LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 7 Đoạn mạch nối tiếp - Đoạn mạch song song (phần 2) - Bài tập trắc nghiệm Đoạn mạch nối tiếp - Đoạn mạch song song (phần 1)

1 trả lời
Hỏi chi tiết
220
0
0
Phạm Văn Phú
07/04/2018 13:04:44

Đề kiểm tra Sinh học 7 học kì 1 (Đề 8)

Câu hỏi trắc nghiệm

(3 điểm)

Câu 1. Động vật nào dưới dây có thể dự báo trước bão?

A. thủy tức.      B. san hô.      C. sứa.      D. hải quỳ.

Câu 2. Đặc điểm cơ bản để phân biệt ngành Động vật có xướng sống với các ngành Động vật không xương sống là:

A. hình dáng đa dạng.

B. có cột sống.

C. kích thước cơ thể lớn.

D. sống lâu.

Câu 3. Tim của cá chép có mấy ngăn?

A. 3      B. 1      C. 4      D. 2

Câu 4. Khi chúng ta ăn loài cá nào sau đây có thể bị ngộ độc nặng, thậm chí tử vong?

A. cá nóc.      B. cá trích

.

C. cá thu.      D. cá nhám.

Câu 5. Cách săn mồi của mực là:

A. rình mồi ở 1 chỗ.

B. đi tìm mồi.

C. giả chết để lừa mồi.

D. phát âm thanh thu hút mồi.

Câu hỏi tự luận

(7 điểm)

Câu 1. Hãy kể tên một số loài động vật nguyên sinh gây bệnh ở người, động vật và cách truyền bệnh.

Câu 2. Trình bày đặc điểm chung của ngành Thân mềm.

Câu 3. Trong số ba lớp của Chân khớp ( Giáp xác, Hình nhện, Sâu bọ) thì lớp nào có giá trị thực phẩm lớn nhất? Cho ví dụ.

Câu 4. Châu chấu có phàm ăn không và thức ăn của châu chấu là gì?

Câu 5. Em thường gặp ốc sên ở đâu? Khi ốc sên bò để lại dấu vết trên là thế nào?

Đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: C        Câu 2: B       Câu 3: D      Câu 4: A      Câu 5: A

Câu hỏi tự luận

Câu 1.

Một số động vật nguyên sinh gậy bệnh cho người là:

- Trùng kiết lị: Bào xác chúng qua con đường tiêu hóa và gây bệnh ở ruột người.

- Trùng sốt rét: Qua muỗi Anôphen truyền vào máu.

- Trùng bệnh ngủ: Qua loài ruồi tse tse ở Châu Phi.

Một số động vật nguyên sinh gậy bệnh cho động vật là:

- Bệnh tằm gai ở tằm.

- Bệnh cầu trùng ở thỏ và một số bệnh khác ở vật nuôi như trâu, bò, gà, vịt.

- Bệnh ỉa chảy ở ong.

Câu 2.

Đặc điểm chung:

- Cơ thể không phân đốt.

- Thân mềm, có khoang áo phát triển, đa số có vỏ đá vôi (có thể là một mảnh hoặc hai mảnh) .

- Chân là khối thịt mềm có thể di chuyển được.

- Cơ thể đối xứng hai bên, trừ ốc có cơ thể mất đối xứng.

- Hô hấp bằng mang, hay phổi.

- Hệ tiêu hóa phân hóa rõ ràng và bắt đầu chuyên hóa.

Câu 3.

Trong số ba lớp của Chân Khớp (Giáp xác, Hình nhện, Sâu bọ) thì lớp Giáp xác có giá trị thực phẩm lớn nhất. Hầu hết các tôm, cua, ở biển, ở nước ngọt,… có giá trị thực phẩm và xuất khẩu đều thuộc lớp Giáp xác.

Câu 4.

Cấu tạo cơ quan miệng của châu chấu với hàm trên và hàm dưới sắc, khỏe, chúng rất phàm ăn và thuộc loại sâu bọ ăn thực vật, nhất là ăn lá, chồi non hoặc ngọn cây.

Câu 5.

- Ốc sên thường gặp ở trên cạn, nơi có nhiều cây cối rậm rạp, ẩm ướt.

- Đôi khi, ốc sên phân bố trên độ cao tới trên 1000m so với mặt biển.

- Khi bò, ốc sên tiết ra chất nhờn nhằm giảm ma sát và để lại vết đó ở trên lá cây.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Sinh học Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư