Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm giúp sán là gan thích nghi với đời sống kí sinh?
A. mắt và lông bơi tiêu giảm.
B. các cơ co dãn giúp sán chui rúc trong môi trường kí sinh.
C. giác bám, cơ quan sinh dục, cơ quan tiêu hóa phát triển.
D. có lông bơi giúp sán dễ di chuyển.
Câu 2. Loài chân khớp nào dưới đây có lối sống cộng sinh?
A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 4.
Câu 3. Động vật nào dưới đây xuất hiện từ rất sớm trên hành tinh và được xem là “ hóa thạch sống”?
A. ốc sên.
B. ốc vặn.
C. ốc bươu vàng.
D. ốc anh vũ.
Câu 4. Bộ phận nào dưới đây giúp châu chấu thực hiện quá trình hô hấp?
A. da.
B. phổi.
C. hệ thống ống khí.
D. mang.
Câu 5. Động vật nguyên sinh nào sau đây có lối sống tự dưỡng?
A. trùng kiết lị.
B. trùng biến hình.
C. trùng giày.
D. trùng roi thực vật.
Câu 1: San hô sống bám, khi sinh sản mọc chồi, cơ thể con không tách rời mà dính với cơ thể mẹ tạo nên tập đoàn san hô có khoang ruột thông với nhau. Ở tập đoàn san hô hình thành khung sương đá vôi, cơ thể chúng gắn với nhau tạo lên tập đoàn hình khối hay hình cành cây vững chắc có màu sắc rực rỡ. Quan sát hình dưới đây và đọc thông tin trên, đánh dấu “x” vào bảng 2 sao cho phù hợp.
Câu 2. Em hãy trình bày vòng đời của sán lá gan.
Câu 3. Em đã từng nghe đến bệnh giun chui cuống mật chưa? Giun chui cuống mật là hiện tượng: Bình thường giun đũa kí sinh ở đoạn cuối ruột non, vì một lí do nào đó, giun đi ngược ruột non đến tá tràng rồi chui vào ống dẫn mật gây nên những cơn đau dữ dội và rối loạn tiêu hóa do mật bị tắc. Vậy nhờ đặc điểm nào mà giun chui được vào ống mật?
Đáp án
Câu 1: D Câu 2: B Câu 3: D Câu 4: C Câu 5: D
Câu 1.
Bảng 2
Câu 2.
- Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi.
- Ấu trùng chui vào sống kí sinh trong ốc ruộng, phát triển cho nhiều ấu trùng có đuôi, ấu trùng có đuôi rời khỏi ốc sống bám trên cây bèo, cỏ và cây thủy sinh.
- Ấu trùng rụng đuôi, kết vỏ chứng thành kén sán.
- Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán, sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan.
Câu 3. Nhờ đầu giun đùa nhọn và nhiều giun còn có kích thước nhỏ, nên chúng có thể chui được vào đầy chật ống mật.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |