Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nghĩ về nét đẹp ân tình thủy chung của con người Việt Nam qua bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt và Ánh trăng của Nguyễn Duy

8 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
53.599
173
43
Trinh Le
28/12/2016 13:27:36
- "Đừng đánh mất quá khứ vì với quá khứ, người ta xây dựng tương lai" (Anatole France). Thật vậy, "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn" đó là truyền thống lâu đời của con người Việt Nam. Truyền thống ấy đã được nhắc đến rất nhiều trong các tác phẩm văn học từ bao đời nay.
- Nổi bật là hai bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy và "Bếp lửa" của Bằng Việt.
- Qua các tác phẩm, các tác giả đã kín đáo bộc lộ những suy nghĩ, những chiêm nghiệm về một lẽ sống ân nghĩa thuỷ chung cao quí trong cuộc đời mỗi con người.

II. Thân bài:
1. Khái quát ( Dẫn dắt vào bài )
- Hoàn cảnh sáng tác: Bằng Việt và Nguyễn Duy đều đã từng sống, trải qua những năm tháng khó khăn, thiếu thốn, khốc liệt của chiến tranh và được cưu mang, đùm bọc,sẻ chia…-> khi viết những tác phẩm này, hai nhà thơ đã được hưởng cuộc sống hoà bình, ấm no, hiện đại.
- Gợi nhắc đạo lí về lòng biết ơn, lối sống ân nghĩa, thuỷ chung đối với mỗi người.Dù là lòng thương nhớ, biết ơn bà hay ân tình với nhân dân, đất nước thì đều có chung một nét đẹp nhân văn - đạo lí uống nước nhớ nguồn.

2. Nét đẹp ân nghĩa, thuỷ chung trong bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt.
* Đó là tình cảm của người cháu đối với bà khi đã trưởng thành, xa nhà. Nơi đất khách nhưng người cháu vẫn đau đáu nhớ về bà, nhớ về những năm tháng tuổi thơ xa cách cha mẹ, gắn bó với bà. Những năm tháng đói khổ được bà chăm sóc. 
- Cháu nhớ bà, xót xa, thương cảm thấu hiểu cuộc đời của bà cơ cực, gian nan mà giàu đức hi sinh.
- Kỉ niệm thời thơ ấu bên bà: Bà chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ cháu.
- Cuộc sống khó khăn, cuộc đời nhiều gian khổ nhưng tấm lòng bà vẫn bền bỉ, mênh mông, giàu đức hi sinh.
- Người cháu không nguôi nhớ về bà, nhớ về quê hương cội nguộn
=> Hình ảnh "bếp lửa" bình dị, thân thuộc=> hình ảnh kỉ niệm tuổi thơ, gian khó nhọc nhằn, ấm áp tình bà cháu, xóm làng=>hình ảnh quê hương, cội nguồn – nỗi nhớ trong lòng người xa quê.
=> Khẳng định giá trị nghệ thuật của bài thơ nhé!

3. Nét đẹp ân nghĩa, thuỷ chung trong bài thơ "Ánh trăng" của Bằng Việt.
* Trong bài thơ này, truyền thống ân nghĩa, thuỷ chung được thể hiện qua lời tâm tình của nhân vật trữ tình.
- Gợi nhớ kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ gắn bó với thiên nhiên, quê hương.
- Trân trọng những sẻ chia trong những năm tháng gian lao, vất vả ở những năm tháng chiến tranh.
=> Ánh trăng là hình ảnh của thiên nhiên, là người bạn tri kỉ là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, vẻ đẹp vĩnh hằng của cuộc sống.
- Nhắc nhở, thức tỉnh con người lối sống ân tình, ân nghĩa,đừng bao giờ lãng quên quá khứ.

4. Nhận xét, đánh giá:
- Mỗi bài thơ là một hình ảnh, một mạch cảm xúc nhưng đều sâu lắng, thiết tha.
- Cả hai bài thơ đều khẳng định: hãy sống ân tình, thuỷ chung với quê hương, với quá khứ, với lịch sử và nhân dân. Chẳng ai hạnh phúc nếu không biết trân trọng, tri ân và chung thuỷ với quá khứ.

III. Kết bài:
"Ánh trăng" của Nguyễn Duy, "Bếp lửa" của Bằng Việt gợi lại bao suy nghĩ , chiêm nghiệm về một lẽ sống ân nghĩa thủy chung cao quý trong cuộc đời. Có bao giờ ta tự hỏi tại sao cũng chỉ là những hình ảnh quen thuộc thôi mà con người lại có thể nhìn thấy bao điều? Nó níu giữ con người khỏi bị trôi trượt đi bởi những lo toan tất bật hằng ngày, nó bảo vệ con người khỏi những cám dỗ tầm thường. Và trên hết, nó luôn hướng con người đến những giá trị bền vững của cuộc sống.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
39
18
NoName.154307
01/01/2018 19:56:37
mở bài hay hay sao ak
cảm ơn nhak
20
35
NoName.258615
07/05/2018 21:04:08
Ánh trăng sao lại của Bằng Việt
41
16
Nguyễn Tấn Hiếu
22/05/2018 07:43:55
Gợi ý :
Triển khai bày tỏ cảm nhận về nét đẹp ân tình, chung thuỷ của con người Việt Nam qua hai bài thơ trên cơ sở những ý chính sau:

1. Trong bài thơ “Bếp lửa”, nét đẹp ân tình, chung thuỷ được thể hiện trong tấm lòng của người cháu yêu thương và nhớ ơn bà khi đã khôn lớn trưởng thành:
♦ Khi đã trưởng thành, sống trong điều kiện sung túc, người cháu vẫn nhớ về những năm tháng tuổi thơ xa cha mẹ, sống bên bà, trong tình yêu thương chăm sóc của bà. Lời tự nhắc của cháu cuối bài thơ đã thể hiện tấm lòng biết ơn với bà.
♦ Cháu (nhân vật trữ tình) xót xa, thương cảm, thấu hiểu cuộc đời bà nhiều gian nan cơ cực:
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa…
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa…
♦ Cháu khẳng định công lao to lớn của bà, ngọn lửa từ tay bà nhóm lên trở thành ngọn lửa thiêng liêng kì diệu trong tâm hồn cháu, toả sáng, sưởi ấm và soi rọi suốt cuộc đời cháu:
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm…
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
2. Trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, nét đẹp ân tình chung thuỷ được thể hiện qua tâm tình và lời nhắn nhủ của người chiến sĩ sau những năm tháng trở về từ cuộc kháng chiến:

♦ Anh (nhân vật trữ tình) nhắc lại những kỉ niệm gắn bó với vầng trăng, với thiên nhiên nghĩa tình trong quá khứ:
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ.

♦ Anh nghĩ lại những tháng ngày đầu tiên trở về thành phố, quen dần với cuộc sống hào nhoáng, anh đã lãng quên và quay lưng với quá khứ, với những năm tháng gian lao, sâu nặng ân nghĩa vừa trải qua:
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường.
♦ Anh giật mình, thức tỉnh lương tâm khi mặt người và mặt trăng đối diện nhau, quá khứ ùa về trong tâm thức:
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
nhủ là sông là rừng.
♦ Anh suy ngẫm và nhắn nhủ với mọi người: nhân dân, đất nước luôn độ lượng vị tha, tràn đầy ân nghĩa. Hãy biết sống ân tình chung thuỷ với quá khứ, với lịch sử, với nhân dân và đất nước. sự “giật mình” của anh đã nói được điều đó.
▪ Khái quát: Nét đẹp ân tình, chung thuỷ trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền thống ấy bao trùm cách sống, cách ứng xử của con người Việt Nam trong mọi quan hệ. Từ mối quan hệ gia đình như tình bà cháu trong bài “Bếp lửa” đến mối quan hệ với quá khứ, với lịch sử, với nhân dân và đất nước như người chiến sĩ trong bài “Ánh trăng”.
3. Vài nét về nghệ thuật thể hiện:
• “ Bếp lửa”: - Thể thơ tám chữ, âm hưởng giọng điệu tha thiết, hình ảnh thơ (bà, bếp lửa…) bình dị mà gợi cảm, có sức lay động tâm hồn…
• “Ánh trăng”: - Thể thơ năm chữ, giọng điệu tâm tình nhẹ nhàng sâu lắng mà chất chứa suy tư day dứt, hình tượng vầng trăng, ánh trăng mang tính biểu tượng gợi những suy tưởng sâu xa…
18
28
NoName.368574
28/11/2018 09:02:02
Toàn mấy bài copy trên mạng. Quả là cánh bướm dối gian
11
13
1
8
NoName.608115
11/11/2019 22:29:58
hello
5
0
Thùy Trang
03/01/2020 14:20:03
Ánh trăng của Nguyễn Duy mà

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×