LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bài hai trang 33 sách giáo dục công dân lớp 10

2 trả lời
Hỏi chi tiết
984
0
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
04/05/2017 20:36:15
Chín quá hóa nẫu và có công mài sắt có ngày nên kim. 

Đầu tiên là bạn phải tìm ra ý nghĩa gốc của 2 câu trên (hỏi bố mẹ hoặc google đại ca) 

Hoa quả chín là cả 1 giai đoạn với nhiều mức độ (lượng đổi), nhưng mà nói chung là đều ăn được. Nhưng mà chín quá đến 1 lúc nào đó thì sẽ thành nẫu, khi đó thì ko ăn được. nghĩa là chất đổi. 

Mài sắt nên kim thì phải giải thích theo nghĩa bóng, nghĩa là cứ làm việc, tích lũy dần kết quả (lượng đổi) thì sẽ đến 1 lúc nào đó thành công (chất đổi). Tuy nhiên dùng nghĩa đen thi ko đúng. Sắt cho dù mài mãi thành kim thì vẫn chỉ là lượng đổi thôi (từ thanh sắt to mài bé đi).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Thuỳ Linh
15/06/2017 09:37:51
Bài 2/ trang 33: Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào? Cho ví dụ.
- Sự khác nhau giữa biến đổi về lượng và biến đổi về chất:
+ Sự biến đổi về chất của các sự vật và hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượn. Quá trình biến đổi ấy đều có ảnh hưởng đến trạng thái chất của sự vật và hiện tượng, nhưng chất của sự vật và hiện tượng chưa biến đổi ngay vì chất mang tính ổn định tương đối. Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ.
+ Sự biến đổi về lượng diễn ra dần dần, liên tục, đến một giới hạn nhất định sẽ phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng, khiến chất biến đổi, tạo thành chất mới. Mỗi sự vật hiện tượng đều có chất đặc trưng và lượng đặc trưng phù hợp với nó. Vì vậy, khi một chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới để tạo thành sự thống nhất mới giữa chất và lượng.
- Ví dụ: Trong điều kiện bình thường, đồng ở trạng thái rắn. Nếu ta tăng dần nhiệt độ đến 1083oC, đồng sẽ nóng chảy, chuyển sang trạng thái lỏng. Nhiệt độ tăng từ 0oC đến 1083oC chính là sự thay đổi về lượng nhưng chất vẫn chưa đổi. Đến điểm nút 1083oC, chất thay đổi, chuyển từ dạng rắn sang dạng lỏng và quy định một lượng mới tương ứng với chất mới.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư