Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hữu tình qua 2 khổ thơ

'Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng. '

'Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về '

3 trả lời
Hỏi chi tiết
990
0
0
Linh Nhi
12/04/2018 14:24:09
“Sang thu” là một áng thơ xinh xắn dâng tặng Nàng Thu của một thi nhân - một thi nhân yêu quý mùa thu như bao thi nhân khác - Hữu Thỉnh. Bài thơ có khổ thơ mở đầu thật hay:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về".
Những câu thơ mở đầu bài thơ giản dị đến bất ngờ:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se".
“Bỗng” là bỗng nhiên, là bất ngờ, bất chợt. Đặt chữ “bỗng” ở đầu khổ thơ, đầu bài thơ để tất cả giác quan của ta được đánh động, phải giật mình mà chú ý đón nhận mọi biến đổi của đất trời. Biến đổi đầu tiên thu hút sự chú ý của nhà thơ là mùi hương nồng nàn của trái ổi chín thơm lừng. Ổi đã bắt đầu ủ mình để chín tự bao giờ và cũng lặng lẽ toả hương tự bao giờ nhưng vào khoảnh khắc này hương ổi mới đủ nồng nàn đánh thức giác quan của thi nhân. Hương thơm ấy rất mạnh, rất nồng nàn, ngào ngạt có vậy mới “phả vào trong gió se”. Ổi phải chín đến nhường nào, thơm ngon đến nhường nào hương thơm của nó mới đủ mạnh để tạo ra một sự lan toả như vậy trong không gian. Thứ hương thơm ấy lại lan toả trong làn gió se nhè nhẹ ren rét. “Gió se” là gió heo may, chúng đến với nhân gian vào mỗi dịp đầu thu làm tẽ tê, gai gai những cánh tay trần mềm mại. Trước Cách mạng, Xuân Diệu đã từng mang gió se đến cho người đọc với những thoáng rùng mình ớn lạnh: “Những luồng run rẩy rung rinh lá”. Nhưng câu thơ của Hữu Thình lại dắt mùa thu đến bên ta êm ái, dịu dàng biết bao. Viết về những làn sương mùa thu, nhà thợ cũng có cách viết thật duyên dáng: “Sương chùng chình qua ngõ”. “Chùng chình” là cố ý làm chậm lại. Thủ pháp nhân hoá đã biến sương thành những cô bé, cậu bé nghịch ngợm đung đưa náu mình trong ngõ xóm, chùng chình chẳng muốn tan đi.
Làng quê yêu mến dìu bước chân thi nhân đi từ hương ổi đến gió se... Rồi khi lạc giữa làn mây sớm chùng chình thì nhà thơ không nén nổi niềm xúc động, ông khe khẽ thì thầm: “Hình như thu đã về”. Từ “hình như” diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng băn khoăn rất tinh tế của nhà thơ khi ngỡ ngàng nhận ra “thu đã về”
Khổ thơ đầu tiên của bài thơ “Sang thu” đặc biệt dịu dàng tinh tế, nó diễn tả những biến đổi tinh vi của đất trời và lòng người trong thời khắc giao mùa được chờ đợi rất nhiều trong năm: từ hạ chuyển sang thu. Khổ thơ đã góp phần quan trọng tạo nên bài thơ “Sang thu”, một áng thơ thu duyên dáng và tài tình trong thi đề mùa thu quen thuộc của văn học Việt Nam.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Linh Nhi
12/04/2018 14:28:29
Mùa xuân, đó có thế gọi là một khoảng thời gian tươi đẹp nhất trong năm. Nói đến mùa xuân là ta dường như đang nói đến lòng yêu đời đang cuồn cuộn chảy và những mơ ước cháy bỏng của con người trong cuộc sống. Có lẽ chính vì vậy mà từ lâu mùa xuân đã trở thành một đề tài quen thuộc của các nhà thơ. Viết về mùa xuân, thì mỗi thi nhân đều có được những vần thơ thật hay, thật đặc trưng và nhất là đều mang được tính độc đáo riêng của mình, ở đây, ta chỉ nói về hình ảnh của mùa xuân trong bài thơ quen thuộc “Mùa xuân nho nhỏ’’ của nhà thơ Thanh Hải.
Mở đầu bài thơ, tác giả đã phác họa lên một bức tranh mùa xuân trước mắt chúng ta giữa khung cảnh thiên nhiên và đất trời, vũ trụ:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi! Con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời...
Khung cảnh mùa xuân dần dần được hiện ra với một vẻ đẹp thật bình dị, đơn sơ nhưng cũng không kém phần nên thơ và sâu sắc. Ở đây, mùa xuân của Thanh Hải đến với ta không rực rỡ kiêu sa với cánh đào Hà Nội, với những nụ mai vàng đang phô trương sắc thắm, mà chỉ đơn giản là một bông hoa tím đang mọc lên giữa dòng sông nước xanh như lọc. Cánh hoa nghiêng mình xuống mặt nước tựa như gương ấy để nổi bật lên trên một khung trời được in bóng dưới lòng sông, với màu sắc thật nhẹ, thật hài hòa mà cũng rất dễ thương, Thanh Hải đã tạo nên cho bức tranh mùa xuân của mình một nét gì đó vô cùng độc đáo. Và bức tranh ấy lại càng được đẹp hơn, có “hồn” khi cái màu tím kia được nhà thơ tô đậm lên thành “tím biếc”. Gam màu ấy đã được tô vẽ vào bức tranh thật khéo léo, tài tình, làm cho người đọc chúng ta có thể hình dung ra ngay trước mắt cả một bông hoa tím biếc, thật nhỏ, thật xinh, nhưng dường như cũng có đủ khả năng để nhuộm tím cả bầu trời, cả không gian mùa xuân đang căng tràn sức sống. Cái màu tím ấy lan ra, chơi vơi, và khẽ lay động theo những ngọn gió xuân đang thổi lên từ lòng sông xanh mát rượi. Cảnh vật mùa xuân trong bài thơ có lẽ cũng bình dị, giản đơn, và thâm trầm, tĩnh lặng như vùng đất miền Trung quê hương tác giả. Xứ Huế vốn nổi tiếng mộng mơ với núi Ngự sông Hương, với những điệu hò mái nhì mái đẩy, giờ lại càng thêm xinh đẹp dưới ngòi bút tô vẽ của nhà thơ...
Bức tranh thiên nhiên kia nãy giờ đang tĩnh lặng như chất chứa suy tư, chợt sinh động và “sống” hẳn lên vì một nét đâm ngang của cánh chim chiền chiện:
Ơi! Con chim chiền chiên
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng!
Bức tranh ấy giờ đây chợt đẹp hẳn lên và cũng độc đáo hơn vì có sự pha trộn giữa hai sắc màu: hài hoa (xanh, tím) và lung linh rực rỡ (long lanh). Câu thơ giờ cũng mang một nét gì đó lạ lùng chừng như là vô lí; con chim chiền chiện mà lại hót đến vang cả trời! Thực ra, khoảng trời ấy chính là khoảng không gian của riêng tác giả, trong tim tác giả, vì vậy mà chỉ có một mình tác giả mới cảm nhận được và nghe thấy được mà thôi. Tâm hồn nhà thơ nhỏ bé trước đất trời, chính vì vậy mà tất cả mọi cảnh của tâm hồn ấy cũng trở nên nhỏ xinh và dễ thương đến lạ: con chim nhỏ của mùa xuân nhỏ trong một khoảng không gian nhỏ
“Từng giọt long lanh”... giọt gì? Giọt nắng, giọt sương, giọt hạnh phúc, hay là giọt xuân đang êm đềm rơi xuống từ cánh chim chiền chiện nhỏ đang tung mình bay lượn để ban phát mùa xuân đến cho mọi người? Nhưng chính xác hơn nhất có lẽ là giọt tiếng chim, giọt tiếng chim mà chỉ có một mình tác giả cảm nhận được, và “trông thấy” được! Nhìn được những vật mà mắt thường không thấy có lẽ do Thanh Hải đang nhìn bằng con mắt của một nhà thơ. Tiếng chim thì nghe, nhưng ở đây tác giả lại nhìn. Hiện tượng chuyến đổi cảm giác này lẽ ra chỉ có được ở những người say. Câu thơ đang vô lí giờ lại bỗng nhiên hợp lí. Quả thật Thanh Hải đang say, ông say trước khung cảnh thiên nhiên vào mùa xuân thật xinh tươi, đẹp đẽ, say vì nàng chúa xuân quá diễm lễ, yêu kiều. Và từ đó trân trọng, thật nhẹ nhàng, tác giả đã đưa tay ra hứng để đón lấy những điều may mắn, cái tốt đẹp và cái “lộc” của mùa xuân đã ban tặng cho tâm hồn của mỗi con người, và đặc biệt là cho tác giả.
Càng đọc thơ Thanh Hải, ta càng thêm cảm thấy thú vị và say sưa. Nhất là sau khi đọc “Mùa xuân nho nhỏ”, ta như thấy được cả men rượu của mùa xuân đang lan tỏa vào đất trời, hòa vào trong lòng mùa xuân và trong lòng người đọc. Đây quả thật đúng là mùa một “mùa xuân nho nhỏ” mà Thanh Hải đã dâng tặng cho đời. Nếu chúng ta biết rằng Thanh Hải viết bài thơ này khi ông đang nằm trên giường bệnh, ông viết không phải vào dịp xuân... và chỉ ít tháng thôi ông đã ra đi mãi mãi... dù sao, bông hoa tím biếc chung với đời, dòng sông xanh biếc của hi vọng, của niềm tin với đời vẫn là hình ảnh nhỏ nhẹ nói với ta bao điều...
 
0
1
Quỳnh Anh Đỗ
12/04/2018 19:15:33
Sáu câu thơ đầu như tiếng hát reo vui đón chào một mùa xuân đẹp đã về. Trên dòng sông xanh của quê hương mọc lên "một bông hoa tím biếc”. Động từ “mọc” nằm ở vị trí đầu câu thơ gợi tả sự ngạc nhiên vui thú, một niềm vui hân hoan đón chào tín hiệu mùa xuân:
Mọc giữa dòng sông xanh,
Một bông hoa tím biếc.
"Bông hoa tím biếc" ấy chỉ có thể là hoa lục bình, hoặc hoa súng mà ta thường gặp trên ao hồ, sồng nước làng quê:
Con sông nhỏ tuổi thơ ta tắm
Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng
Hoa lục bình tím cả bờ sông...
(Trở về quê nội - Lê Anh Xuân)
Màu xanh của nước hòa hợp với màu "tím biếc"của hoa đã tạo nên bức tranh xuân chấm phá mà đằm thắm.
Ngẩng nhìn bầu trời, nhà thơ vui sướng lắng tai nghe chim chiền chiện hót Chim chiền chiện còn gọi là chim sơn ca, bạn thân của nhà nông. Từ "ơi" cảm thán biểu lộ niềm vui ngây ngất khi nghe chim hót:
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời.
Hai tiếng "hót chi" là giọng điệu thân thương của người dân Huế được tác giả đưa vào diễn tả cảm xúc thiết tha giữa người với tạo vật. Chim chiền chiện hót gọi xuân về. Tiếng chim ngân vang, rung động đất trời đem đến bao niềm vui. Ngắm dòng sông, nhìn bông hoa đẹp, nghe chim hót, nhà thơ bồi hồi sung sướng:
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
"Đưa tay... hứng" là một cử chỉ bình dị trân trọng, thể hiện sự xúc động sâu xa. "Giọt long lanh" là sự liên tưởng đầy chất thơ. Là giọt sương mai, hay giọt âm thanh tiếng chim chiền chiện? Sự chuyển đổi cảm giác (thính giác - thị giác) đã tạo nên hình khối thẩm mĩ của âm thanh.
Tóm lại, chỉ bằng ba nét vẽ: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót..., Thanh Hải đã vẽ nên một bức tranh xuân đẹp tươi và đáng yêu vô cùng. Đó là vẻ đẹp và sức sống mặn mà của đất nước vào xuân.
Bốn câu thơ tiếp theo nói về mùa xuân sản xuất và chiến đấu của nhân dân ta. Cấu trúc thơ song hành để chỉ rõ hai nhiệm vụ chiến lược ấy:
Mùa xuân người cầm súng,
Lộc giắt đầy quanh lưng.
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ.
"Lộc" là chồi non, cành biếc mơn mởn. Khi mùa xuân về cây cối đâm chỗi nảy lộc. "Lộc"trong vãn cảnh này tượng trưng cho vẻ đẹp mùa xuân và sức sống mãnh liệt của đất nước. Người lính khoác trên lưng vành lá ngụy trang xanh biếc, mang theo sức sống mùa xuân, sức mạnh của dân tộc để bảo vệ Tổ quốc. Người nông dân đem mồ hôi và sức lao động cần cù làm nên màu xanh cho ruộng đồng, "trải dài nương mạ " bát ngát quê hương. Ý thơ vô cùng sâu sắc: máu và mồ hôi của nhân dân đã góp phần tô điểm mùa xuân và để giữ lấy mùa xuân mãi mãi.
Cả dân tộc bước vào mùa xuân với khí thế khẩn trương và náo nhiệt:
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao.
"Hối hả" nghĩa là vội vã, gấp gáp, khẩn trương. "Xôn xao" nghĩa có nhiều âm thanh xen lẫn vào nhau, làm cho náo động; ở trong câu thơ, "xôn xao "cùng với điệp ngữ "tất cả như... " làm cho câu thơ vang lên nhịp điệu vui tươi, mạnh mẽ khác thường. Đó là hành khúc Mùa Xuân của thời đại Hổ Chí Minh.
Đoạn thơ tiếp theo nói lên những suy tư của nhà thơ về đất nước và nhân dân:
Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
Chặng đường lịch sử của đất nước với bốn nghìn năm trường tồn, lúc suy vong, lúc hưng thịnh với bao thử thách "vất vả và gian lao". Thời gian đằng đẵng ấy, nhân dân ta từ thế hệ này qua thế hệ khác đã đem xương máu và mồ hôi, lòng yêu nước và tinh thần quả cảm để xây dựng và bào vệ đất nước. Dân ta tài trí và nhân nghĩa. Bốn nghìn năm lập quốc tỏa sáng nền văn hiến Đại Việt đã khẳng định sức mạnh Việt Nam. Câu thơ "Đất nước như vì sao" là một hình ảnh so sánh đẹp và đầy ý nghĩa. Sao là nguồn sáng lấp lánh, là vẻ đẹp bầu trời, vĩnh hằng trong không gian, và thời gian. So sánh đất nước với vì sao là biểu lộ niềm tự hào đối với đất nước Việt Nam anh hùng, giàu đẹp. Hành trang đi tới tương lai của dân tộc ta không một thế lực nào có thể ngăn cản được: "Cứ đi lên phía trước". Ba tiếng "cứ đi lên" thể hiện chí khí, quyết tâm và niềm tin sắt đá của dân tộc để xây dựng một Việt Nam "dân giàu, nước mạnh"
Sau lời suy tư là điều tâm niệm của Thanh Hải. Trước hết là lời nguyện cầu được hóa thân:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
"Con chim hót" để gọi xuân về, đem đến niềm vui cho con người. "Một cành hoa" để tô điểm cuộc sống, làm đẹp thiên nhiên sông núi. "Một nốt trầm" của bản "hòa ca” êm ái để làm xao xuyến lòng người, cổ vũ nhân dân. "Con chim hót", "một cành hoa ", "một nốt trầm...” là ba hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho cái đẹp, niềm vui, cho tài trí của đất nước và con người Viêt Nam.
Với Thanh Hải, hóa thân là để hiến dâng, để phục vụ cho một mục đích cao cả:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Lời thơ tâm tình thiết tha. Mỗi con người hãy trờ thành "một mùa xuân nho nhỏ" để làm nên mùa xuân bất diệt của đất nước. Ai cũng phải có ích cho đời. "Mùa xuân nho nhỏ" là một ẩn dụ đầy sáng tạo khắc sâu ý tưởng: "Mỗi cuộc đời đã hóa núi sông ta" (Nguyễn Khoa Điềm). "Nho nhỏ" và "lăng lẽ" là cách nói khiêm tốn, chân thành. "Dâng cho đời" là lẽ sống đẹp, cao cả. Bởi lẽ "Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình " (Tố Hữu). Sống hết mình thủy chung cho đất nước, đem cả cuộc đời mình phục vụ đất nước, cả từ lúc "tuổi hai mươi" trai tráng cho đến khi về già "tóc bạc". Thơ hay là ở cảm xúc chân thành. Thanh Hải đã nói lên những lời gan ruột của mình. Ông đã sống như lời thơ ông tâm tình. Khi đất nước bị Mỹ - Diệm và bè lũ tay sai âm mưu chia cắt làm hai miền, ông hoạt động bí mật trong vùng giặc, gây dựng phong trào cách mạng, coi thường cảnh máu chảy đầu rơi. Cảm động hơn nữa là bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được ông viết ra trên giường bệnh, một tháng trước lúc ông qua đời.
Thanh Hải sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ rất tài tình: "Ta làm... ta làm... ta nhập...", "dù là tuổi... dù là khi... "đã làm cho âm điệu thơ, giọng thơ tha thiết, sâu lắng, ý thơ được khắc sâu và nhấn mạnh. Người đọc xúc động biết bao trước một giọng điệu thơ trữ tình, ấm áp tình đời như vậy. Có thể xem đoạn thơ này là những lời trăng trối của ông.
Khổ thơ cuối là tiếng hát yêu thương:
Mùa xuân ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.
Nam ai và Nam bình là hai điệu dân ca Huế rất nổi tiếng mấy trăm năm nay. Phách tiền là một nhạc cụ dân tộc để điểm nhịp cho lời ca, tiếng đàn tranh, đàn tam thập lục. Câu thơ "Mùa xuân ta xin hát" diễn tả niềm khao khát bồi hồi của nhà thơ đối với quê hương yêu dấu buổi xuân về. Quê hương đất nước trải dài ngàn dặm, chứa chan tình yêu thương. Đó là "ngàn dặm mình", "ngàn dặm tình" đối với non nước và xứ Huế quê mẹ thân thương! Câu thơ của người con đất Huế quả là "dịu ngọt".

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư