LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 7 Đoạn mạch nối tiếp - Đoạn mạch song song (phần 2) - Bài tập trắc nghiệm Đoạn mạch nối tiếp - Đoạn mạch song song (phần 1)

1 trả lời
Hỏi chi tiết
227
0
0
Trần Đan Phương
07/04/2018 13:13:49

Đề kiểm tra Sinh học 7 học kì 1 (Đề 7)

Câu hỏi trắc nghiệm

(3 điểm)

Câu 1. Vây lẻ của cá chép gồm có

A. vây lưng, vây bụng và vây đuôi.

B. vây hậu môn, vây đuôi và vây ngực.

C. vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi.

D. vây ngực, vây bụng và vây đuôi.

Câu 2. Cá gồm 2 lớp:

A. lớp Cá sụn và lớp Cá xương.

B. lớp Cá sụn và lớp Cá chép.

C. lớp Cá xương và lớp Cá chép.

D. lớp Cá xương và lớp Cá trắm.

Câu 3. Hiện nay trên thế giới có khoảng bao nhiêu loài cá sụn

A. 850.      B. 24565.      C. 950.      D. 800.

Câu 4. Sán lá máu thường xâm nhập vào cơ thể người qua

A. đường máu.

B. da

C. đường tiêu hóa.

D. đường hô hấp.

Câu 5. Trùng kiết lị không có đặc điểm

A. di chuyển bằng chân giả.

B. xâm nhập vào cơ thể người qua thức ăn, nước uống.

C. phải có vật trung gian mới vào được cơ thể người.

D. gây nhiều bệnh cho người.

Câu hỏi tự luận

(7 điểm)

Câu 1. Em hãy tích vào ô trống của bảng 1 đề được câu trả lời đúng.

Bảng 1. Đặc điểm chung của ngành Động vật nguyên sinh.

Đề kiểm tra Sinh học 7 có đáp án

Câu 2. Ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống của thủy tức.

Câu 3. Trình bày vai trò của ngành Thân mềm.

Câu 4. Dưới đây là hình vẽ quá trình di chuyển (bò) của giun đất. Sau đây là chú thích kèm theo nhưng sắp xếp không đúng thứ tự các động tác di chuyển của giun đất.

Đề kiểm tra Sinh học 7 có đáp án

Chú thích

Các động tác di chuyển của giun đất:

(1): Thu mình làm phồng đoạn đầu và đoạn đuôi;

(2): Giun chuẩn bị bò;

(3): Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước.

(4): Thu mình làm phồng đoạn đầu và đoạn đuôi;

Hãy sắp xếp các động tác di chuyển của giun theo đúng tuần tự.

Đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: C       Câu 2: A      Câu 3: A      Câu 4: B      Câu 5: C

Câu hỏi tự luận

Câu 1.

Bảng 1. Đặc điểm chung của ngành Động vật nguyên sinh

Đề kiểm tra Sinh học 7 có đáp án

Câu 2.

Tế bào gai có vai trò quan trọng trong lối sống bắt mồi và tự vệ của thủy tức. Khi chạm con mồi, gai có chất độc phóng vào con mồi, làm tê liệt con mồi.

Câu 3.

Hầu hết Thân mềm đều có lợi về nhiều mặt (trừ một số có hại).

- Làm thức ăn cho người và động vật khác: mực, sò, ngao, hến, trai, ốc

- Có giá trị kinh tế (dùng để xuất khẩu): mực, bào ngư, sò huyết

- Làm sạch môi trường nước: trai, sò, hầu, vẹm

- Một số ít gây hại: các loài ốc sên

- Dùng là đồ trang sức hay trang trí: ngọc trai, vỏ ốc, vỏ trai, vỏ sò

- Hóa thạch về một số vỏ ốc, sò có giá trị về mặt địa chất.

- Một số loài ốc là vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán: ốc ao, ốc mút, ốc tai.

Câu 4.

Đáp án: (2) - (1) - (3) - (4).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Sinh học Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư