Nhật Bản đã thực hiện giải pháp nào để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933?
Câu 1. Nhật Bản đã thực hiện giải pháp nào để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933?
A. Dân chủ hóa lao động.
B. Thực hiện Chính sách kinh tế mới.
C. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.
D. Thực hiện Chính sách mới.
Câu 2. Nội dung nào sau đây là điểm mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc
chiến tranh thế giới (1918 - 1939)?
A. Một số chính đảng của giai cấp tư sản được thành lập.
B. Tất cả các nước đều sử dụng phương pháp đấu tranh hòa bình.
C. Phong trào đấu tranh chống thực dân bắt đầu bùng nổ.
D. Tất cả các cuộc đấu tranh chống thực dân đều giành thắng lợi.
Câu 3. Tính chất của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là gì?
A. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
B. Cách mạng dân chủ tư sản
C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
D. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Câu 4. Đạo luật quan trọng nhất trong Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Rudơven là gì?
A. Tài chính-ngân hàng. B. Phục hưng công nghiệp.
C. Điều chỉnh nông nghiệp. D. Phát triển thương nghiệp.
Câu 5. Mĩ tham chiến muộn trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) vì
A. nhân dân Mĩ phản đối chiến tranh.
B. Mĩ giữ thái độ trung lập trong chiến tranh.
C. Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để buôn bán vũ khí.
D. Mĩ không muốn chiến tranh lan sang nước mình.
Câu 6. Lực lượng xã hội nào sau đây đã lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga?
A. Giai cấp tư sản. B. Giai cấp tiểu tư sản.
C. Giai cấp địa chủ. D. Giai cấp công nhân.
Câu 7. Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp ở Campuchia trong những năm 1861 - 1892
là
A. Pu-côm-bô. B. Com-ma-đam. C. A-cha Xoa. D. Si-vô-tha.
Câu 8. Nước Mĩ đã thực hiện giải pháp nào để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933?
A. Dân chủ hóa lao động.
B. Phát xít hóa bộ máy nhà nước.
C. Thực hiện Chính sách mới.
D. Thực hiện Chính sách kinh tế mới.
Câu 9. Trong những năm 1933 - 1939, Chính phủ Hít-le không thực hiện chính sách nào sau đây?
A. Thiết lập nền chuyên chính độc tài.
B. Thực hiện Chính sách láng giềng thân thiện.
C. Vu cáo những người cộng sản đốt nhà Quốc hội.
D. Khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ.
Câu 10. Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 là gì?
A. Hàng chục triệu người trên thế giới thất nghiệp.
B. Nhiều người bị phá sản, mất hết tiền bạc và nhà cửa.
C. Lạm phát trở nên phi mã, nhà nước không thể điều tiết được.
D. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới.