, ông đã trả lời rất thản nhiên: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ cần có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Khí phách đó, tư thế đó luôn luôn hiên ngang lồng lộng giữa cái nền xám xịt của ngục tù.

2. Con người mang nét đẹp của tâm hồn, tài hoa

a. Tâm hồn cao quý

Huấn Cao ca ngợi thiên lương, tức là cái bản chất tốt đẹp của con người: “Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã… Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi”. Lời khuyên bảo cuối cùng đối với viên quản ngục thể hiện cái tâm của nhân vật Huấn Cao vậy.

b. Yêu cái đẹp và cảm thông với người yêu quý cái đẹp.

Huấn Cao kiêu bạc là thế, nhưng khi hiểu được tấm lòng chân thành của ngục quan, ông vui vẻ nhận cho chữ, mà còn tỏ ra cảm động: “Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.

c. Rất mực tài hoa

- Thư pháp (phép viết chữ, nghệ thuật viết chữ Hán) vốn là một thú tao nhã của người xưa, bên cạnh cầm, kỳ, thi, họa. Ông Huấn có tài viết chữ đẹp, “vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”. Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm.

- Cái tài hoa ấy chỉ dành riêng cho người tri kỷ: “Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi”. Và lần này như một ngoại lệ, ông cho chữ viên quản ngục, vì “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người”.

- Con người ấy đã thực hiện lời hứa với viên quản ngục, thể hiện cái tài hoa tuyệt thế của mình trong một khung cảnh đầy xúc động. Bằng hiện pháp đối lập, Nguyễn Tuân đã làm toát lên chủ đề của truyện trong đoạn cuối truyện.

- Cái cao đẹp (viết chữ vốn là một việc thanh cao, long trọng, với lụa tràng, mực thắm, nét chữ vuông tươi tắn) đối lập với cái dơ bẩn (cảnh buồng nhà ngục tối, chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián).

- Hình ảnh kì vĩ của người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô nét chữ đối lập với hình ảnh co ro của thầy thơ lại run run bưng chậu mực và của viên quản ngục khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ… chắp tay vái người tù một vái.

=> Tất cả thể hiện ý nghĩa sâu sắc: Cái đẹp có thể sản sinh từ nơi tội ác ngự trị, giữa mảnh đất chết (nhà ngục), bởi một con người sắp chết (tử tội Huấn Cao). Còn lời Huấn Cao khuyên viên quản ngục lại mang ý nghĩa bổ sung: cái đẹp không thể cũng sống chung với tội ác.

3. Đánh giá về hình tượng Huấn Cao

- Hình tượng nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù tượng trưng cho cái đẹp của khí phách, của tài hoa hòa hợp cái đẹp của thiên lương.

- Nhân vật Huấn Cao, cũng như nhiều nhân vật chính diện khác trong Vang bóng một thời, nhất thiết phải là một con người tài hoa. Song ở Huấn Cao, bên cạnh cái tài hoa, còn có vẻ đẹp khí phách của một con người có trách nhiệm đối với thời cuộc và cái đẹp của thiên lương. Đó cũng là nét độc đáo của hình tượng nhân vật Huấn Cao, so với các nhân vật khác trong Vang bóng một thời.

III. Kết bài

- Nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Tuân trong “Chữ người tử tù” mang tính cổ kính qua hệ thống ngôn ngữ, lối suy nghĩ, cung cách đối xử… toát lên không khí của một thời mà nay đã thành vang bóng. Nghệ thuật ấy cũng mang tính hiện đại với nhưng đoạn phân tích ý nghĩa sâu kín, diễn biến tâm lí nhân vật một cách tinh tế.

- Nhân vật Huấn Cao, con người có trách nhiệm đối với đất nước, hiện lên trong truyện với một thái độ tôn sùng của Nguyễn Tuân. Đây cũng là sự giãi bày kín đáo niềm “… khát khao theo đuổi một lý tưởng cao cả của người thanh niên Nguyễn Tuân khi mới bước chân vào đời”. (Trường Chinh).
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k