Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 6
Câu 1: Người bản địa Đra-vi-đa đa xây dựng những thành tựu dọc hai bên bờ sông Ấn (Bài 8)
A. Khoảng 2000 năm TCN.
B. Khoảng 2500 năm TCN.
C. Khoảng 1500 năm TCN.
D. Khoảng 1000 năm TCN.
Câu 2: Tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ là (Bài 8)
A. Phật giáo.
B. Bà La Môn giáo.
C. Hồi giáo.
D. Thiên Chúa giáo.
Câu 3: Mô tả vài nét khái quát về biểu tượng của đất nước Ấn Độ ngày nay (Bài 8)
A. Chùa hang A-gian-ta hoàn thành vào thế kỉ IV TCN.
B. Đại bảo tháp San-chi, công trình kiến trúc Phật giáo bằng đá.
C. Cột đá A-sô-ca là tác phẩm nghệ thuật dưới triều vua A-sô-ca, thế kỉ III TCN.
D. Vạn lí trường thành, nhằm ngăn chặn những cuộc tấn công từ bên ngoài.
Câu 4: Mô tả vài nét khái quát về chữ viết của người Ấn Độ là (Bài 8)
A. chữ La Mã tiếp thu từ chữ cái Hy Lạp.
B. chữ tượng hình dùng hình vẽ để biểu đạt suy nghĩ.
C. Chữ Phạn có từ sớm, dùng để viết các tác phẩm như tôn giáo, văn học.
D. chữ hình đinh giống như những chiếc đinh hay góc nhọn.
Câu 5: Thời cổ đại ở Trung Quốc kéo dài (Bài 9)
A. Khoảng 2000 năm.
B. Khoảng 2500 năm.
C. Khoảng 3000 năm.
D. Khoảng 3500 năm.
Câu 6: Thời cổ đại Trung Quốc gắn liền với ba triều đại kế tiếp nhau là (Bài 9)
A. nhà Thương, nhà Chu và nhà Hạ.
B. nhà Chu, nhà Hạ và nhà Thương.
C. nhà Hạ, nhà Thương và nhà Chu.
D. nhà Thương, nhà Hạ và nhà Chu.
Câu 7: Vào năm 221 TCN, người đã thống nhất Trung Quốc là (Bài 9)
A. Doanh Chính (Tần Thủy Hoàng).
B. Lưu Bang.
C. Tư Mã Viêm.
D. Lý Uyên.
Câu 8: Mô tả lần lượt các triều đại phong kiến ở Trung Quốc từ nhà Hán đến nhà Tùy (Bài 9)
A. Tam Quốc, nhà Tấn, Nam - Bắc triều.
B. Nhà Tấn, Tam Quốc, Nam - Bắc triều.
C. Nam - Bắc triều, Tam Quốc, nhà Tấn.
D. Nam - Bắc triều, nhà Tấn, Tam Quốc.
Câu 9: Mô tả các giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Trung Quốc (Bài 9)
A. quý tộc, quan lại - nông dân công xã.
B. địa chủ - nông dân lĩnh canh.
C. lãnh chúa - nông nô.
D. tư sản - vô sản.
Câu 10: Hy Lạp cổ đại bao gồm (Bài 10)
A. nhiều thành bang độc lập
B. nhiều thành thị độc lập.
C. nhiều quốc gia độc lập.
D. nhiều vùng lãnh thổ độc lập.
Câu 11: Đâu KHÔNG phải đặc điểm của các thành bang ở Hy Lạp cổ đại (Bài 10)
A. Lãnh thổ riêng.
B. Quân đội, luật pháp riêng.
C. Đồng tiền riêng và có hình thức tổ chức nhà nước khác nhau.
D. Một thần bảo hộ chung cho các nhà nước.
Câu 12: ‘Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng Trái Đất lên’ là câu nói nổi tiếng của nhà khoa học (Bài 10)
A. Ác-si-mét.
B. A-ri-xtốt.
C. Hê-rô-đốt.
D. Ơ-clit.
Câu 13: Vì sao ở Hy Lạp, quyền lực cao nhất thuộc về Đại hội nhân dân (Bài 10)
A. Vì bộ máy nhà nước do nhân dân lập ra.
B. Vì các công dân đều được bỏ phiếu bằng hình thức vỏ sò.
C. Vì các công dân đều có quyền bầu cử, bỏ phiếu kín.
D. Vì tất cả các nam công dân từ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, giám sát, bãi miễn các viên chức trong bộ máy nhà nước qua hình thức bỏ phiếu bằng vỏ sò.
Câu 14: Khi mới thành lập, La Mã thiết lập hình thức nhà nước là (Bài 11)
A. Quân chủ lập hiến.
B. Quân chủ chuyên chế.
C. Cộng hòa không có vua.
D. Cộng hòa có vua.
Câu 15: Thương cảng sầm uất, rực rỡ của vương quốc Phù Nam là (Bài 12)
A. Pa-lem-bang.
B. Bô-rô-bu-đua.
C. Óc Eo.
D. Cra.
Câu 16: Các vương quốc cổ lần lượt xuất hiện ở Đông Nam Á vào khoảng thời gian nào (Bài 12)
A. Những thế kỉ đầu Công nguyên.
B. Những thế kỉ sau Công nguyên.
C. Những thế kỉ Trước Công nguyên.
D. Những năm đầu Công nguyên.
Câu 17: Mô tả những đặc điểm chung của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á (Bài 12)
A. Được thành lập ở nơi có nhiều đảo lớn nhỏ, thuận lợi cho việc giao thương, buôn bán.
B. Được thành lập ở nơi có nhiều sông lớn, thuận lợi cho việc đi lại, mua bán.
C. Được thành lập ở nơi có những dòng sông lớn đổ ra biển, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và giao lưu với thế giới bên ngoài.
D. Được thành lập ở nơi có nhiều đảo, thích hợp trồng các loại cây lâu năm và buôn bán.
Câu 18: Nhà nước Văn Lang ra đời trong khoảng thời gian nào? (Bài 14)
A. Thế kỉ V TCN.
B. Thế kỉ VI TCN.
C. Thế kỉ VII TCN.
D. Thế kỉ VIII TCN.
Câu 19: Kinh đô của nhà nước Văn Lang đặt ở đâu (Bài 14)
A. Phong Khê (Hà Nội).
B. Phong Châu (Phú Thọ).
C. Mê Linh (Hà Nội).
D. Sa Nam (Nam Đàn, Nghệ An).
Câu 20: Đứng đầu nhà nước Văn Lang là ai (Bài 14)
A. Hùng Vương.
B. An Dương Vương.
C. Thục Phán.
D. Lý Bí.
Câu 21: Mô tả những chức quan giúp việc cho Vua trong bộ máy nhà nước Văn Lang (Bài 14)
A. Lạc Tướng, Bồ Chính.
B. Lạc Hầu, Lạc Tướng.
C. Bồ Chính, Lạc Hầu.
D. Lạc Tướng, Vương hầu.
Câu 22: Những yếu tố nào đã thúc đẩy sự liên kết giữa các bộ lạc (Bài 14)
A. Nhu cầu trao đổi hàng hóa.
B. Nhu cầu bảo vệ lãnh thổ.
C. Nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
D. Nhu cầu trị thủy, đối phó với lũ lụt, bảo vệ mùa màng.
Câu 23: Vì sao bộ lạc mạnh nhất là Văn Lang lại cư trú trên vùng đất ven sông Hồng (Bài 14)
A. Vì đây là nơi thuận tiện cho trao đổi hàng hóa.
B. Vì đây là nơi thuận lơi cho việc đánh bắt, trồng trọt.
C. Vì đây là nơi dân cư đông đúc.
D. Vì đây là nơi có nghề đúc đồng phát triển sớm, dân cư đông đúc, phù sa bồi đắp.
Câu 24: Cư dân Văn Lang, Âu Lạc chủ yếu sống bằng nghề nào (Bài 15)
A. Nghề nông trồng lúa.
B. Nghề luyện kim.
C. Nghề làm gốm.
D. Săn bắt.
Câu 25: Vì sao cư dân Văn Lang - Âu Lạc lại có phong tục xăm mình (Bài 15)
A. Để làm đẹp theo cách riêng.
B. Để tránh bệnh tật.
C. Để tránh những loài thú dữ tấn công.
D. Để làm đẹp và tránh bị thủy quái (loài thú dữ dưới nước) tấn công.
Câu 26: Bán kính Trái Đất tại xích đạo có độ dài bao nhiêu (Bài 5)
A. 6378 km.
B. 66378 km.
C. 5378 km.
D. 55378 km.
Câu 27: Trái đất có dạng hình gì (Bài 5)
A. Hình tròn.
B. Hình vuông.
C. Hình cầu.
D. Hình bầu dục.
Câu 28: Trên Địa Cầu, nước ta nằm ở (Bài 6)
A. Nửa cầu Nam.
B. Nửa cầu Tây.
C. Nửa cầu Đông.
D. Nửa cầu Nam và nửa cầu Tây.
Câu 29: Hãy cho biết nước ta nằm ở bán cầu nào (Bài 6)
A. Nửa cầu Nam.
B. Nửa cầu Tây.
C. Nửa cầu Bắc.
D. Nửa cầu Nam và nửa cầu Tây.
Câu 30: Thời gian Trái Đất quay 1 vòng quanh trục là (Bài 6)
A. 23giờ.
B. 23giờ 30phút.
C. 24giờ.
D. 24giờ 30phút.
Câu 31: Hướng tự quay quanh trục của Trái Đất là (Bài 6)
A. Từ Tây sang Đông.
B. Từ Đông sang Tây.
C.Từ Bắc đến Nam.
D. Từ Nam đến Bắc.
Câu 32: Cho biết Việt Nam thuộc múi giờ thứ mấy (Bài 6)
A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 8.
Câu 33: Các vật thể ở Bắc bán cầu trong khi chuyển đông sẽ bị lệch về hướng (Bài 6)
A. Bên phải hướng chuyển động.
B. Bên trái hướng chuyển động.
C. Giữ nguyên hướng không đổi.
D. Sự lệch hướng mang tính ngẫu nhiên.
Câu 34: Các vật thể ở Nam bán cầu trong khi chuyển đông sẽ bị lệch về hướng (Bài 6)
A. Bên phải hướng chuyển động.
B. Bên trái hướng chuyển động.
C. Giữ nguyên hướng không đổi.
D. Sự lệch hướng mang tính ngẫu nhiên.
Câu 35: Bán cầu Nam của Trái Đất ngả nhiều nhất về phía Mặt Trời vào ngày (Bài 7)
A. 22/6
B. 21/3
C. 23/9
D. 22/12
Câu 36: Bán cầu Bắc của Trái Đất ngả nhiều nhất về phía Mặt Trời vào ngày (Bài 7)
A. 22/6
B. 21/3
C. 23/9
D. 22/12
Câu 37: Thời gian Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời 1 vòng là 365 ngày và (bài 7)
A. 4 giờ
B. 5 giờ
C. 6 giờ
D. 7 giờ
Câu 38: Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục sẽ sinh ra hiện tượng gì (Bài 7)
A. Ánh sáng Mặt trời và các hành tinh chiếu vào.
B. Ngày đêm luân phiên nhau.
C. Hiện tượng mùa.
D. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.
1 trả lời
326