LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Các giai đoạn phát triển của nông dân Yên Thế

1) Qúa trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta (Kẻ bảng thành 3 cột: Cột 1: Thời gian . Cột 2: Qúa trình Pháp xâm lược . Cột 3: Cuộc đấu tranh của nhân dân ta ).
2) Các giai đoạn phát triển của nông dân Yên Thế.
3) Yên Thế năm 1884 - 1913 nêu sự khác nhau giữa phong trào nông dân Yên Thế với phong trào Cần Vương.
4) Giải thích vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?
7 trả lời
Hỏi chi tiết
546
1
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
15/05/2018 20:45:28
2.

Khi thực dân Pháp chiếm Bắc Kì, chúng đưa quân lên bình định cả vùng Yên Thế. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân ở đây đã đứng lên tự vệ.

Hoạt động của nghĩa quân Yên Thế có thể chia làm 4 giai đoạn:

Giai đoạn từ năm 1884 đến năm 1892

Tại vùng Yên Thế có hàng chục toán quân chống Pháp hoạt động riêng lẻ, đặt dưới sự chỉ huy của các thủ lĩnh khác nhau. Thủ lĩnh có uy tín nhất lúc đó là Đề Nắm đã lãnh đạo nghĩa quân đẩy lùi nhiều trận càn quét của quân Pháp vào khu vực Cao Thượng, Hố Chuối. Đến năm 1891, nghĩa quân làm chủ một vùng rộng lớn và mở rộng hoạt động sang Phủ Lạng Thương (vùng thành phố Bắc Giang ngày nay).

Trước những đợt tấn công, càn quét mới của giặc, nghĩa quân phải rút dần lên vùng Bắc Yên Thế xây dựng, củng cố hệ thống công sự phòng thủ.

Tháng 3-1892, Pháp huy động khoảng 2 200 quân, gồm nhiều binh chủng ồ ạt tấn công vào căn cú của nghĩa quân. Lực lượng nghĩa quân bị tổn thất nặng, nhiều người bị địch bắt và giết hại, một số phải ra hàng. Đề Nắm bị sát hại vào tháng 4-1892.

Giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1897

Lúc này Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) trở thành thủ lĩnh tối cao của cuộc khởi nghĩa.

Hoàng Hoa Thám tên thật là Trương Văn Thám, quê ở Tiên Lữ (Hưng Yên), theo gia đình lên làm ăn ở Sơn Tây sau sang Yên Thế (Bắc Giang) sinh sống.

Sau khi Đề Nắm hi sinh, ông tập hợp những toán quân binh còn sót lại, mở rộng địa bàn hoạt động.

Trong bối cảnh phong trào kháng chiến cả nước bị đàn áp dữ dội, nhiều cuộc khởi nghĩa đã thất bại, Đề Thám phải tìm cách giảng hòa với Pháp để có thời gian củng cố lực lượng. Tháng 10-1894, theo thỏa thuận giữa hai bên, quân Pháp phải rút khỏi Yên Thế, Đề Thám được cai quản bốn tổng: Yên Lễ, Mục Sơn, Nhã Nam, Hữu Thượng. Nhưng cuộc hòa hoãn kéo dài chưa được bao lâu thì Pháp bội ước, lại tổ chức tấn công (11-1895). Nghĩa quân phải chia nhỏ thành từng toán, trà trộn vào dân để hoạt động.

Nhằm bảo toàn lực lượng, lại biết được ý đồ của Pháp đang muốn chấm dứt xung đột để tiến hành khai thác thuộc địa, Đề Thám xin giảng hòa lần thứ hai (12-1897). Để được hòa hoãn lần này, Đề Thám phải tuân thủ những điều kiện ngặt nghèo do Pháp đặt ra, như nộp khí giới, thường xuyên trình diện chính quyền thực dân. Bề ngoài, Đề Thám tỏ ra phục tùng, nhưng bên trong thì ngấm ngầm chuẩn bị lực lượng chống Pháp.

Giai đoạn từ năm 1898 đến năm 1908

Tranh thủ thời gian hòa hoãn kéo dài, Đề Thám cho nghĩa quân vừa sản xuất, vừa tích cực luyện tập quân sự tại đồn điền Phồn Xương. Đội quân của ông tuy không đông (khoảng 200 người) nhưng rất tinh nhuệ, thiện chiến. Căn cứ vào Yên Thế trở thành nơi tụ hội của những nghĩa sĩ yêu nước từ khắp nơi kéo về (từ Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hưng Yên, Hải Dương…)

Giai đoạn từ năm 1909 đến năm 1913

Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà nội năm 1908, thực dân Pháp quyết định mở cuộc tấn công nhằm tiêu diệt bằng được phong trào nông dân Yên Thế. Nghĩa quân trải qua những tháng ngày gian khổ, phải di chuyển liên tục từ nơi này sang nơi khác. Nhiều thủ lĩnh đã hi sinh, một số phải ra hàng. Đến tháng 2-1913, khi Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Phương Dung
15/05/2018 20:46:02
3)
Nội dung so sánh
Phong trào Cần vương
Khởi nghĩa Yên Thế
Thời gian
Diễn ra trong 10 nam (1885 - 1896), trong thời kì Pháp bình định Việt Nam.
Diễn ra trong 30 năm (1884 — 1913), trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Mục đích đấu tranh
Đánh Pháp giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến.
Đánh Pháp để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất, giữ làng.
Thành phần lãnh đạo
Văn thân, sĩ phu.
Nông dân.
Lực lượng tham gia
Văn thân, sĩ phu, nông dân.
Nông dân.
Địa bàn hoạt động
Các tỉnh Trung và Bắc Kì.
Chủ yếu ở Yên Thế (Bắc Giang) và một số tỉnh Bắc Kì.
1
0
Phương Dung
15/05/2018 20:46:30
4) Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì : đất nước đang bị thực dân Pháp thống trị, các phong trào yêu nước chống Pháp đều thất bại.
Người đi về phía các nước phương Tây. khác với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó (Phan Bội Châu đi sang Nhật và dựa vào Nhật. Phan Châu Trinh lại dựa vào Pháp...).
1
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
15/05/2018 20:47:35
3.
Điểm giống và khác nhau giữa hai phong trào nông dân Yên Thế và Phong trào Cần Vương 
Giống nhau: 
Đều là phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta. 
Đều có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân. 
Đều thất bại 
Khác nhau: 
Lãnh đạo: 
Phong trào Cần Vương: Văn thân sĩ phu yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương 
Phong trào nông dân Yên Thế: Nông dân đứng đầu là Đề Thám 
Mục tiêu: 
Phong trào Cần Vương: Chống Pháp giành lại độc lập dân tộc. 
PTND Yên Thế: Mong muốn xây dựng cuộc sống bình quân bình đẳng và sơ khai về kinh tế và xã hội. 
Địa bàn hoạt động: 
Phong trào Cần Vương: Địa bàn hoạt động rộng khắp Bắc Kì và Trung Kì 
Phong trào nông dân Yên Thế: Vùng núi rừng Yên Thế của Bắc Giang. 
Tính chất: 
PT Cần Vương: Là phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến 
Phong trào Yên THế: Là phong trào nông dân mang tính tự phát. 
Phong trào Cần Vương phát triển qua hai giai đoạn và kết thúc sớm hơn PTND Yên Thế 
Phong trào nông dân Yên Thế phát triển qua 3 giai đoạn và kết thúc trước khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra. 
Nguyên nhân thất bại : 
- ko liên kết phong trào cả nước 
- Lãnh đạo bảo thủ, phong kiến 
- Lực lượng ít 
- Địa bàn hoạt động hẹp 
>>>>Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời? 
- Đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất, có thời gian kéo dài nhất (gần 30 năm), quyết liệt nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến những năm đầu thế kỷ XX. Khởi nghĩa Yên Thế không chịu sự chi phối của tư tưởng "Cần vương" mà là phong trào đấu tranh tự phát của nông dân để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất giữ làng. Nghĩa quân đã chiến đấu quyết liệt, buộc kẻ thù hai lần phải giảng hòa và nhượng bộ một số điều kiện có lợi cho ta. Đặc biệt trong thời kì đình chiến lần thứ hai, nghĩa quân Yên Thế còn liên lạc với các nghĩa sĩ yêu nước theo xu hướng mới như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh...
1
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
15/05/2018 20:48:12
4.
_Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới vì:
+ Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp.Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh đã nổ ra liên tiếp nhưng thất bại
+ Nguyễn Tất Thành không nhất trí với chủ trương,con đường cứu nước mà các bậc tiền bối đã lựa chọn
+ Nguyễn Tất Thành muốn sang Phương Tây tìm hiểu xem nước Pháp và nước khác làm như thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào mình.Tìm hiểu những bí ẩn đằng sau những từ :"Tự do - Bình đẳng - Bác ái"
_Sự khác biệt giữ hướng đi của người với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó:
+ Hướng đi của các nhà yêu nước chống Pháp trước đó là tìm đường cứu nước ở các nước tư bản phương Đông ;lấy Pháp,Nhật để cứu nước
+ Người đi sang phương Tây để tìm hiểu xem vì sao nước Pháp thống trị nước mình và thực chất các từ: "Tự do - Bình đẳng - Bác ái" ,tìm ra con đường để tự cứu lấy nước mình..
1
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
15/05/2018 20:48:38
1. Thời gian
Quá trình xâm lược của thực dân Pháp
Cuộc đấu tranh của nhân dân ta
Ngày 1-9-1858
Pháp chiếm bán đảo Sơn Trà , mở màn cuộc xâm lược Việt Nam
Triều đình lãnh đạo nhân dân chống trả quyết liệt .
Tháng 2-1859
– 2-1859 Pháp kéo vào Gia Định
Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã .
Trong đó nhân dân địa phương tự động chống giặc
Tháng 2-1862
– Pháp tấn công Đại Đồn Chí Hòa , Đại đồn Chí Hòa thất thủ sau đó Pháp chiếm Định Tường – Biên hòa -Vĩnh Long .
– Quân ta kháng cự m ạnh nhưng không thắng .
– Nguyễn Trung Trực đốt cháy Tàu Hy Vọng trên sông Vàm Cỏ Đông ( 10-12-1861)
– Nghĩa quân Trương Định chống Pháp tại Tân Hòa -Gò Công chuyển về Tân Phước .
– Trương Quyền ở Đồng Tháp Mười – Tây Ninh phối hợp với Pu côm bô (Cao Mên ) chống Pháp .
Tháng 6-1867
Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây là Vĩnh long , An Giang, Hà Tiên không tốn 1 viên đạn
-Phan Tôn – Phan Liêm ở Bến tre, Vĩnh Long , Sa Đéc .
– Trương Quyền ở Đồng Tháp Mười – Tây Ninh phối hợp với Pu côm bô (Cao Mên ) chống Pháp .
-Nguyễn Hữu Huân ở Tân An , Mỹ Tho .
-Nguyễn Trung Trực ở Hòn Chông ( Rạch Giá )
-Dùng thơ văn để chiến đấu : như Nguyễn Đình Chiểu , Hồ Huấn Nghiệp , Phan Văn Trị .
Ngày 20-11-1873
Pháp đánh thành Hà Nội lần I .
-Pháp chiếm Hải Dương , Hưng Yên, Phủ Lý , Ninh Bình, Nam Định
Nguyễn Tri Phương chỉ huy 7000 quân triều đình , nhưng thất bại , bị thương nhịn ăn mà chết .
– Con là Nguyễn Tri Lâm tử trận ở cửa ô Thanh Hà
-Chiến thắng Cầu-Giấy lần thư một
Ngày 25-4-1882
Pháp đánh thành Hà Nội lần II .
-Pháp chiếm Hòn Gai , Nam Định và các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ .
Hoàng Diệu tuẫn tiết theo thành .
-Chiến thắng Cầu-Giấy lần thư hai
Ngày 18-8-1883
18-8-1883 Hạm đội Pháp đánh Thuận An
Việt Nam là thuộc địa , nưả phong kiến của Pháp .
1
0
Banana
15/05/2018 20:49:44
Các giai đoạn phát triển của phong trào nông dân Yên Thế
* Giai đoạn 1884- 1892: Nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng lẻ ở Yên Thế, dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Đề Nắm
* Giai đoạn 1893- 1908: Là thời kì nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở dưới sự chỉ huy của Hoàng Hoa Thám
* Giai đoạn 1909- 1913: Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn dần. Ngày 10/ 2/ 1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư