Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận câu ca dao: Tháp mười đẹp nhất bông sen, Việt nam đẹp nhất có tên Bác Hồ

4 trả lời
Hỏi chi tiết
34.281
25
19
Nguyễn Trần Thành ...
13/02/2017 13:14:19
Nhắc đến câu thơ “Tháp Mười đẹp nhất bông sen/Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”, ai cũng liên tưởng ngay đến vùng Đồng Tháp Mười. Nơi đây, sen trở thành biểu tượng cho sự sống của người dân Đồng Tháp nói chung, khu vực ĐBSCL nói riêng.

Theo sử sách để lại, mùa hè năm 1946, trong một lần gặp các nhà thơ, nhà văn, đồng chí Lê Duẩn lúc ấy là Bí thư Trung ương Cục, Bí thư Xứ ủy Nam bộ đã căn dặn các nhà thơ, nhà văn phải sáng tác cho đồng bào miền Nam biết về Cụ Hồnhiều hơn.

Sau đó, nhà thơ Bảo Định Giang đang hoạt động bí mật ở nhà một nông dân trong vùng Đồng Tháp Mười. Một buổi sáng sớm, ông nhìn ra cánh đồng thì thấy hàng nghìn hoa sen đong đưa trong gió nở rực một góc trời. Trong lòng đầy cảm xúc, ông xuất khẩu thành thơ:

Tháp Mười đẹp nhứt bông sen
Việt Nam đẹp nhứt có tên Cụ Hồ
Bông sen dành để lễ chùa
Cụ Hồ mãi mãi tôn thờ trong tâm
(nguyên gốc)

Bài thơ này nhanh chóng được truyền miệng và được in trên sách báo phổ biến khắp vùng Đồng Tháp Mười. Đến năm 1948, phái đoàn từ miền Nam đem ra Việt Bắc tặng Trung ương Đảng và bài thơ nổi tiếng đi vào lòng người với hai câu đầu.

Nhà thơ Bảo Định Giang có tên thật là Nguyễn Thanh Danh. Ông sinh năm 1919, tại xã Mỹ Thiện, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Ông qua đời lúc 6h20 ngày 1/2/2005 tại Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM). Hưởng thọ 87 tuổi.

Trong thời kỳ chống Pháp, ông hoạt động thông tin, báo chí ở chiến trường Đông Nam bộ. Ông đã từng kinh qua các chức vụ: Phó tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam, Vụ phó Vụ Văn nghệ Ban Tuyên huấn Trung ương, Tổng biên tập Báo Văn nghệ, Phó chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật TP HCM, Tổng biên tập Báo Văn nghệ TP HCM.

Ông đã được tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì và nhiều huân chương cao quý khác. Ông đã xuất bản trên 30 tác phẩm gồm: Ca dao, thơ, kịch bản, nghiên cứu, phê bình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
48
14
Nguyễn Thị Mai Trang
13/02/2017 13:14:33
Từ khi cất tiếng chào đời cho đến khi trưởng thành, người Việt Nam đã nghe không biết bao nhiêu câu ca dao, tục ngữ qua lời ru của me, câu chuyện của bà... mỗi câu ca dao, tục ngữ đều mang một ý nghĩa hoặc giáo dục, hoặc ngợi ca những điều bình thường trong cuộc sống. Và từ cái kho ngôn ngữ dân gian bất tận ấy, câu ca dao:

"Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ".

Vút lên như một khúc ca ca ngợi Bác Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, người cha, người thầy của biết bao thế hệ Việt Nam.
Tự lúc nào, hình ảnh Bác được ví như một hoa sen. Mà lại là hoa sen của Đồng Tháp Mười, hoa sen đẹp nhất. Sen là một loại hoa mang ý nghĩa cao quý vì "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Sen đã đi vào thơ ca một cách thật tự nhiên mà cũng thật sâu sắc.

"Tháp Mười đẹp nhất bông sen". Câu hát thật giản dị mà lại vẽ cho chúng ta một bức tranh giàu màu sắc. Một đầm sen đang trải dài trước mắt với bao bông sen trắng, hồng xen lẫn màu nhuỵ vàng và màu lá xanh tươi thắm. Thêm vào đó, hương sen lại thoang thoảng đầy múi hương thật ngọt ngào thấm đượm tình quê hương dân tộc. Sen là một cái gì đó thật gần gũi mà cao quý, đơn giản mà đẹp xinh. Cái độc đáo trong câu ca dao là đã so sánh hình ảnh Bác Hồ với hình ảnh hoa sen. Bác cũng cao quý như qua sen. Sen mọc trong bùn hôi tanh mà cành lá vẫn xanh tươi, hương vẫn toả ngọt ngào. Còn Bác thì biết bao nam bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, sống thật gian lao, tiếp xúc với biết bao loại người phức tạp mà Người vẫn rạng rỡ với những đức tính quý báu, những tư tưởng cao đẹp. Trải qua bao bước thăng trầm, Người vẫn là Người, một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam và là một vĩ nhân của thế giới.

​Nếu như ở Tháp Mười, bông sen là đẹp nhất thì Việt Nam này đẹp nhất là tên Bác Hồ. Cách so sánh thật độc đáo là cho chúng ta càng thấy rõ cái cao quý của Bác Hồ. Hình ảnh Bác Hồ lúc nào cũng ngời toả rạng trên non sông Việt Nam. Câu ca dao thật giản dị nhưng lại chứa đầy tình cảm yêu kính của nhân dân miền Nam dành cho Bác. Đã có bao bài thơ, bài hát viết ca ngợi Bác nhưng câu ca dao mộc mạc này lại cho chúng ta gần gũi bác hơn. Điệp ngữ "đẹp nhất" trong câu ca dao như khắc họa thêm tính cách con người Bác. Cách so sánh thật đơn sơ với những lời lẽ không trau chuốt, giản dị nhưng lại mang ý nghĩa sâu xa. Bác được ví như những gì đẹp nhất, cao quý nhất trên đời. Bác gắn bó với chúng ta cũng như hoa sen gắn bó với cuộc sống con người. Hoa sen làm đẹp cho đời bằng sắc hương cao quý của nó thì Bác lại mang cho đời những gì tươi đẹp nhất bằng những tư tưởng, hành động cao quý của mình. Bác vẫn đời đời sống mãi, đạm đà như hương sắc của hoa sen trong lòng miền Nam. nếu như so sánh Bác với hình ảnh "Mặt Trời" như nhà thơ Viễn Phương đã từng so sánh, hoặc "sao Bắc Đẩu", "vừng Thái Dương" và hàng loạt những hình ảnh mang ý nghĩa cao đẹp khác, chúng ta vẫn cảm thấy chưa thật gần gũi bác. Bác trong những hình ảnh so sánh đó thật cao quý nhưng đồng thời lại như xa hơn. Mặt Trời và sao sáng tuy mang ý nghĩa gần gũi trong cuộc sống nhưng có lúc nào ta được cầm trong tay đâu? Còn hoa sen lại là một điều quá gần gũi, chúng ta có thể nâng niu được. Vì vậy cách so sánh trong câu ca dao này đã làm cho Bác thật gần gũi với chúng ta, bên cạnh chúng ta mãi mãi.
Câu ca dao là một bài ca chứa chan tình cảm, tình yêu của người miền Nam kính dâng lên Bác. Qua câu ca dao này chúng ta thấy hình ảnh Bác càng cao đẹp hơn, gần gũi hơn. Bác muôn đời là hoa sen đẹp nhất, là những gì cao quý nhất, sáng ngời nhất của nước Việt Nam.
20
7
Trần Thanh Thảo
13/02/2017 20:11:25
Là người Việt nam, ai chẳng thuộc câu thơ nức lòng người của nhà thơ Bảo Định Giang viết về đồngTháp Mười những năm kháng chiến:

Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.

Ca ngợi Tháp Mười và những đoá sen nhưng lại chính là ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của dân tộc. Câu thơ bất hủ ấy đã đi vào đời sống như một câu ca dao và cũng như một chân lý của người Việt khiến cho tôi lúc nào cũng ước ao được một lần đến Tháp Mười. Không phải trong mơ mà đã là sự thật khi chúng tôi được Sở VHTT Đồng Tháp đưa về thăm gò Tháp Mười vào một buổi chiều đầu đông 2007. Dưới sự nhiệt tình thuyết minh và hướng dẫn của Giám đốc Ban quản lý di tích Nguyễn Hữu Lý và một cô gái có cái tên Nam bộ rất dễ thương Bé Tư, Đồng Tháp Mười hiện ra trong mắt chúng tôi với muôn vàn ấn tượng đẹp.

Di tích lịch sử Gò Tháp Mười rộng chừng 300 ha nằm trên địa phận xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười. Đây không chỉ là di tích lịch sử và khảo cổ mà còn là một khu du lịch sinh thái lý tưởng của tỉnh Đồng Tháp. Hiện nay dù gò Tháp Mười còn khá hoang sơ để bảo tồn môi trường sinh thái, nhưng tại đây đã có 5 di tích quốc gia và một số lễ hội truyền thống đã được khai thác và sử dụng. Đầu tiên phải kể đến  ba di tích gắn với tín ngưỡng và lịch sử vùng đất này, đó là đền thờ Đốc Binh Kiều, Miếu Bà Chúa Xứ và chùa Tháp Linh. Theo lời của Bé Tư, Đốc Binh Nguyễn Tấn Kiều và ông Võ Di Dương là hai nhân vật có công lớn trong thời kỳ chống Pháp . Đốc binh Kiều sau khi chết và an táng tại đây, hàng năm nhân dân địa phương mở hội vào rằm tháng mười một âm lịch để tưởng nhớ công của vị đốc binh anh hùng này. Miếu Bà Chúa Xứ ở đây tuy không lớn bằng Miếu Bà Chúa Xứ ở núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh, nhưng mỗi năm vào dịp lễ hội được tổ chức vào tháng ba âm lịch, hàng trăm ngàn người từ nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh đổ về dự hội. Như lễ hội tháng ba âm lịch năm 2007 này, đã có 160 ngàn lượt khách đến tham quan và dự hội. Tuy Ban QLDT chưa thu vé phí vào tham quan, nhưng số tiền thu được từ du khách về dự hội cúng tiến tại các di tích đương nhiên cũng khá lớn. Tổng lượng du khách đến trong hai kỳ lễ hội tại Gò Tháp năm 2007 là 250 ngàn lượt người. Dự báo đến năm 2010, lượng khách du lịch đến Gò Tháp sẽ là 500 ngàn lượt người. Theo lời của cô gái Bé Tư kể, tại đây còn lưu truyền một số truyền thuyết về các nhân vật Đốc binh Kiều, về Miếu triệu Hoàng Cô thờ em gái của Vua Gia Long, và đặc biệt là truyền thuyết về Bào Tiên, nơi có những tiên nữ thấy cảnh đẹp Tháp Mười tuyệt vời đã bay về tắm... làm cho khu Tháp Mười vốn đã đẹp lại  thêm phần kỳ ảo hấp dẫn. Đằng sau ngôi chùa cổ Tháp Linh, có một giếng nước đã có từ lâu tương truyền rằng tại giếng nước này cứ mỗi ngày lại thay đổi mấy lần màu sắc. Cũng tại đây, Bảo tàng tổng hợp tỉnh Đồng Tháp đã phát hiện và khai quật điểm di chỉ văn hoá vương quốc Phù Nam thế kỷ IV đến VIII sau công nguyên với rất nhiều di tích và hiện vật có giá trị như : di tích kiến trúc, di tích mộ táng, các hiện vật tượng cổ, linga, yoni, đồ gốm v.v... Những hiện vật này đã gây sự bất ngờ khi chúng tôi đến tham quan tại Bảo tàng tổng hợp tỉnh Đồng Tháp. Điều đó nói rằng chủ nhân của nó- những công dân của vương quốc Phù Nam xưa kia đã từng có một đời sống khá phát triển tại chính vùng Tháp Mười này.

Mặc dù thời gian rất ít chúng tôi cũng tranh thủ vừa chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngôi đền cổ thờ Đốc binh Kiều, ngôi chùa Pháp Linh và lễ Phật lại vừa muốn tận hưởng cái thú khi ngồi thuyền ba lá bơi trong đồng Tháp Mười. Ước muốn của chúng tôi lập tức được Bé Tư đáp ứng mặc dù đã chạng vạng chiều. Mùa này ở đồng Tháp Mười mau tối, chúng tôi khẩn trương lên chiếc xuồng ba lá và bơi vào sâu trong cánh đồng. Tháp Mười đã cuối mùa sen, chỉ còn lác đác những đoá sen nở muộn nhưng với tôi chỉ như thế cũng đã đủ để cảm nhận được cái thú của con người khi bơi trong đầm sen rộng mênh mông có bơi cả tiếng đồng hồ cũng chưa hết. Gió Tháp Mười mát rượi mang theo hương vị nồng nồng của mùi cây lá mục và thoang thoảng hương thơm của vạt tràm mọc xen lẫn trong đầm sen. Chỉ có sự thanh tao và sung sướng vì đã được đắm mình trong đầm sen, cọ sát với những tầng sen mọc san sát, thỉnh thoảng tôi còn vít những đoá sen xuống mà ngửi cho thoả thích. Cả đầm sen rộng bỗng náo động chỉ bởi vài con người chúng tôi chốc chốc lại hú lên sung sướng khi tìm thấy một đoá sen đẹp hay một tổ chim. Lãng mạn quá, chúng tôi không thể tưởng tượng ngày xưa nơi đây từng là địa bàn che giấu mọi hoạt động của quân giải phóng. Nơi đây từng in dấu chân hoạt động bí mật của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng ta như: Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Trần Văn Trà; lại càng không tưởng tượng được những trận càn bằng máy bay trực thăng của Mỹ- Nguỵ đã lật tung từng vạt tràm, từng vạt sen để tìm Việt Cộng. Thời gian khổ và đau thương đó đã qua rồi nhưng dù sao dư âm hào hùng của cuộc chiến đấu đó cũng chính là niềm mong ước cháy bỏng để trong đời phải có ít nhất một lần vào bơi trong đầm sen Tháp Mười. Cái ít nhất một lần ấy là đáng lắm, quý lắm để nhớ về thời xa xưa chống Mỹ oanh liệt, cha anh ta đã gian khổ và anh dũng như thế nào! Bởi đây cũng chính là bối cảnh để câu ca : Tháp Mười đẹp nhất bông sen, Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ ra đời. Dẫu sao cũng đến lúc phải lên bờ về thành phố Cao Lãnh vì trời đã sắp tối.

Theo lời anh Lý giám đốc, Gò Tháp Mười đã được quy hoạch xong. Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch cũng đã có công văn đồng ý, việc xây dựng và đầu tư các hạng mục sẽ thi công vào năm 2008. Toàn bộ khu gò Tháp Mười hiện nay được chia thành 4 khu. Khu A có diện tích 48,7 ha là khu vui chơi giải trí. Tại khu này sẽ có Tháp sen 10 tầng cao tới 79 m tượng trưng cho tuổi thọ 79 của Bác Hồ. Tháp sen sẽ được khánh thành vào năm 2010 nhân dịp kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Bác Hồ. Trong khu này sẽ có các nhà hàng ẩm thực vùng đồng Tháp Mười và nhiều điểm để vui chơi. Khu B có diện tích rộng 30 ha là khu bảo tồn và trưng bày động vật hoang dã vùng Tháp Mười. Khu C có diện tích rộng 51,7 ha là khu bảo tồn, giới thiệu các di tích lịch sử, di tích danh thắng, di tích tín ngưỡng của vùng Tháp Mười. Khu D có diện tích rộng 157 ha là khu sinh thái với nhiều lung sen, rừng tràm và sân chim, câu cá. Dự kiến nơi đây sẽ có cả một bệnh viện chữa bệnh bằng thuốc nam của vùng đồng Tháp Mười do Công ty cổ phần XNK y tế Domesco Đồng Tháp đứng ra đầu tư.

Tạm biệt Tháp Mười khi trời đã sâm sẩm, những vạt lúa trời mà thiên nhiên ưu đãi cho đồng Tháp Mười như còn muốn níu chân chúng tôi lại. Một ngày không xa nữa, Tháp Mười sẽ trở thành khu du lịch đa dạng và hấp dẫn đối với mọi du khách để rồi ai đã đến một lần vẫn muốn được mong có lần quay trở lại...
12
12
NoName.97324
24/10/2017 19:32:30
Nhắc đến câu thơ “Tháp Mười đẹp nhất bông sen/Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”

Cánh đồng sen tại khu du lịch Gò Tháp (xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp)

Nhắc đến câu thơ “Tháp Mười đẹp nhất bông sen/Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”, ai cũng liên tưởng ngay đến vùng Đồng Tháp Mười. Nơi đây, sen trở thành biểu tượng cho sự sống của người dân Đồng Tháp nói chung, khu vực ĐBSCL nói riêng.

Theo sử sách để lại, mùa hè năm 1946, trong một lần gặp các nhà thơ, nhà văn, đồng chí Lê Duẩn lúc ấy là Bí thư Trung ương Cục, Bí thư Xứ ủy Nam bộ đã căn dặn các nhà thơ, nhà văn phải sáng tác cho đồng bào miền Nam biết về Cụ Hồ nhiều hơn.

Sau đó, nhà thơ Bảo Định Giang đang hoạt động bí mật ở nhà một nông dân trong vùng Đồng Tháp Mười. Một buổi sáng sớm, ông nhìn ra cánh đồng thì thấy hàng nghìn hoa sen đong đưa trong gió nở rực một góc trời. Trong lòng đầy cảm xúc, ông xuất khẩu thành thơ:

Tháp Mười đẹp nhứt bông sen
Việt Nam đẹp nhứt có tên Cụ Hồ
Bông sen dành để lễ chùa
Cụ Hồ mãi mãi tôn thờ trong tâm
(nguyên gốc)

Bài thơ này nhanh chóng được truyền miệng và được in trên sách báo phổ biến khắp vùng Đồng Tháp Mười. Đến năm 1948, phái đoàn từ miền Nam đem ra Việt Bắc tặng Trung ương Đảng và bài thơ nổi tiếng đi vào lòng người với hai câu đầu.

Nhà thơ Bảo Định Giang có tên thật là Nguyễn Thanh Danh. Ông sinh năm 1919, tại xã Mỹ Thiện, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Ông qua đời lúc 6h20 ngày 1/2/2005 tại Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM). Hưởng thọ 87 tuổi.

Trong thời kỳ chống Pháp, ông hoạt động thông tin, báo chí ở chiến trường Đông Nam bộ. Ông đã từng kinh qua các chức vụ: Phó tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam, Vụ phó Vụ Văn nghệ Ban Tuyên huấn Trung ương, Tổng biên tập Báo Văn nghệ, Phó chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật TP HCM, Tổng biên tập Báo Văn nghệ TP HCM.

Ông đã được tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì và nhiều huân chương cao quý khác. Ông đã xuất bản trên 30 tác phẩm gồm: Ca dao, thơ, kịch bản, nghiên cứu, phê bình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo