Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Các loài thú trong tự nhiên có giá trị kinh tế lớn nên bị bắn và buôn bán, dẫn đến giảm sút nghiêm trọng. Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ chúng?

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
885
1
0
~Akane~
02/05/2017 15:25:16
Một con khỉ bị giết và treo ngược cành cây ở Việt Nam

Cu li nhỏ, loài linh trưởng quý hiếm đang được bày bán tại một chợ ở Hà Nội

Một con nai bị giết và tiêu thụ ở An Lạc, thịt nai là một đặc sản thịt rừng khoái khẩu

Mẫu vật của loài tê giác Việt Nam, chúng đã chính thức tuyệt chủng năm 2011, đánh dấu sự thất bại trong công tác bảo tồn của Việt Nam.

Để đáp ứng cho nhu cầu của 80 triệu dân đã và đang không ngừng tăng, Việt Nam đã và đang phải khai thác một cách ồ ạt các loại tài nguyên thiên nhiên như đất, nước, rừng, biển, động vật, thực vật làm cho các loại tài nguyên bị cạn kiệt một cách nhanh chóng, đặc biệt là WWF) trong vòng 40 năm, 12 loài động vật quý hiếm đã bị biến mất hoàn toàn ở Việt Nam. Đặc biệt là những loài động vật quý hiếm như hổ, tê giác biến mất.

Một thống kê cho biết đã có hơn 147 loài động vật hoang dã ở trên cạn, 40 loại côn trùng, 90 loại bướm và hàng trăm loại thực vật khác đang bị khai thác và buôn bán ở Việt Nam. Đặc biệt, có ít nhất 37 loại động vật hoang dã đang trên đà bị tận diệt. Có 74 loại thú, 26 loại chim bị suy giảm mạnh về số lượng do thói quen săn bắt động vật để làm thức ăn, làm cảnh và thuốc chữa bệnh. Ngoài ra, do thu lợi lớn từ việc buôn bán động vật nên nhiều người dân săn bắt theo kiểu tận diệt, tận thu để bán cho các nhà hàng hoặc bán sang Trung Quốc[19]. Tổ chức Theo dõi Tình trạng buôn bán động vật hoang dã quốc tế (TRAFFC), Quỹ Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWE) thì Việt Nam được liệt vào danh sách một trong những quốc gia có số lượng tội phạm buôn bán động vật hoang dã lớn nhất; là quốc gia tiêu thụ sừng tê giác nhiều nhất thế giới, điểm nóng về buôn bán và sử dụng mật gấu, buôn bán ngà voi. Việt Nam cũng là quốc gia nhận thẻ đỏ trong việc bảo tồn tê giác, hổ. Trong khi đó, những quy định về chế tài, xử lý tội phạm về buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam vẫn còn quá thiếu, quá lỏng lẽo, chưa đủ sức răn đe, công tác quản lý và thực thi pháp luật còn bộc lộ nhiều hạn chế, đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng săn bắt, buôn bán, giết hại động vật hoang dã tăng nhanh. Thiếu trầm trọng công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ tác hại của việc săn bắt, buôn bán và giết hại động vật hoang dã thì sự đa dạng về mặt sinh học của Việt Nam sẽ bị đe dọa nghiêm trọng [19].

Năm 2011, tê giác Việt Nam (Rhinoceros sondaicus annamiticus) đã tuyệt chủng tại Việt Nam. Năm 1998 hổ Đông Dương phân bố tại 47 điểm tại Việt Nam, trong đó có 15 vườn quốc gia và nhiều khu bảo tồn thiên nhiên. Hổ phân bố tập trung ở các tỉnh Lai Châu, Thanh Hóa, Quảng, Kon Tum, Đắk Lắk. So với những năm 1970, số lượng hổ đã giảm sút một cách nghiêm trọng và có nguy cơ tuyệt chủng trong tương lai gần nếu không có các biện pháp bảo tồn hữu hiệu. Hổ còn tồn tại trong tự nhiên chủ yếu tại các khu bảo tồn thiên nhiên hoặc vườn quốc gia, nơi rừng còn ít bị tác động và có chế độ bảo vệ khá nghiêm ngặt. Theo điều tra tại hai tỉnh Quảng Nam và Bắc Kạn, hổ còn sinh sống tại khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh tỉnh Quảng Nam và không có bất cứ dấu vết nào cho thấy hổ còn tồn tại ở khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ tỉnh Bắc Kạn. Hiện trạng hổ phân bố rải rác ở nhiều sinh cảnh bị chia cắt. Một số địa phương ở tỉnh Kon Tum, Sông Mã (Sơn La), Lạc Dương (Lâm Đồng), Quảng Nam, Lai Châu có số lượng hổ trên 7 cá thể còn các nơi khác chỉ có 2 đến 5 cá thể. Số lượng hổ ở Việt Nam chỉ còn khoảng 28 - 47 cá thể sinh sống rải rác ở các khu rừng hẻo lánh và đang đối mặt với nguy cơ bị tuyệt diệt do bị săn bắt, buôn bán và mất nơi sinh sống. Bên cạnh đó, số hổ nuôi nhốt cũng chỉ có 112 cá thể và hoạt động này hiện chưa khẳng định sẽ hỗ trợ được công tác bảo tồn hổ trong tự nhiên.

Việc mất sinh cảnh sống là yếu tố then chốt dẫn đến sự tuyệt chủng của tê giác Việt Nam, việc thực thi pháp luật không thỏa đáng, quản lý thiếu hiệu quả, xâm lấn đất và xây dựng cơ sở hạ tầng bên trong và gần các khu vực được bảo vệ chỉ làm tăng thêm áp lực cho các quần thể loài vốn đã dễ bị tổn thương trong các khu vực này. nhiều loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng cao, đặc biệt có nhiều loài đặc hữu ở Việt Nam như: Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus) khoảng 300 cá thể chỉ phân bố ở rừng núi Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn và Thái Nguyên, voọc đầu vàng (Trachypithecus francoisi poliocephalus) khoảng 70 – 80 cá thể, duy nhất chỉ có ở vùng núi đá VQG Cát Bà (Hải Phòng), Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri) chỉ phân bố ở Cúc Phương, khu Vân Long (Ninh Bình) khoảng 200 cá thể, Voọc Hà Tĩnh (Trachypithecus francoisi hatinhensis) khoảng 500 cá thể chỉ có ở Hà Tĩnh, Quảng Bình (Phong Nha Kẻ Bàng), Gà lôi lam đuôi trắng (Lophura hatinhensis) chỉ phân bố các tỉnh Bắc Trung Bộ, Sóc đen Côn Đảo (Ratufa bicolor condorensis) chỉ có ở đảo Côn Sơn - Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Chim bồ câu ([20].

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Bắp''ss Nghi''ss
02/05/2017 15:27:22
-Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho động vật.
-Xây dựng các  vườn quốc gia, khu bảo tồn...để bảo vệ các loài động vật , trong đó có động vật quý hiếm.
-Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để bảo vệ động vật cũng như môi trường sống của chúng.
-Không săn bắt hay làm ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng.
-Một số loài chỉ còn duy nhất 1 con cần phải nhân giống vô tính.
-Trồng cây gây rừng để tạo môi trường sống cho chúng.......
0
1
1
0
~Akane~
07/05/2017 17:07:49
Một con khỉ bị giết và treo ngược cành cây ở Việt Nam

Cu li nhỏ, loài linh trưởng quý hiếm đang được bày bán tại một chợ ở Hà Nội

Một con nai bị giết và tiêu thụ ở An Lạc, thịt nai là một đặc sản thịt rừng khoái khẩu
- Việc mất sinh cảnh sống là yếu tố then chốt dẫn đến sự tuyệt chủng của tê giác Việt Nam,chúng ta phải bảo vệ môi trường
- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho động vật.
- Xây dựng các  vườn quốc gia, khu bảo tồn...để bảo vệ các loài động vật , trong đó có động vật quý hiếm.
- Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để bảo vệ động vật cũng như môi trường sống của chúng.
- Không săn bắt hay làm ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng.
- Một số loài chỉ còn duy nhất 1 con cần phải nhân giống vô tính.
- Trồng cây gây rừng để tạo môi trường sống cho chúng.......
- Ngoài ra chúng ta phải tích cực ăn rau để tiết kiệm nguồn động vật ; rau cung rất tốt cho sức khỏe chúng ta vừa tiêt kiệm nguồn động vật, vừa bồi bổ cho sức khỏe.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×