Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Từ năm 1960 đến nay, tỷ lệ lao động di chuyển duy trì ở mức 3% dân số thế giới. Tuy nhiên, phần lớn dòng di chuyển trên thế giới lại không diễn ra giữa các nước đang phát triển với các nước phát triển; mà là di chuyển trong nội bộ các nước đang phát triển, khoảng 740 triệu người di cư nội địa - tức là gần gấp bốn lần số người di cư quốc tế. Trong số những người di cư sang nước khác, chỉ có một phần ba di cư từ một nước đang phát triển sang một nước phát triển – tức là chưa tới 70 triệu người. Còn lại đa số (khoảng 200 triệu người) di cư quốc tế di chuyển từ một nước đang phát triển này sang một nước đang phát triển khác.
Các nước đang phát triển thu hút lực lượng lao động di cư lớn trong khu vực do mức chênh lệch thu nhập, xu hướng dân số và sự gần gũi về mặt điạ lý. Di cư lao động từ nước có mức tiền lương thấp tới nước có mức tiền lương cao hơn thể hiện sự phân bổ nguồn lực trong khu vực từ nơi có việc làm năng suất thấp hơn tới nơi việc làm đạt năng suất cao hơn, đóng góp vào nâng cao mức thu nhập, năng suất lao động và tạo thêm việc làm cho người lao động. Ví dụ, mức thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan gấp 8 lần của Myanma, ước tính lực lượng lao động di cư của Myanmar ra nước ngoài chiếm tới 1.6 triệu người, 90% trong số đó di cư sang Thái Lan. Phần lớn di cư lao động của Campuchia và Lào cũng tập trung sang Thái Lan. Lao động di cư của Inđônêsia ở nước ngoài chiếm tới 2.3 triệu người, 59% trong số đó tập trung ở các nước khu vực ASEAN, phần lớn ở Malaysia, nơi có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn Inđônêsia tới 3 lần. Di cư lao động trao đổi lẫn nhau giữa Singapore và Malaysia chiếm phần lớn trong khu vực. Trong số 1.5 triệu lao động làm việc ở nước ngoài của Malaysia, thì có tới 73% làm việc ở Singapore và 40% trong số 230.000 di cư của Singapore gồm cả những lao động có kỹ năng cao tập trung ở Malaysia. Di cư lao động ra nước ngoài của Philippin nhiều nhất trong khu vực, hiện có 4.7 triệu người (không tính 2.5 triệu người định cư ở nước ngoài).
Trung Quốc – bắt đầu cải cách kinh tế năm 1978 – có số dân chuyển ra sinh sống ở nước ngoài gia tăng nhanh. Nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới vẫn tiếp tục nhận vốn của Trung Quốc để xây dựng đường sá, cảng biển và mạng lưới viễn thông. Sự tiếp cận ngày càng rộng của Trung Quốc với các dự án cơ sở hạ tầng ở nước ngoài càng thúc đẩy nhanh dòng người Trung Quốc di cư. Chính sách di chuyển lao động ra nước ngoài của Trung Quốc tập trung vào ba mục tiêu chính sau:
Thứ nhất, chuyển dần các công nghệ cần nhiều năng lượng ra nước ngoài, gồm cả việc xây dựng những cơ sở sản xuất bên ngoài để thu lợi và kích cầu trở lại trong nước.
Thứ hai, nhằm giải quyết nhu cầu dư thừa lao động và thất nghiệp trong nước mà kinh tế Trung Quốc không kham nổi.
Thứ ba, Trung Quốc gửi công nhân ra các nước ngoài làm việc như một sự bành trướng quyền lực 'cứng' và 'mềm' của chính phủ.
Phần lớn lao động của Trung Quốc di chuyển sang các nước đang phát triển Đông Nam Á. Myanmar là láng giềng phía tây nam của Trung Quốc có vị trí địa - chiến lược tiếp giáp Nam Á và Ấn Độ Dương. Trong khi đó, Trung Quốc có biển nhưng không có đại dương. Myanmar chính là con đường lý tưởng để Trung Quốc tiến ra Ấn Độ Dương. Trung Quốc đã chi 10 tỉ USD cho quỹ đầu tư vào hạ tầng cơ sở tại các nước Đông Nam Á, cùng 15 tỉ USD cho vay tín dụng nhằm thiết lập ảnh hưởng lớn hơn tại Đông Nam Á. Từ giữa thập niên 1980, di dân Trung Quốc mới đến Đông Nam Á có thể chia làm ba đợt, với quy mô tương đối lớn.
Làn sóng di chuyển lao động đầu tiên (bắt đầu từ nửa cuối những năm 1980): Di chuyển lao động của Trung Quốc chủ yếu đến Thái Lan và Philippinnes. Thái Lan mở rộng visa du lịch cho người Trung Quốc (1988). Làn sóng di cư sang Thái Lan tăng nhanh. Năm 1995 ở Bangkok, ước tính người Trung Quốc lên tới gần 20 vạn người. Một nửa trong số đó náu mình ở Thái Lan để được chuyển đi nước thứ ba. Những năm gần đây, kinh tế khu vực ven biển Trung Quốc phát triển mạnh, thu nhập của người dân tăng lên, làn sóng di cư sang Thái Lan có phần giảm bớt. Gần 10 năm trở lại đây, rất nhiều di dân từ các khu vực nội địa Trung Quốc đến mưu sinh ở Philippinnes
Làn sóng di chuyển lao động thứ hai (bắt đầu từ giữa những năm 1990s): Di chuyển lao động Trung Quốc thời kỳ này chủ yếu đến Singapore, Malaysia và Indonesia. Lao động Trung Quốc sang các nước đang phát triển Đông Nam Á không chỉ qua các dự án đầu tư mà còn theo các hợp đồng thi công công trình. Năm 2000, Myanmar trở thành thị trường lớn thứ 2 (sau Singapore) về tiếp nhận công trình của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Năm 2002, lao động Trung Quốc đến Singapore lên tới gân 100 nghìn người, đa số làm trong ngành xây dựng. Tính đến năm 2007, có hơn 3.000 công ty Trung Quốc đăng ký ở Campuchia, tập trung chủ yếu vào ngành điện, dệt, vật liệu xây dựng. Theo ước tính, lao động Trung Quốc đến Campuchia lên tới 300 ngàn người.
Làn sóng di chuyển lao động lần thứ ba đến các nước Đông Nam Á (bắt đầu từ những năm 2000s): Thời kỳ này lao động Trung Quốc chủ yếu đến bắc Mianmar, Campuchia, Lào và Bắc Thái Lan. Lao động Trung Quốc tập trung phần lớn trong ngành trồng trọt. Năm 2006, di chuyển lao động Trung Quốc đến Lào lên tới 100 nghìn người và vẫn tiếp tục tăng cùng với các chương trình hợp tác, đầu tư và viện trợ của Trung Quốc cho Lào. Năm 2010, số lao động Trung Quốc làm việc tại Lào lên tới 500.000 và đến 2015 có thể lên tới 1,5 triệu người. Năm 2009, Trung Quốc bắt đầu thâm nhập Campuchia, là nhà đầu tư lớn nhất, nước tài trợ nhiều nhất (5,7 tỉ USD). Lao động Trung Quốc đến Campuchia những năm gần đây chiếm khoảng từ 5-30 vạn người.
Di chuyển lao động Trung Quốc sang các nước đang phát triển tăng nhanh cùng với mức tăng của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chỉ tính trong giai đoạn (2003 – 2008), đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc đã tăng lên từ 75 triệu lên 5,5 tỷ đôla tại châu Phi, 1 tỷ đôla lên 3,7 tỷ đôla tại Mỹ Latinh và nhảy từ 1,5 tỉ đôla lên 43,5 tỷ đôla tại châu Á. Trung Quốc được xếp là nhà đầu tư số một tại nhiều quốc gia khác như Sudan, Campuchia... “Di dân của Trung Quốc” vì thế cũng tăng theo. Đặc biệt, di dân Trung Quốc sang khu vực Viễn Đông của Nga cũng đang tăng nhanh trong những năm gần đây.
Thứ hai, di chuyển lao động ra ngoài khu vực tới các nước phát triển.
Xu hướng thứ hai là di chuyển lao động từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển giàu có ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc. Trong quá trình phát triển, nhiều quốc gia phát triển phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động. Nhật Bản cũng không là ngoại lệ. Vốn là một nước hạn chế nhập cư và lao động khép kín, tuy nhiên do dân số già hóa và tỷ lệ sinh giảm đã làm cho nguồn nhân lực Nhật Bản giảm, buộc chính phủ phải mở cửa thị trường lao động cho phép các doanh nghiệp tuyển dụng lao động nước ngoài. Từ những năm 1990, số lượng lao động nước ngoài tăng lên nhanh. Năm 2001, số lao động nước ngoài chiếm 1,1% lực lượng lao động của Nhật Bản (746 ngàn người), chủ yếu làm các công việc kỹ thuật viên, lao động phổ thông, điều dưỡng viên, và giải trí các ngành khác. Từ năm 1992, Nhật Bản đưa ra chương trình “Tu nghiệp sinh”, thu hút lao động các nước đang phát triển sang học nghề và làm việc. Lao động nước ngoài vào Nhật Bản đã giải quyết được một vấn đề căn bản là thiếu lao động. Mở cửa thị trường lao động cho lao động nước ngoài một mặt giúp giải quyết nguồn lao động thiếu hụt cho Nhật Bản, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán thuế quan giữa Nhật Bản với các nước xuất khẩu lao động của các nước đang phát triển.
Hàn Quốc, Australia là những quốc gia thu hút nhiều lao động từ các nước đang phát triển như Trung Quốc, Việt Nam, Philippin… Trung Quốc hiện đang là nước có số dân di cư vào Australia nhiều nhất, số dân di cư của Trung Quốc vào Australia vượt qua số người New Zealand và người Anh. Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2009, số người Trung Quốc di cư sang Australia lên tới 6350 người, nhiều hơn số người Anh là 5800 người và số người New Zealand là 4740 người. Hàng năm Nhật Bản và Hàn Quốc mỗi nước thu hút trung bình 55.000 lao động trong lĩnh vực nghệ thuật từ Philippin
Di chuyển lao động chuyển môn cao từ các nước đang phát triển đến các nước phát triển (OECD) tăng rất nhanh. Phần lớn di chuyển lao động chuyên môn cao tới các nước phát triển đều đến từ các nước có mức thu nhập trung bình như Braxin, Ấn Độ, Trung Quốc. Các nước đang phát triển có số lượng di chuyển lao động chuyên môn cao nhiều nhất là Châu Phi Sub – Saharan (13,1%), Trung Mỹ (16,9%) và Caribean (42,8%). Các nước phát triển (Mỹ, Canada...) là những nước nhận nhiều lao động di chuyển có chuyên môn cao, bởi lẽ: Một là, trong các ngành nghề liên quan đến dịch vụ như kiến trúc, kỹ sư, các hoạt động liên quan đến máy tinh, giám sát, tổng quan, kiểm soát...ở các nước này đều cần đến trình độ công nghệ cao; Hai là, các trường đại học, các viện nghiên cứu khoa học cũng đều có nhu cầu cao về nhân lực tri thức. Ba là, sự tiếp nhận loại visa H1B (dành cho lao động có trình độ cao, có thể làm việc ở Mỹ tối đa 6 năm) cũng làm tăng nhanh số lượng lao động di chuyển chuyên môn cao từ các nước đang phát triển tới Mỹ.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1998, các nền kinh tế đang phát triển châu Á hồi phục mạnh mẽ dẫn đến sự tăng nhanh nhu cầu lao động trong nội bộ khối. Bên cạnh đó, do sự khác biệt về mức thu nhập giữa các nền kinh tế cộng vói điều kiện giao thông, thông tin liên lạc được cải thiện khiến việc di chuyển lao động trong nội bộ khu vực các nước đang phát triển Đông Nam Á càng tăng (chiếm gần 40%) so với hơn 13% di cư sang các nước phát triển. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), di cư lao động ở các nước đang phát triển tăng 10% sẽ cải thiện được mức sống của 2% số người lao động có mức thu nhập thấp.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |