Ông Hai là một nông dân nghèo chân chất thật thà, yêu làng với một tình cảm đon hậu, chân thật, mộc mạc và cá tính, đặc biệt nỗi lên trong con người ông Hai là luôn khoe về cái làng của mình. Như bao con người VN khác, ông Hai cũng có một quê hương để yêu thương gắn bó. Làng chợ Dầu luôn là niềm tự hào, kiêu hãnh của ông. Đó là những tình cảm không nén nỗi được bộc lộ ra một cách chân tình, gần gũi và cũng là điều dễ hiểu, thông thường của con người Việt Nam. Đặc biệt ông Hai rất hay khoe làng, cái tính khoe làng của ông gần như đã trở thành bản chất, có khắc chăng là ở những thời điểm khoe làng khác nhau.
“Cái làng đối với người nông dân, đặc biệt là ở vùng đồng bằng Miền Bắc, có một vị trí và ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của họ. Vì thế, từ bao đời nay, lòng yêu làng quê đã trở thành một tình cảm sâu nặng và tự nhiên, hơn thế nữa đã thấm sâu vào tâm thức, tấm lòng của mỗi người dân quê. Ông Hai cũng có một tình yêu sâu nặng như thế. Tình yêu vừa rất chung nhưng vừa rất riêng, rất độc đáo. Đó là cái tính khoe làng từ xưa đến nay của ông với ông Hai, cái làng chợ dầu của ông thật không đâu bằng và cái gì cũng đáng tự hào” Trước cách mạng tháng tám, ông Hai khoe làng một cách tự nhiên, ngộ nhận ông khoe cả những cái làm ảnh hưởng và tổn hại đến công sức, tiền bạc của người dân trong làng và ngay chính cả bản thân ông. “ Ông khoe làng ông nhà ngói san sát, sầm út như tỉnh. Đường trong làng toàn lát đá xanh, trời mưa trời gió tha hồ đi khắp đầu làng, cuối xóm, bùn không dính đến gót chân. Tháng năm ngày mười phơi rơm, phơi thóc thì tốt thượng hạng, không có lấy một hạt đất”. “ Mỗi bận đi đâu xa, khoe làng ông chỉ khoe cái sinh phần của viên tổng đốc lang ông. Ông có vẽ hảnh diện cho làng có được cái sinh phần ấy lắm”
Nhưng sự khoe làng của ông cũng có đổi thay theo thời cuộc. Hồi trước cách mạng, ông khoe làng ông giàu có. Còn bây giờ thì ông khoe làng ông có cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa, rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh cao bằng ngọn tre, loa gọi cả làng đều nghe thấy “ Ông còn khoe những ngày khởi nghĩa rồn rập ở làng, mà ông gia nhập phong trào từ thời kì còn bóng tối”…
Có thể nói linh hồn của truyện ngắn “ làng” là nhân vật ông hai. Tác giả đã đưa vào văn học một bức chân dung sống động, đẹp đẽ về người nông dân Việt Nam những ngày đầu kháng chiến – những con người rất đỗi bình thường mà tình yêu làng, yêu kháng chiến, yêu cách mạng, yêu đất nước đã hòa quyện thật ngọt ngào, đằm thắm. Với sự hiểu biết sâu sắc sống, con người miền quê, tác giả Kim Lân đã để lại cho đời những tác phẩm độc đáo, đặc sắc mà truyện ngắn “ làng” đã thực sự tiêu biểu cho những tác phẩm viêt về cuộc sống về con người một đời gắn bó với làng, yêu nước, yêu quê hương tha thiết.
Sau này, kháng chiến bùng nổ, Ông Hai phải rời làng đi tản cư. Đến nơi ở mới ông luôn canh cánh nhớ và khoe về làng. Ông khoe làng chợ dầu rất tinh thần, kháng chiến sôi nổi. Ở nơi ở mới, niềm vui của ông là được đến phòng thông tin nghe ngóng tin tức. Nghe tin thắng lợi, ruột gan ông lão cứ múa cả lên và rồi ông nghĩ “ kiểu gì mà thằng Tây không bước sớm” và cứ mỗi lần bói về làng chợ Dầu Ông Hai lại nói một cách say mê náo nức lạ thường. Kim Lân đã thấu hiểu và diễn tả thật sinh động, cảm động nét tâm lý này của người nông dân. Đặc biệt ngòi bút miêu tả tâm lí của tác giả càng tỏ ra sâu sắc khi đặt nhân vật Ông Hai vào một tình huống thử thách để bộc lộ chiều sâu tâm hồn nhân vật.
Đang háo hức, phấn khởi những tin kháng chiến thắng lợi, Ông Hai đột ngột nghe được tin dữ: Làng chợ dầu theo giặc, cái tin ấy đến với ông bất ngờ, như sét đánh ngang tai, khiến ông sững sờ “ Cổ ông lão nghẹ ắng lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi, tưởng như đến không thể được” Ông đã tìm cách lãng tránh những lời bàn tán và cúi gằm mặt ra về, đi trong một tư thế buồn, lo, sợ hãi lần lộn. Về đến nhà Ông Hai nằm vật ra giường, nước mắt cứ thế trào ra. Bao nhiêu câu hỏi dồn về bủa vây tâm trạng ông rối bời trong cơn đau đớn, hụt hẫng đến mê dại, dữ dằn và gây gắt. Ông hi vọng cái tin ấy chỉ là một giấc chim bao nhưng người ta nói rành rọt quá lại còn khẳng định nói từ dưới ấy lên, không tin làm sao được. Mấy ngày tiếp theo, ông không dám ra khỏi nhà, chỉ nín thin thít, lắng tai nghe ngóng bên ngoài, cứ mỗi lần nghe loáng thoáng mấy tiếng việt gian hay xe cam-nhông là ông lại giật thót, lùi ra xa. Ông nói chuyện với đứa con út là thằng cu húc. Những câu trả lời của đứa con như nói hệ tiếng lòng của ông, như là một sự giải tỏa cho những niềm đâu khổ trong ông. Khi mụ chủ nhà tỏ ý không muốn cho gia đình ông ở nữa, tuyệt đường sinh sống ông Hai thoáng có ý nghĩ “ Hay là quay về làng”. Nhưng cũng chính ông đã gạt bỏ suy nghĩ ấy. Quay về làng là quay lưng lai với cụ Hồ, quay lung lại với kháng chiến, và hồi ông đi đến quyết định . “ Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù” Quả thật, chính tình thế ấy càng bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê đã thống nhất một lòng yêu nước ở một người nông dân bình thường như ông Hai và đấy cũng chính là nét mới trong tình cảm và nhận thức của quần chúng cách mạng mà văn học thời kỳ kháng chiến đã được thể hiện…
Câu chuyện được “ gỡ nút” bằng một sự tình cờ vẫn thường gặp trong kháng chiến: Sự xuất hiện đúng lúc của ông chủ tịch làng để cải chính những lời đồn đại nhức nhối kia. Chỉ một vài lời ủa ông Chủ tịch mà như có phép hồi sinh. Ông Hai trở lại là ông hai ngày xưa, oog còn mua cả bánh rán đường cho con, có lẽ chưa ai trên đời này lại khoe “ Tây nó đốt nhà tôi rồi, đốt nhẵn” Một cách hả hê, sung sướng thật như ông. Trong cái nhà đang bị cháy ấy, có cái làng chợ Dầu đang sống lại, ai cũng mừng cho ông, mụ chủ nhà tinh quái cũng mừng cho ông. Chúng ta chia sẽ cùng những nỗi niềm hạnh phúc kỳ lạ đó của các nhân vật trong truyện ngắn của Kim Lân, bởi ta hiểu họ những con người một lòng yêu đất nước, yêu cách mạng.