Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy viết một bài miêu tả một hiện vật của văn hóa Chăm pa mà em thích (khoảng 150 từ)

Em hãy viết một bài miêu tả một hiện vật của văn hóa Chăm pa mà em thích (khoảng 150 từ)
2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.115
7
1
Ngô Kiều An
27/12/2021 20:11:01
+5đ tặng

Một sáng chủ nhật, em được bố dẫn đi thăm Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam ở số 1 phố Tràng Tiền, ngay phía sau nhà hát lớn thành phố Đà Nẵng. Nơi đây lưu trữ và trưng bày rất nhiều hiện vật cùng những tài liệu quý báu về các thời kì phát triển lịch sử của dân tộc Việt Nam suốt mấy ngàn năm qua. Phần trưng bày hiện vật giai đoạn dựng nước của mười tám vị vua Hùng cho đến giai đoạn xây dựng và bảo vệ đất nước của các vua Trần thực sự hấp dẫn người xem. Trong hàng ngàn hiện vật, em thích nhất là chiếc trống đồng Đông Sơn có độ tuổi hơn 3000 năm. Đây là một báu vật chứa đựng rất nhiều ý nghĩa, chứng minh rằng nền văn minh và truyền thống văn hiến của dân tộc Việt Nam đã có từ lâu đời.

 

Trống đồng này được gọi là “trống đồng Đông Sơn” vì nó được phát hiện ở khu di tích Đông Sơn, Thanh Hóa- một trong những địa bàn cư trú của người Việt cổ. Thời ấy, con người đã chế tác được những dụng cụ bằng sắt, bằng đồng, rất tinh xảo từ những khuôn đúc làm từ đất sét. Chất liệu của trống là đồng thau. Chiếc trống chiều cao khoảng 60 cm. Đường kính to bằng chiếc mâm. Thân trống hình trụ, thắt lại ở giữa, Có hai tay cầm ở hai bên. Mặt trống khắc hình mặt trời, hình người, hình chim và thú, xung quanh là hoa văn trang trí rất đẹp. Bố em giải thích rằng những nghệ nhân đúc đồng đã dùng mặt trống để thể hiện phần nào cuộc sống của người Việt thời xưa.

 

Tổ tiên của chúng ta thường dùng trống đồng trong dịp tế lễ, hội hè trang trọng. Một nhóm từ hai đến ba người, mỗi người lắm chắc một khúc tre hoặc gỗ khá dài, dộng mạnh xuống trống gọi là đâm trống. Tiếng trống đồng vang ngân rất xa, gợi cảm xúc thiêng liêng bởi nó giống như linh hồn của tổ tiên, sông núi bao đời vọng lại. Hằng năm, vào dịp giỗ tổ Hùng Vương mồng 10 tháng 3 âm lịch, trong lễ hội vẫn còn giữ các hoạt động vui chơi cổ truyền như hát xoan, đâm trống đồng… để ca ngợi sự hưng thịnh của dòng giống Lạc Hồng và nhắc nhở người dân Việt Nam đoàn kết, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Ngày nay, chiếc trống đồng là một di tích ghi lại dấu ấn lịch sử để con cháu hiểu về cội nguồn, lịch sử dân tộc.

 

Ngắm chiếc trống đồng Đông Sơn in dấu thời gian, em thấy tự hào về dân tộc Việt Nam, về nền văn hóa, văn minh có từ rất sớm của đất nước mình. Em mong sao trống đồng sẽ được bảo tồn đến muôn đời sau.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
truongkony
21/01/2022 11:04:38
Tượng Bà Lồi cao gần 80 cm, có đôi vú tròn căng đang chắp tay ngồi trên tòa sen bằng đá có phù điêu vị thần với tư thế nâng đỡ, bộ LinGa lớn, phù điêu hình cầu bằng đá với hình các vị thần đang cưỡi trên bò thần, chim thần, trượng Phật ngồi trên tòa sen tại chùa Ưu Điềm; Miếu thờ Bà tam tay bằng đá ở thôn Mỹ Xuyên; nhiều dấu tích và hiện vật Chăm ở miếu Cồn Giằng, cồn Đuôi Ruồi với các ngẫu tượng Yoni, mộ, gạch nung, tượng thần Vinus ở Phong Điền; 58 hiện vật quý tìm thấy sau lần khai quật phế tích ở Vân Trạch Hòa (một tháp chàm cổ bị chôn vùi trong lòng đất), trong đó có những hiện vật quý như hoa sen 6 cánh bằng vàng dát mỏng, bệ thờ... nhiều hiện vật người dân phát hiện được như đài thờ bằng đá hình vuông, chạm khắc hình người và thú; tượng bò Nandin ở Quảng Phú...nhiều di tích lịch sử văn hóa Champa nay đa trở thành phế tích như Thành Lồi (Long Thọ), Thành Trung (Huyện Hương Trà), nền tháp ở Liễu cóc thượng (Huyện Hương Trà), ở núi Linh Thái (Huyên Phú Lộc), ở xã Phong Hiền (Huyện Phong Điền)...Bảo Tàng Mỹ Thuật Cung Đình còn bảo lưu một số lượng tượng thần Visnu, thần Uma, nữ thần Laksmi, thần Rishi, tượng vũ nữ, chim thần Garuda, voi thần Ganeisha, tượng thần Gaja, tượng sư tử, đầu Makara, tuợng khỉ Hanuman, tượng Linga, Yoni, tượng Phật, một bộ phận kiến trúc và mô típ trang trí...

 

Từ năm 1975 đến nay, các cán bộ Nhà Bảo tàng Huế, Bảo tàng Tổng hợp Thừa Thiên Huế và khoa sử Trường Đại học Khoa học Huế đã có nhiều cố gắng sưu tầm nhiều hiện vật trong dân gian, nghiên cứu, tổ chức trưng bày và bảo lưu các di vật văn hóa Champa có nguồn gốc ở Thừa Thiên Huế. Đặc biệt gần đây, Tháp Mỹ Khánh ở Phú Diên Phú Vang được phát hiện. Qua khai quật khảo cổ kiến trúc cổ Chăm bị vùi sâu trong lòng cát này, tháp có hình đồ kiến trúc hình chữ nhật hướng Đông Tây, mặt bằng lớp dưới cùng dài 8,22m, rộng 7,12m. Phần cấu trúc xây dựng tháp bao gồm phần móng tháp, đế tháp, chân tháp, thân tháp, diềm mái tháp và lòng tháp hình chữ nhật. Nhận định bước đầu cho thấy tháp Mỹ Khánh thuộc dạng tháp Lùn trong nghệ thuật kiến trúc tháp Chămpa. Đây là nhóm tháp khởi đầu của kiến trúc tôn giáo Champa khi chuyển sang xây dựng bằng chất liệu bền vững, và là một trong những kiến trúc tháp có niên đại sớm nhất trong lịch sử kiến trúc tháp Chămpa hiện nay. Những phát hiện sau đợt khai quật đã cho thấy đây là một phát hiện mới nhất trong lịch sử kiến trúc tháp Chămpa không chỉ ở Thừa Thiên Huế và không chỉ giới hạn ở khu vực bắc Miền Trung.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo