Mỗi sự vật, hiện tượng đều là một thể thống nhất của 2 mặt chất và lượng và chúng có quan hệ hữu cơ với nhau. Phép biện chứng duy vật đã đưa ra và sử dụng các khái niệm: chất, lượng, thuộc tính, độ, điểm nút, bước nhảy để diễn đạt mối quan hệ giữa chất và lượng trong sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng – cách thức vận động, phát triển.
-
Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng+ Từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất. Sự thống nhất giữa chất và lượng tồn tại trong một độ nhất định khi sự vật còn là nó chưa trở thành cái khác. Trong mối quan hệ giữa chất và lượng thì chất là mặt tương đối ổn đinh, còn lượng là mặt biến đổi hơn. Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Song không phải bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng dẫn đến sự thay đổi về chất ngay tức khắc, mặc dù bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng ảnh hưởng đến trạng thái tồn tại của sự vật. Chỉ khi nào lượng biến đổi đến một giới hạn nhất định (điểm nút) thì mới dẫn đến sự thay đổi về chất. Sự thay đổi căn bản về chất được gọi là bước nhảy. Như vậy, khi lựợng biến đổi đến điểm nút thì diễn ra bước nhảy, chất mới ra đời thay thế cho chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ, nhưng rồi những lượng mới này lại tiếp tục biến đổi đến điểm nút mới lại xảy ra bước nhảy mới. Cứ như vậy, quá trình vận động, phát triển của sự vật diễn ra theo cách thức từ những thay đổi về lựợng dẫn đến những thay đổi về chất một cách vô tận. Đó là quá trình thống nhất giữa tính tuần tự, tiệm tiến, liên tục với tính gián đoạn, nhảy vọt trong sự vận động, phát triển.
+ Sự tác động trở lại của chất đối với lượng. Khi chất mới ra đời, nó không tồn tại một cách thụ động, mà có sự tác động trở lại đối với lượng, được biểu hiện ở chỗ, chất mới sẽ tạo ra một lượng mới cho phù hợp với nó để có sự thống nhất mới giữa chất là lượng. Sự quy định này có thể được biểu hiện ở quy mô, nhịp độ và mức độ phát triển mới của lượng.
Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng1. Chất là gì? Chất là khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cỏ bản vốn có của sự vật, hiện tượng tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó phân biệt nó với các sự vật khác
2. Lượng là gì? Lượng là khái niệm chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật và hiện tượng về trình độ phát triển (cao thấp), Quy mô (to, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm)…số lượng của sự vật và hiện tượng
3. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất.Nhận xét về mối quan hệ giữa sự biến đổi lượng dẫn đến sự biến đổi chất
Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất. Ví dụ : Nước Rắn Lỏng Hơi
-Sự biến đổi dần dần về lượng vượt qua giới hạn “độ” dẫn đến sự biến đổi về chất tại điểm “nút”
Lưu ý: Độ là giới hạn mà ở đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi chất của sự vật, hiện tượng.
Nút là giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng.
- Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất
Một cơn áp thấp nhiệt đới sức gió mạnh dần lên đến cấp 7sẽ trở thành bão
- Lấy một số ví dụ về sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất qua ca dao tục ngữ?
“Có công mài sắc, có ngày nên kim” “Nước chảy đá mòn” “Cả giận mất khôn”
“Tích tiểu thành đại”
Chất mới ra đời bao hàm một lượng mới tương ứng
- Chất mới ra đời hình thành một lượng mới phù hợp với lượng đó