Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cách đề phòng và cấp cứu ban đầu khi bị chết đuối

5 trả lời
Hỏi chi tiết
7.649
5
1
Nguyễn Nhật Thúy ...
28/12/2017 20:21:16
Phòng chống tai nạn đuối nước
Đối với trẻ em thành phố cần trang bị cho các em kỹ năng bơi lội, các kỹ năng cần thiết khi gặp đuối nước và cách cấp cứu những người bị đuối nước.
Với đồng bào trong vùng thiên tai lũ lụt, cần sơ tán theo hướng dẫn của chính quyền địa phương trước khi lũ lụt xảy ra. Người già và trẻ em phải có người lớn trông coi quản lý. Mọi người không tự ý bơi lội ra dòng nước lũ vì có thể bị nước cuốn trôi.
Nếu trẻ em đi học bằng ghe, thuyền bắt buộc phải có phao cứu sinh hoặc có người lớn đưa đi kèm. Học sinh cần được dạy bơi lội và kỹ thuật sơ cấp cứu để biết tự cứu mình, cứu bạn khi bị đuối nước. Bể nước, cống rãnh, miệng giếng... phải có nắp đậy an toàn.
Trẻ em tắm biển, tắm sông nên mặc áo phao và phải có cha mẹ, người lớn trông coi. Những nơi thường xảy ra tai nạn, cần phải thành lập đội cứu hộ và các phương tiện cần thiết để cấp cứu. Đặt các biển báo nguy hiểm tại các bãi tắm biển, tắm sông.
Khi đi du lịch ở các vùng sông nước các bậc phụ huynh cần chuẩn bị các phao cứu sinh để lường trước những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
16
3
Nguyễn Nhật Thúy ...
28/12/2017 20:22:03
cấp cứu ban đầu khi bị chết đuối là:
Cấp cứu ngay ở dưới nước:
Túm gáy hoặc nắm tóc kéo đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước, tát mấy cái thật mạnh vào má nạn nhân để gây phản xạ hồi tỉnh và thở lại.
Nhanh chóng quàng tay qua nách, nâng gáy (bằng kiểu bơi ếch ngửa) hoặc gọi thêm người hỗ trợ đưa nạn nhân vào bờ.
2
0
Trịnh Quang Đức
28/12/2017 20:22:06
Trả lời: Cấp cứu nạn nhân chết đuối:
– Khi thấy một người đang hốt hoảng trên mặt nước hãy nhanh chóng thảy cho họ bất cứ thứ gì có thể giúp họ bám vào và nổi lên được. Nếu chỉ có một mình và 2 tay không, nếu không phải là một nhân viên cấp cứu nhiều kinh nghiệm thì bơi ra cứu nạn nhân là điều rất mạo hiểm dù là một tay bơi giỏi vì trong cơn hoảng loạn cực độ, nạn nhân thường có khuynh hướng vùng vẫy, níu kéo rất chặt gây khó khăn cho người cấp cứu và có nguy cơ làm chết đuối luôn cả hai. Nên ném cho nạn nhân một phao nổi trước cho nạn nhân bám vào, sau đó mới cho nạn nhân bám vào ngưới cứu hộ.
– Sau khi đem nạn nhân lên bờ, hãy nhanh chóng gọi điện thoại số cấp cứu 115 và tiến hành làm hô hấp nhân tạo bằng phương pháp miệng qua miệng vì đó là phương pháp hữu hiệu nhất. Não người sẽ bị tổn thương hoặc chết nếu nạn nhân ngưng thở từ 4-6 phút.
Với ngạt nước, sơ cứu tại chỗ và đúng kỹ thuật là những yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến sự sống còn và khả năng bị di chứng não của người bị nạn.
– Trường hợp nạn nhân đã ngừng thở, ngừng tim thì nhanh chóng dốc ngược đầu nạn nhân cho nước trong đường thở thoát ra hết; sau đó đặt nạn nhân trên mặt phẳng cứng, ngửa cổ nạn nhân ra sau, móc hết đàm nhớt, dị vật trong miệng nạn nhân ra, một tay đặt lên trán nạn nhân, bịt mũi nạn nhân bằng bằng ngón trỏ và ngón cái, sau đó hít sâu, áp miệng người cấp cứu vào miệng nạn nhân thổi 2 hơi đầy; để lồng ngực tự xẹp và thổi tiếp lần thứ hai. Thực hiện cho đến khi nạn nhân thở được hoặc có xe cấp cứu đến.
Nếu nạn nhân bị ngưng tim nên tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực song song với hô hấp nhân tạo.
– Đặt người bị nạn nằm ở chỗ khô ráo, thoáng khí. Nếu bất tỉnh, hãy kiểm tra xem có còn thở không bằng cách quan sát sự di động của lồng ngực. Nếu lồng ngực không di động tức là đã ngưng thở; thổi ngạt miệng qua miệng 2 cái chậm. Nếu sau đó vẫn chưa thở lại được hoặc còn tím tái và hôn mê thì xem như tim đã ngưng đập, cần ấn tim ngoài lồng ngực ngay. Ấn vào vùng nửa dưới xương ức theo cách như sau:
– Dùng 2 ngón tay cái (đối với trẻ dưới 1 tuổi) ấn ở vị trí giữa và dưới đường nối hai đầu vú 1 khoát ngón tay (tức khoảng bằng bề ngang một ngón tay).
– Dùng 1 bàn tay (đối với trẻ từ 1-8 tuổi) hoặc 2 bàn tay đặt chồng lên nhau (đối với trẻ hơn 8 tuổi và người lớn) ấn vào phía trên mỏm ức 2 khoát ngón tay.
– Phối hợp ấn tim và thổi ngạt theo tỷ lệ 5/1 (đối với trẻ ) hoặc 15/2 (đối với người lớn). Cần lưu ý là vẫn phải tiếp tục thực hiện các động tác cấp cứu này trên đường chuyển người bị nạn tới cơ sở y tế, cho đến khi tự thở lại được hoặc chắc chắn đã chết.
– Việc cấp cứu này đôi khi phải mất hàng giờ hoặc lâu hơn. Nếu lồng ngực còn di động tức là còn tự thở được, hãy đặt nằm ở tư thế an toàn, nghĩa là nằm nghiêng một bên để nếu nôn ói thì chất nôn dễ dàng thoát ra ngoài và không trào ngược vào phổi, gây viêm phổi.
6
0
Bạch Ca
08/01/2018 19:24:36
 Chết đuối:
a) Đại cương: Người không biết bơi khi ngã xuống nước, bị nước nhán chìm chỉ sau 2 – 3 phút sẽ ngạt thở.
b) Triệu chứng:
- Giãy giụa, sặc trào nước, tim còn đập
- Mê man, tím tái
- Trắng bệch, tím xanh và đồng tử dãn
c) Cấp cứu ban đầu và cáh đề phòng:
* Cấp cứu ban đầu:
- Loại bỏ nguyên nhân gây ngạt
- Dốc nước ra khỏi dạ dày và khai thông đường hô hấp
- Làm hô hấp nhân tạo
- Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cở y tế gần nhất
* Cách đề phòng:
- Chấp hành nghiêm những qui định.
- Tập bơi.
- Quản lí trẻ em không cho chơi gần những nơi ao, hồ.
7. Say nóng, say nắng:
a) Đại cương:
Là tình trạng rối loạn điều hòa nhiệt độ do môi trường nóng, nắng gây nên, cơ thể không tự điều hòa nhiệt độ được nữa.
b) Triệu chứng:
- Chuột rút: tay, chân đến lưng, bụng.
- Nhức đầu, chóng mặt, mệt mõi, chân tay rã rời, khó thở.
+ Sốt cao 40 – 42­­­­­ độ.
+ Mạch nhanh.
+ Thở nhanh.
+ Choáng ván, buồn nôn, ngất, hôn mê, co giật…
c) Cấp cứu ban đầu và cách đề phòng:
* Cấp cứu ban đầu:
- Đưa nạn nhân vào nơi thoáng mát, bóng râm.
- Cởi bỏ quần áo.
- Quạt mát, chườm lạnh.
- Cho uống nước đường và muối hoặc oresol.
- Chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.
* Cách đề phòng
- Không làm việc, luyện tập TDTD dưới trời nắng gắt.
- Bảo đảm thông gió, đội mũ khi trời nắng.
- Ăn, uống đủ nước, muối khoáng
- Luyện tập để làm quen và thích nghi với môi trường.
1
0
Bạch Ca
09/01/2018 18:33:59
– Khi thấy một người đang hốt hoảng trên mặt nước hãy nhanh chóng thảy cho họ bất cứ thứ gì có thể giúp họ bám vào và nổi lên được. Nếu chỉ có một mình và 2 tay không, nếu không phải là một nhân viên cấp cứu nhiều kinh nghiệm thì bơi ra cứu nạn nhân là điều rất mạo hiểm dù là một tay bơi giỏi vì trong cơn hoảng loạn cực độ, nạn nhân thường có khuynh hướng vùng vẫy, níu kéo rất chặt gây khó khăn cho người cấp cứu và có nguy cơ làm chết đuối luôn cả hai. Nên ném cho nạn nhân một phao nổi trước cho nạn nhân bám vào, sau đó mới cho nạn nhân bám vào ngưới cứu hộ.
– Sau khi đem nạn nhân lên bờ, hãy nhanh chóng gọi điện thoại số cấp cứu 115 và tiến hành làm hô hấp nhân tạo bằng phương pháp miệng qua miệng vì đó là phương pháp hữu hiệu nhất. Não người sẽ bị tổn thương hoặc chết nếu nạn nhân ngưng thở từ 4-6 phút.
Với ngạt nước, sơ cứu tại chỗ và đúng kỹ thuật là những yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến sự sống còn và khả năng bị di chứng não của người bị nạn.
– Trường hợp nạn nhân đã ngừng thở, ngừng tim thì nhanh chóng dốc ngược đầu nạn nhân cho nước trong đường thở thoát ra hết; sau đó đặt nạn nhân trên mặt phẳng cứng, ngửa cổ nạn nhân ra sau, móc hết đàm nhớt, dị vật trong miệng nạn nhân ra, một tay đặt lên trán nạn nhân, bịt mũi nạn nhân bằng bằng ngón trỏ và ngón cái, sau đó hít sâu, áp miệng người cấp cứu vào miệng nạn nhân thổi 2 hơi đầy; để lồng ngực tự xẹp và thổi tiếp lần thứ hai. Thực hiện cho đến khi nạn nhân thở được hoặc có xe cấp cứu đến.
Nếu nạn nhân bị ngưng tim nên tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực song song với hô hấp nhân tạo.
– Đặt người bị nạn nằm ở chỗ khô ráo, thoáng khí. Nếu bất tỉnh, hãy kiểm tra xem có còn thở không bằng cách quan sát sự di động của lồng ngực. Nếu lồng ngực không di động tức là đã ngưng thở; thổi ngạt miệng qua miệng 2 cái chậm. Nếu sau đó vẫn chưa thở lại được hoặc còn tím tái và hôn mê thì xem như tim đã ngưng đập, cần ấn tim ngoài lồng ngực ngay. Ấn vào vùng nửa dưới xương ức theo cách như sau:
– Dùng 2 ngón tay cái (đối với trẻ dưới 1 tuổi) ấn ở vị trí giữa và dưới đường nối hai đầu vú 1 khoát ngón tay (tức khoảng bằng bề ngang một ngón tay).
– Dùng 1 bàn tay (đối với trẻ từ 1-8 tuổi) hoặc 2 bàn tay đặt chồng lên nhau (đối với trẻ hơn 8 tuổi và người lớn) ấn vào phía trên mỏm ức 2 khoát ngón tay.
– Phối hợp ấn tim và thổi ngạt theo tỷ lệ 5/1 (đối với trẻ ) hoặc 15/2 (đối với người lớn). Cần lưu ý là vẫn phải tiếp tục thực hiện các động tác cấp cứu này trên đường chuyển người bị nạn tới cơ sở y tế, cho đến khi tự thở lại được hoặc chắc chắn đã chết.
– Việc cấp cứu này đôi khi phải mất hàng giờ hoặc lâu hơn. Nếu lồng ngực còn di động tức là còn tự thở được, hãy đặt nằm ở tư thế an toàn, nghĩa là nằm nghiêng một bên để nếu nôn ói thì chất nôn dễ dàng thoát ra ngoài và không trào ngược vào phổi, gây viêm phổi.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Giáo dục Quốc phòng và An ninh Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k