Bài văn trên tả cảnh vật vùng núi cao vào mùa nào?
Câu 1. Bài văn trên tả cảnh vật vùng núi cao vào mùa nào?
Cuối đông và đầu xuân
Cuối thu và đầu đông.
Cuối đông.
Mùa đông và đầu xuân
Câu 2. Trong bài văn trên, đặc điểm nào của thời tiết được chú ý miêu tả?
Hoa tam giác mạch rực rỡ trong giá rét.
Hoa lê nở khi mùa xuân đến
Cái giá rét khắc nghiệt của vùng núi cao.
Bếp lửa ấm áp của mùa đông
Câu 3. Mùa đông các cô gái miền núi cao thường làm gì?
Ở nhà xe lanh.
Làm việc nhà.
Lên nương trồng ngô
Trồng tam giác mạch.
Câu 4. Những dấu hiệu nào cho biết mùa xuân đến?
Ngựa đập móng lộp cộp, hoa lê nở.
Các ông bố đeo bao dao ra khỏi nhà.
Bọn trẻ con mặt nứt toác
Bò, dê được ăn cỏ tươi, nước chảy đầy máng vầu.
Câu 5. Những hình ảnh nào cho thấy tuy đã sang xuân nhưng trời vẫn còn rất rét?
Trẻ con vẫn mang theo bùi nhùi, mặt nứt toác.
Trời còn rét đến tháng ba, tháng tư ; mặt nứt toác.
Trời còn rét, hoa lê trắng như tuyết, đất tươi mềm.
Tam giác mạch nảy mầm lên xanh mướt.
Câu 6. Trong câu văn sau những từ nào là quan hệ từ:
những, thì, của.
khi, những, thì, của.
thì, của.
thì.
Câu 7.
Đó là từ đồng âm
Đó là từ đồng nghĩa
Đó là từ nhiều nghĩa
Câu 8. Chủ ngữ trong câu văn sau là:
Ngựa, hoa lê, xuân.
Ngựa, hoa lê, bông, xuân.
Ngựa, hoa lê
Hoa lê, xuân.
Câu 9: Vị ngữ trong câu văn sau là:
Thời gian ít việc nhất trong năm.
Ít việc nhất trong năm.
Là quãng thời gian ít việc nhất.
Là quãng thời gian ít việc nhất trong năm.
Câu 10. Trạng ngữ trong câu văn sau là:
Ở vùng núi bao giờ.
Ở vùng núi.
Bao giờ, sớm.
Bao giờ.
Câu 11. Từ nào có thể thay thế từ " quanh quẩn" trong câu văn sau:
hí hoáy
lang thang
lẩn thẩn
loanh quanh
Câu 12. Dòng nào chỉ gồm toàn các từ láy
nứt nẻ, quanh quẩn, rực rỡ, lộp cộp
lờ mờ, quanh quẩn, rực rỡ, sáng sớm
lờ mờ, xuân sang , rực rỡ, lộp cộp
lờ mờ, quanh quẩn, rực rỡ, lộp cộp
giúp mik ik tặng xu
----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
CÁI RÉT VÙNG NÚI CAO
Ở vùng núi bao giờ mùa đông cũng đến sớm.
Khi những chiếc lá đào, lá mận đầu tiên rụng xuống thì dòng suối bắt đầu cạn, nước
chảy dưới phần ngầm của lớp đá cuội trắng trơ. Gió từ trong khe núi ùa ra, mang theo hơi
lạnh đến ghê người của đá và lá cây lúa. Thân ngài đẳng bắt đầu khô lại, rễ bám chặt lấy
lớp đất chai cứng và ngả sang màu nâu đen vì sương muối. Nhiều ngày, nhiều tuần, có khi
cả tháng trời không có nắng, giữa tuần trăng đêm cũng chỉ lờ mờ. Đây là quãng thời gian ít
việc nhất trong năm. Đám con gái chi quanh quần ở nhà xe lanh, đôi gò má bắt lửa đỏ au.
Ngoài nương chỉ còn trồng tam giác mạch. Đợi cây ngô thu hoạch xong, trời bắt đầu rét
thì gieo tam giác mạch. Cỏ không mọc nổi nhưng tam giác mạch thì này mầm lên xanh
mướt, thế nên chả ai chịu để đất không. Hạt tam giác mạch ăn không ngon như hạt ngô, hạt
lúa nhưng hoa tam giác mạch thì đẹp. Trời càng rét thì sắc biếc, sắc hồng càng rực rỡ. Cả
dải núi, nương nhà này nối với nương nhà kia cứ bừng lên như một màu tam giác mạch
ngợp trời.
Khi ngựa đập móng lộp cộp đầu hồi, hoa lê bật bông trắng như tuyết thì xuân sang. Các
ông bố đeo bao dao ra khỏi nhà tìm trong bản, ngoài bản, ai có lợn to thì chung mổ ăn Tết.
Xuân sang đấy nhung trời còn rét mãi tới tháng ba tháng tư, trẻ con đuổi bò xuống thung
lũng vẫn chưa chịu bỏ bùi nhùi rơm ở nhà, mặt đứa nào cũng nứt toác cả ra. Chỉ có đất bắt
đầu tơi mềm, bò dê được ăn cỏ tươi và nước thì bắt đầu chảy đẩy máng vầu trở lại.
Theo ĐỖ BÍCH THUÝ
2 trả lời
2.430