Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bài Nỗi thương mình: Nguyễn Du đã chọn thời điểm nào để thể hiện tâm trạng của Kiều? Vì sao lại chọn thời điểm ấy?

Bài : NỖI THƯƠNG MÌNH
Câu hỏi :
1. Nguyễn Du đã chọn thời điểm nào để thể hiện tâm trạng của Kiều ? Vì sao lại chọn thời điểm ấy ?
2. Vì sao Kiều lại giật mình thương mình? Điều này thể hiện nhân cách của Kiều như thế nào ?
3. So sánh hình ảnh của Kiều trong quá khứ và hiện tại ? Tại sao quá khứ chỉ biểu đạt 1 câu, hiện tại lại biểu đạt bằng 3 câu ?
3 trả lời
Hỏi chi tiết
328
0
0
1.
- Nguyễn Du đã chọn thời điểm thúy Kiều đang buồn thảm vì hoàn cảnh của mình
- Nguyễn Du đã chọn thời điểm thúy Kiều đang buồn thảm vì để đề cao nhân cách của Kiều, phẩm giá của Kiều bằng việc thể hiện thành công nỗi buồn thương, day dứt, chán chường của nàng giữa chốn bùn nhơ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
2. Vì sao Kiều lại giật mình thương mình? Điều này thể hiện nhân cách của Kiều như thế nào ?
Bắt đầu từ cái “giật mình” đoạn thơ mở ra cả một bức tranh tâm trạng vô cùng ảm đạm. Không gian là lầu xanh vắng lặng khi khách làng chơi đã về hết, thời gian là lúc “tỉnh rượu, tàn canh” một thời điểm dành cho nhưng nghĩ suy sâu xa.Tại sao không phải là một thời điểm khác? Bởi vì triền miên trong những “cơn say, trận cười”, những “bướm lả ong lơi”, những khách làng chơi dập dìu tối ngày, chỉ đến khi tàn canh Kiều mới có thời gian để sống với tâm trạng thực của mình. Cái “giật mình” nói lên tất cả những nỗi niềm của Kiều: thảng thốt, ngạc nhiên, bẽ bàng, xót xa cho thân phận của mình. Nàng cảm thấy chua chát, thương cho phận mình khi gặp phải cảnh ngộ trớ trêu, nhục nhã này, đây là ý thức trỗi dậy của một nhân cách cao đẹp. Cách điệp từ "mình" kết hợp với việc thay đổi nhịp thơ từ 3/ 3 sang 2/ 4/ 2 góp phần thể hiện rõ hơn sự cô đơn, trống trải đầy đau xót của Kiều. Nàng muốn vươn tới điều thánh thiện, nhưng lại phải ngụp lặn trong chốn bùn nhơ này. Việc sử dụng từ láy "xót xa" với âm "a" cuối câu đã tạo nên sự lan tỏa rộng rãi, kéo câu thơ chùng xuống, khi đọc lên, đọc giả cũng cảm nhận được rõ ràng hơn nỗi đau buồn, cô đơn sâu thẳm trong lòng Kiều, càng khiến người ta thêm thương tiếc cho nàng.
Sống trong chốn lầu xanh, hết tiếp kẻ đến lại tiễn người đi, những hồi ức tươi sáng ùa về trong lòng Kiều, sự đối lập với thực tại tăm tối đọa dày càng khiến nàng thấy nhục nhã, đau đớn hơn:
0
0
3. So sánh hình ảnh của Kiều trong quá khứ và hiện tại ?
Hình ảnh đối lập giữa quá khứ hạnh phúc "phong gấm rủ là" với hiện tại phũ phàng "tan tác như hoa giữa đường" hiện lên trước mắt Kiều, giày vò nàng, khiến nàng đau đến quặn lòng, tiếc thương, đau đớn vì cái sự thay thân đổi phận đầy éo le này. Trong lòng nàng vang lên những câu hỏi, đồng thời cũng là câu cảm thán, tất cả như xoáy xâu vào những nỗi đau sâu trong lòng nàng, nàng thật sự không dám tin rằng mình lại rơi vào cái thực tại đau đớn nhục nhã này. Phép so sánh "tan tác như hoa giữa đường" tạo liên tưởng bất ngờ: hiện tại mọi thứ đã đổi thay, Kiều không còn là đóa hoa được nâng niu trân trọng như khi xưa, mà đã trở thành một đóa hoa dại ven đường, mặc người vùi dập, số phận lênh đênh chẳng biết ngày mai sẽ ra sao. Phép so sánh trên kết hợp với việc tách từ, biến các thành ngữ "dày dạn gió sương", "bướm ong chán chường" thành "dày gió dạn sương" và "bướm chán ong chường" góp phần tăng cao nỗi khổ tâm, tuyệt vọng trong lòng Kiều, ngay cả chính mình, nàng cũng cảm thấy ghê sợ.
Sống trong cái hoàn cảnh nhơ nhớp này, càng lúc Kiều càng chán nản, muốn mặc kệ mọi diễn biến quanh mình:
Tại sao quá khứ chỉ biểu đạt 1 câu, hiện tại lại biểu đạt bằng 3 câu ?
- Vì tác giả muốn nói rằng trong quá khứ Thúy Kiều sống trong hạnh phúc thì ít nhưng hiện tại thì có quá nhiều đau khổ xảy đến với nàng

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư