Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày cảm nhận của anh chị về nhân vật Chí Phèo

Trình bày cảm nhận của anh chị về nhân vật Chí Phèo 
Hắn vừa đi vừa chửi....có trời mà biết hắn không biết cả làng Vũ Đại cũng không ai biết
 
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
187
1
0
Nguyễn Nguyễn
31/12/2021 13:15:31
+5đ tặng

Chí Phèo – một tấn bi kịch của một người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội cũ, một con người điển hình. Bản chất của Chí Phèo là một con người lương thiện, luôn khao khát được sống như một người bình thường, muốn sống lương thiện nhưng lại bị xã hội lúc bấy giờ biến thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Bi kịch này bắt đầu diễn ra trong nội tâm Chí Phèo khi hắn gặp Thị Nở với “bát cháo hành”. Chính tình yêu Chí Phèo – Thị Nở đã đánh thức con người lương thiện của hắn. Hay nói cách khác chính sự xuất hiện của Thị đã cứu Chí Phèo thoát khỏi tấn bi kịch đó dù chỉ là trong phút chốc.

Chí Phèo là kiệt tác của Nam Cao. Trên cơ sở người thật, việc thật ở quê mình, tác giả đã hư cấu, sang tạo nên bức tranh hiện thực sống động về xã hội nông thôn Việt Nam trước CMT8 với tất cả sự tăm tối, ngột ngạt cùng bao nhiêu bi kịch đau đớn, kinh hoàng… Dù có được đặt tên là Cái lò gạch cũ, Đôi lứa xứng đôi hay Chí Phèo thì tác phẩm ấy vẫn được nhận ra bởi giá trị hiện thực và nhân đạo vô cùng to lớn của nó.

Nhân vật chính Chí Phèo là đại diện điển hình cho bi kịch của những người nôn dân bị tha hoá trong xã hội cũ. Nhưng những cảnh ngộ cùng quẫn, bi đát trong caí xã hội ấy đã không thể làm cho những người dân quê khốn khổ như Chí Phèo mất đi niềm khao khát được sống tốt đẹp và lương thiện. Trong con người họ lúc nào cũng luôn âm ỉ một sự phản khánh vô cùng mạnh mẻ.

Một chút về Chí Phèo, ta có thể thấy hắn là một đưa con rơi, ra đời trong cái lò gạch cũ, lớn lên bằng tình thương bố thí của những người nghèo. Khi lớn lên làm canh điền trong nhà Bá Kiến lại bị vợ ba Bá Kiến gọi lên “bóp chân”; Bá Kiến sanh long ghen tuông nên đưa đi tù. Thời gian sau, Chí Phèo lại trở thành “con quỷ dữ của làng “Vũ Đại” tác oai tác quái dân lành. Chí Phèo chìm trong cơn say, chỉ có một lần hắn tỉnh thật sự vào một buối sáng (đã được Thị Nở đánh thức). Nhưng rồi tình yêu bị đổ vỡ. Bế tắc, đi tìm lương thiện, hắn giết Bá Kiến rồi tự giết mình. Chí Phèo chết nhưng chưa hết truyện. Thị Nở “nhìn nhanh xuống bụng” và “và thoáng hiện ra cái lò gạch cũ”. Một “Chí Phèo con” sắp ra đời. Cách sắp xếp khá tinh tế độc đáo. Cứ mỗi lần Chí Phèo ngoi lên thì lại bị cuộc đời này đè xuống. Khiến người đọc phải theo dõi liên tục không thể rời được.

Hay cho Nam Cao khi xây dựng được một chiều diễn biến tâm lý nhân vật thật xuất sắc. Ta có thể nhận thấy dễ dàng nhất ở đoạn Chí Phèo mở mắt thì trời đã sang… Một lần hắn tỉnh. Những thanh sắc cuộc sống “mặt trời chắc đã cao”, “tiếng chim ríu rít” lại hiện lên mặc dù hắn đang ở trong cái lều ẩm thấp. Lần đầu tiên hắn tỉnh, và cũng là lần đầu tiên hắn có những rung động với trước cuộc sống. Hắn nghe “tiếng cười nói của những người đi chợ”, “nghe tiếng thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá”.

– Rồi những kỉ niệm xưa lại hiện về. Có lần hắn ước ao “một gia đình nho nhỏ. Chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải…mặc dù chỉ là mơ hồ.

– Từ đấy hắn cảm thấy buồn cô độc.

+ Cái diễn biến tâm lí của một con quỷ đang hướng về lương thiện.

Trong truyện ngắn Chí Phèo, quá trình bị cự tuyệt quyền làm người thật ra đã bắt đầu từ lâu, diễn ra đồng thời với quá trình bị tha hoá. Tiếng chửi ngay từ đầu tác phẩm đã thể hiện điều đó.Chí cất lên tiếng chửi trời, chửi đời, chửi làng xóm, tất cả mọi người – những kẻ không chửi lại, cả những kẻ đã đẻ ra hắn. Tiếng chửi ấy như là tiếng hát để được giải thoát, vu vơ, ngân ngơ của một thằng say. Vậy mà nó thật trừu tượng mà cụ thể, xa đến gần, có thứ tự và vô cùng văn vẻ. Tiếng chửi là khao khát được giao tiếp với đời dù là hình thức giao tiếp hạ đẳng nhất.nhưng nó lại không được ai đáp lại cả. Nhưng phải từ khi gặp Thị Nở, tức là từ khi Chí Phèo thức tỉnh, bi kịch mới thật sự bắt đầu.

Chí Phèo ngạc nhiên,xúc động khi Thị Nở bê bát cháo hành sang cho Chí Phèo. Hương vị cháo hạnh là hương vị của tình yêu chân thành, hạnh phúc giản dị mà to lớn. Rồi liên tiếp, Chí Phèo đều cảm thấy hơi cháo hành thoang thoảng trong mũi. Lần đầu là khi Thị từ chối, hắn nghĩ ngợi một tí, rồi hình như hiểu, hiểu mình đã có quá nhiều tội lỗi, ngẩn người ra để tự hổi làm sao để trở lại làm một con người bình thường?! Lần thứ hai là lần quyết định hành động, hắn uống thật nhiều rượu nhưng càng uống lại càng tình, tình ra lại buồn, lúc đó hơi cháo hành lại thoang thoảng xuất hiện, đó là ý nghĩa biểu trưng, hắn lại nghĩ đến Thị, phân vân giữa việc làm người và một con quỹ, đó chính là ước mơ lương thiện, làm một con người như mọi người! Rồi đến lúc gặp mặt Bá Kiến, những hành động đó mới là tư thế làm người cuối cùng trước khi chết của Chí Phèo.

Một Chí Phèo tỉnh đã giết chết 1 Chí Phèo say. Chí Phèo bằng xương, bằng thịt đã chết nhưng còn lại trong lọng người đọc là Chí Phèo đòi quyền sống, đang dõng dạc đòi làm người lương thiện. Như vậy, khi ý thức nhân phẩm đã trở về, Chí Phèo không bằng lòng sống như trước nữa. Và Chí Phèo chết trong bi kịck đau đớn, chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống. Đây khong thể là hành động lưu manh mà là sự vùng lên tuyệt vọng của người nông dân khi thức tỉnh cuộc sống. Mang đậm giá trị tố cáo rất cao, lên án giai cấp pk thống trị tha hoá, những bị kịch như vậy sẽ còn tiếp diễn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
hoa bỉ ngạn
31/12/2021 13:17:14
+4đ tặng

Nam Cao là một trong những cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Trong sự nghiệp sáng tác của mình ông đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị. "Chí Phèo" là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nam Cao viết về những người nông dân trước Cách mạng. Tác phẩm vừa là tiếng nói của những người nông dân vừa là bản tố cáo xã hội lúc bấy giờ đã chà đạp lên quyền sống của con người.

Mở đầu tác phẩm, Nam Cao đã để cho nhân vật của mình xuất hiện vô cùng ấn tượng: "Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi". Tiếng chửi của Chí dường như đã trở thành một thói quen. Tiếng chửi khiến nhân vật của Nam Cao bỗng nhiên trở thành sự tò mò lớn với người đọc. Cuộc đời Chí rốt cuộc đã trải qua bao nhiêu phần cay đắng để phải trút ra những tiếng chửi không của riêng ai như vậy?

Chí Phèo vốn là một đứa trẻ không cha, không mẹ. Hắn bị chính người sinh ra hắn bỏ rơi từ lúc mới lọt lòng. Hắn không được cha mẹ mình thừa nhận, chào đón rồi bị vứt bỏ tại cái lò gạch cũ. Hắn được hết người này đến người khác nhặt nuôi. Ban đầu được một người đi thả ống lươn nhặt về nuôi, sau đó là một góa phụ rồi lại đến tay bác phó cối. Rồi cuối cùng Chí lại trở thành đứa trẻ không nơi nương tựa khi bác phó cối qua đời. Cuộc đời của Chí phần nào đó thể hiện cuộc sống khó khăn của những kiếp người phải đi ở đợ, lam lũ, vất vả trước cách mạng tháng Tám. Mãi cho đến khi mười tám tuổi, Chí vào làm ở nhà Bá Kiến với mong muốn kiếm được bữa cơm sống qua ngày. Chí vốn là con người chân chất, mộc mạc nhưng cái bản chất tốt đẹp đó lại bị chính cái xã hội mà Chí đang sống hủy hoại. Chí đã bị Bá Kiến đẩy vào tù vì cái tính hay ghen của lão khi thấy vợ mình hằng ngày sai Chí bóp chân cho bà. Giống như chị Dậu cầm đống giấy bạc ném vào mặt tên quan bỉ ổi, xấu xa, như Lão Hạc đã tìm đến cái chết vì lòng tự trọng của mình, Chí không hề bị khuất phục trước những lời ngon ngọt của bà ba. Nhưng xã hội đó đâu có chỗ cho những người lương thiện. Nhà tù thực dân vô tình đã tiếp tay cho Bá Kiến cướp đi sự lương thiện của Chí.

Bảy, tám năm sau, ra tù, Chí quay trở về làng Vũ Đại. Lúc này Chí không còn là anh nông dân thật thà, chân chất ngày xưa nữa mà đã trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại với cái "đầu thì trọc lốc", "răng cạo trắng hớn", "trông gớm chết", khắp người thì xăm những hình thù quái dị. Nam Cao đã phải sử dụng đến từ "ghê chết" để miêu tả dáng vẻ Chí lúc này. Thậm chí tính khí lưu manh còn được thể hiện rất rõ qua từng hành động của Chí. Từ hành động rạch mặt ăn vạ, đến đốt quán khi không mua được rượu và đỉnh điểm là khi Chí trở thành tay sai, thành công cụ của Bá Kiến. Chỉ với vài đồng bạc mà Bá Kiến đưa cho Chí càng ngày càng lún sâu vào tội lỗi. Cái mới của "Chí Phèo" chính là ở điểm này. Thay vì phân tích, tái hiện cuộc sống khốn khổ của những người nông dân, Nam Cao đã khám phá, phát hiện và đi sâu vào con đường lưu manh hoá của những người nông dân vốn bình dị, thật thà nhưng xã hội đã biến họ thành những kẻ tàn ác. Bằng lối viết sắc sảo, chỉ thông qua quá trình tha hoá của Chí, quá trình từ một người lương thiện biến thành một kẻ lưu manh, Nam Cao đã gián tiếp vạch trần được cái bộ mặt tàn ác, xấu xa của xã hội bây giờ.

Rồi Chí gặp Nở. Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo với Thị Nở đã thay đổi cuộc đời Chí. Người ta ví Thị Nở giống như một ánh trăng dịu êm của cuộc đời Chí. Sự quan tâm của Thị, tình thương của Thị đã đánh thức trong Chí ham muốn được làm người lương thiện. Buổi sáng hôm ấy cũng như bao buổi sáng bình thường khác mà thôi nhưng đó là lần đầu tiên Chí nghe được những âm thanh trong trẻo của cuộc sống hằng ngày, từ tiếng chim hót cho đến tiếng hỏi nhau của các bà, các cô đi chợ về. Chí nhớ về niềm mong ước có một gia đình nhỏ, nuôi thêm con gà, trồng thêm cái cây... sống hạnh phúc qua ngày. Thì ra Chí cũng có những phút giây "người" đến thế! Đỉnh điểm nhất là bát cháo hành của Thị đã khiến Chí "mắt ươn ướt" rồi "cười thật hiền". Thị khiến Chí - một kẻ chỉ biết sống qua ngày chợt nghĩ về tương lai, hy vọng về một gia đình hạnh phúc. Rồi Chí khóc. Giọt nước mắt của một con quỷ dữ khiến Thị bất ngờ, thầm nghĩ: "có lúc hắn hiền như đất". Rồi Chí ngỏ ý muốn Thị về ở với Chí. Nhờ có Thị, Chí khao khát muốn được trở về cuộc sống lương thiện trước đây, cùng Thị vun vén hạnh phúc.

Đây được coi như những trang viết làm bừng sáng cuộc đời Chí. Từng suy nghĩ, từng hành động, lời nói của Chí đều khiến người đọc vô cùng cảm động. Mong ước giản dị của Chí lại đến từ chính người đàn bà bị cả xã hội xa lánh, nó khiến độc giả phải giật mình suy nghĩ, trân trọng hơn hạnh phúc mà mình đang có.

Chúng ta cũng tưởng rằng đến đây cuộc đời Chí có thể bước sang một ngã rẽ khác nhưng bi kịch chưa dừng lại ở đó. Chí bị Thị từ chối bởi bà cô của Thị không cho phép ả lấy một ông chồng chỉ biết "rạch mặt ăn vạ", lấy một kẻ "đòi nợ thuê". Cái nhìn của bà cô dành cho Chí cũng là cái nhìn mà xã hội phong kiến bấy giờ nhìn Chí. Không ai nhìn ra sự thay đổi của Chí, không ai chấp nhận Chí. Lần thứ hai Chí khóc, khóc vì tiếp tục quay lại những tháng ngày bi kịch. Chí quay trở lại với những chén rượu, những câu chửi rủa. Cuộc đời Chí lại là những tháng ngày không lối thoát. Rồi Chí đến tìm Bá Kiến. Chí đến nhà bá Kiến trong trạng thái nửa tỉnh, nửa say. Miệng lúc nào cũng chửi rủa đòi giết "con khọm già" nhà Thị nhưng lại ý thức được rằng đến nhà Bá Kiến để đòi "làm người lương thiện". Sau tất cả, Chí đã cảm nhận được những bế tắc, tuyệt vọng của cuộc đời mình. "Ai cho tôi làm người lương thiện?", câu hỏi mà hắn không thể tìm được lời giải đáp nhưng xót xa hơn cũng không ai có thể trả lời được câu hỏi đó. Rồi hắn giết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình.

Câu hỏi của Chí, cái chết của hắn cùng đứa con sắp chào đời trong bụng Nở đã khép lại câu chuyện trong sự day dứt của tất cả mọi người. Cái chết của Chí chính là bản tố cáo rõ nhất cho xã hội thối nát lúc bấy giờ. Chí chọn cái chết như một sự giải thoát cho chính mình bởi đấy là cách giải thoát duy nhất cho Chí trong cái xã hội bấy giờ. Cái chết của Chí cũng là niềm tin mà Nam Cao dành cho nhân vật của mình, dành cho những con người khó khăn lúc bấy giờ. Như vậy, qua từng chi tiết truyện, Nam Cao đã chỉ ra được các nguyên nhân đẩy Chí vào con đường tha hoá. Chí rơi vào con đường lưu manh không lối thoát một phần là do xã hội bấy giờ đã cướp đi quyền làm người của Chí, một phần là do chính những người nông dân cùng cảnh ngộ đã chối bỏ Chí, không cho Chí con đường quay trở lại.

"Chí Phèo" khép lại nhưng hình tượng nhân vật Chí Phèo thì vẫn luôn sống mãi trong tâm trí độc giả. Nó đã làm nên một màu sắc rất riêng trong kho tàng truyện viết về người nông dân.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×